Kinh hoàng 100 thi thể người tị nạn dạt vào bờ biển Libya
(Kiến Thức) - Gần 100 thi thể người tị nạn được phát hiện trôi dạt vào bờ biển Libya trong 5 ngày qua.
Thiên An (Theo Sputnik)
Mohamed Masrati – người phát ngôn của Hội trăng lưỡi liềm đỏ Libya – cho biết ngày 4/10, 85 thi thể người tị nạn được phát hiện ở gần thủ đô Tripoli. Ngoài ra, 10 thi thể di dân khác trôi dạt vào thành phố ven biển Sabartha, Libya.
Người tị nạn Afghanistan trên hành trình tới đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 9/9. Ảnh Reuters.
Theo Masrati, hầu hết các nạn nhân là những người tị nạn đến từ các quốc gia nghèo đói và chiến tranh ở châu Phi. Họ khởi hành từ Libya và đang trên hành trình tới các quốc gia châu Âu giàu có với hy vọng về một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn.
Châu Âu đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn trầm trọng khi hàng trăm nghìn người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi đổ về “miền đất hứa” này.
Theo Ủy ban châu Âu, chỉ tính riêng năm 2015, hơn 500 nghìn người tị nạn đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Rùng mình cảnh khai quật mộ tập thể người tị nạn Thái Lan
Trong khu mộ tập thể người tị nạn Thái Lan đến từ Myanmar và Bangladesh
mà cảnh sát đang khai quật, các thi thể đã thối rữa và mục nát.
Daily Mail đưa tin nhà chức trách Thái Lan phát hiện mộ tập thể của 50 người trong khu rừng ở huyện Sadao, tỉnh Songkhla, nơi giáp với Malaysia. Đây là nơi những nhóm buôn người thường dừng chân trước khi đưa các nạn nhân qua biên giới.
Giới chức xác nhận rằng, đa số nạn nhân là người tị nạn thuộc dòng Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và Bangladesh.
Bọn buôn người nhốt họ trong các lồng tre bẩn thỉu trong lúc chờ tiền chuộc và đưa họ sang Malaysia.
Nhiều người chết vì đói hoặc bệnh tật. Khi giới chức phát hiện khu mộ, các thi thể đã phân hủy.
Sathit Thamsuwan, nhân viên cứu hộ, cho biết: "Các thi thể trong 32 mộ đã thối rữa và mục nát. Chúng tôi khai quật 4 thi thể và đưa tới đến bệnh viện thuộc tỉnh Songkhla để khám nghiệm".
Tuy nhiên, một người đàn ông Bangladesh sống sót kỳ diệu. Theo tờ Phuketwan, nhóm buôn người chạy và để lại người tị nạn trong lán khi cảnh sát đột kích.
Nơi trú ẩn tạm thời của những nhóm buôn người xuyên biên giới nằm ở khu vực hẻo lánh để cảnh sát không thể phát hiện. Chúng có thể giam khoảng 300 người tại đây.
Hơn 200 cảnh sát và nhân viên cứu hộ đi bộ gần một giờ để tiếp cận khu trại của bon buôn người. Nhà chức trách đã phong tỏa khu vực xung quanh để khai quật mộ và thu thập chứng cứ.
Để tránh bạo lực do xung đột sắc tộc ở bang Rakhine thuộc Myanmar, từ năm 2012, hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo Rohingya vượt biển để tới miền nam Thái Lan. Trong hành trình nguy hiểm ấy, nhiều người trong số họ rơi vào tay bọn buôn người.
Chặng đường gian nan tới “miền đất hứa” của người tị nạn
(Kiến Thức) - Chặng đường tới "miền đất hứa" của người tị nạn đầy gian nan với những nguy hiểm luôn rình rập.
Một người tị nạn Syria cầu nguyện khi tới được đảo Lesbos, Hy Lạp, sau chuyến hành trình qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/9. Trong năm 2015, hơn 230 nghìn người đã đặt chân đến Hy Lạp và số người nhập cư tăng mạnh trong những tuần gần đây.
Cảnh sát cố trấn áp dòng người tị nạn đang nóng lòng chờ lên tàu tại một khu trại tạm bợ gần Gevgelija, Macedonia ngày 7/9. Macedonia đã tổ chức hai chuyến tàu mỗi ngày đưa các di dân tới vùng biên giới phía bắc để họ qua biên giới Serbia tới Hungary.
Hàng trăm di dân và người tị nạn đi bộ dọc đường ray tàu gần làng Roszke, Szeged, Hungary, ngày 6/9/2015 để qua biên giới vào Hungary.
Di dân ngủ vạ vật trên đường tàu gần biên giới Macedonia – Hy Lạp ngày 6/9.
Những người tị nạn Syria ngồi trên một con thuyền nhỏ tiến đến bờ biển thuộc đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 4/9.
Các di dân đã đến được đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 8/9 sau chuyến hành trình lênh đênh trên biển từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Bé gái tị nạn Syria mếu máo sau khi cả gia đình lên đảo Lesbos ngày 7/9.
Người tị nạn bỏ lại áo phao cứu sinh sau khi lên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 8/9.
Các di dân xếp hàng chờ đăng ký tại một cảng biển trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 5/9. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết, họ đã giải cứu hàng trăm di dân và người tị nạn đến từ các quốc gia Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Một di dân trèo qua hàng rào bảo vệ trên đường ở làng Roszke, Hungary ngày 9/9.
Hàng nghìn di dân và người tị nạn ngồi chờ để qua biên giới Hy Lạp – Macedonia gần thị trấn Idomeni ngày 7/9 để tiếp tục hành trình tới “miền đất hứa”.
Người tị nạn sưởi ấm tay trong một khu tập trung dành cho di dân ở làng Roszke trên biên giới Hy Lạp – Serbia ngày 8/9.
Nhóm buôn người đưa những người tị nạn qua những khu rừng và cánh đồng gần biên giới Serbia ngày 8/9 để trốn cảnh sát Hungary.
Cảnh chen chúc ở ngôi làng Idomeni, miền bắc Hy Lạp ngày 7/9.
Phóng viên quay phim Petra Laszlo ngáng chân một người cha đang bế con trai, khiến họ ngã chúi đầu xuống đất. Hàng trăm người tị nạn đã phá vỡ hàng rào cảnh sát để chạy trốn khỏi trại tập trung ở làng Roszke, Hungary ngày 8/9.
Những người tị nạn Syria cố chui qua hàng rào ở biên giới Hungary – Serbia để vào Hungary ngày 26/8.
Một gia đình di dân ngã xuống đường ray tàu ở thị trấn Bicske, Hungary ngày 3/9.
Hình ảnh trong cuộc khủng hoảng tị nạn khiến người xem nhói lòng.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.