Kinh hạm Horizon: Con át chủ bài của Pháp trên đại dương?

Kinh hạm Horizon: Con át chủ bài của Pháp trên đại dương?

(Kiến Thức) - Được ra đời dưới sự hơp tác của Pháp và Italia, khinh hạm lớp Horizon được xem là một trong những lớp tàu chiến "át chủ bài"của Hải quân Pháp trên đại dương dù số lượng còn khá ít.

Chương trình nghiên cứu  khinh hạm lớp Horizon (tiếng Việt: Chân Trời) bắt đầu được ba nước là Pháp, Italia và Anh hợp tác cùng phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Wiki.
Chương trình nghiên cứu khinh hạm lớp Horizon (tiếng Việt: Chân Trời) bắt đầu được ba nước là Pháp, Italia và Anh hợp tác cùng phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, do nhiều bất đồng trong việc phát triển loại khinh hạm này và đường lối, học thuyết quân sự của mỗi quốc gia là khác nhau nên Anh chính thức rút khỏi dự án vào năm 1999 để đầu tư tiền và nhân lực vào dự án Khu trục hạm Type 45 của nước này. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, do nhiều bất đồng trong việc phát triển loại khinh hạm này và đường lối, học thuyết quân sự của mỗi quốc gia là khác nhau nên Anh chính thức rút khỏi dự án vào năm 1999 để đầu tư tiền và nhân lực vào dự án Khu trục hạm Type 45 của nước này. Nguồn ảnh: Wiki.
Chỉ còn lại Pháp và Italia quyết tâm hoàn thành loại khinh hạm này và tới năm 2005, chiếc khinh hạm lớp Horizon đầu tiên bắt đầu được hạ thủy và một năm sau đó được biên chế cho Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Thaimil.
Chỉ còn lại Pháp và Italia quyết tâm hoàn thành loại khinh hạm này và tới năm 2005, chiếc khinh hạm lớp Horizon đầu tiên bắt đầu được hạ thủy và một năm sau đó được biên chế cho Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Thaimil.
Tổng cộng toàn bộ dự án nghiên cứu đã tốn của Pháp 1,08 tỷ Euro tương đương với khoảng 1,25 tỷ USD; ngốn của Italia 1,5 tỷ Euro tương đương với 1,87 tỷ USD. Ban đầu, hai nước dự kiến sẽ xây dựng 8 khinh hạm loại này, tuy nhiên sau đó đã hủy bỏ 4 chiếc, chỉ hoàn thiện 4 chiếc, chia đều cho cả hai nước. Nguồn ảnh: Amio.
Tổng cộng toàn bộ dự án nghiên cứu đã tốn của Pháp 1,08 tỷ Euro tương đương với khoảng 1,25 tỷ USD; ngốn của Italia 1,5 tỷ Euro tương đương với 1,87 tỷ USD. Ban đầu, hai nước dự kiến sẽ xây dựng 8 khinh hạm loại này, tuy nhiên sau đó đã hủy bỏ 4 chiếc, chỉ hoàn thiện 4 chiếc, chia đều cho cả hai nước. Nguồn ảnh: Amio.
Nhiều tài liệu xếp Horizon vào loại khu trục hạm hộ vệ tên lửa, nhiều tài liệu khác lại xếp Horizon vào loại khinh hạm làm nhiệm vụ phòng không. Horizon có độ giãn nước tối đa 7000 tấn với chiều dài 152 mét, rộng 20 mét và có mớm nuóc tối đa 11,8 mét. Nguồn ảnh: World.
Nhiều tài liệu xếp Horizon vào loại khu trục hạm hộ vệ tên lửa, nhiều tài liệu khác lại xếp Horizon vào loại khinh hạm làm nhiệm vụ phòng không. Horizon có độ giãn nước tối đa 7000 tấn với chiều dài 152 mét, rộng 20 mét và có mớm nuóc tối đa 11,8 mét. Nguồn ảnh: World.
Tốc độ tối đa của khinh hạm này vào khoảng 29 hải lý trên giờ, tương đương với 54 km/h và có tầm hoạt động tối đa 11.000 km. Biên chế thủy thủ đoàn của loại khinh hạm này vào khoảng 255 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy; tuy nhiên con số này có đôi chút khác biệt với phía Pháp do hai nước có cách thức tổ chức khác nhau. Nguồn ảnh: Navyrec.
Tốc độ tối đa của khinh hạm này vào khoảng 29 hải lý trên giờ, tương đương với 54 km/h và có tầm hoạt động tối đa 11.000 km. Biên chế thủy thủ đoàn của loại khinh hạm này vào khoảng 255 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy; tuy nhiên con số này có đôi chút khác biệt với phía Pháp do hai nước có cách thức tổ chức khác nhau. Nguồn ảnh: Navyrec.
Vũ khí là thứ đáng nể nhất trên những khinh hạm này với hàng loạt các loại vũ khí, phù hợp với mọi nhiệm vụ trên biển. Cụ thể, khinh hạm Horizon có hệ thống phòng không PAAMS, 48 ống phóng tên lửa thẳng đứng, 8 tên lửa chống hạm, 2 pháo 76mm (Pháp) hoặc 3 pháo 76mm (Italia), 2 pháo 25/80mm hoặc 2 pháo 20mm F2. Nguồn ảnh: Deagel.
Vũ khí là thứ đáng nể nhất trên những khinh hạm này với hàng loạt các loại vũ khí, phù hợp với mọi nhiệm vụ trên biển. Cụ thể, khinh hạm Horizon có hệ thống phòng không PAAMS, 48 ống phóng tên lửa thẳng đứng, 8 tên lửa chống hạm, 2 pháo 76mm (Pháp) hoặc 3 pháo 76mm (Italia), 2 pháo 25/80mm hoặc 2 pháo 20mm F2. Nguồn ảnh: Deagel.
Cả phiên bản của Pháp và Italia đều sử dụng cùng một hệ thống chống ngầm bao gồm các ngư lôi MU90 với cơ số dự phòng tối đa 24 quả. Ngoài ra, tàu còn có khả năng mang theo một trực thăng đa nhiệm cỡ lớn kèm theo nhà để trực thăng ngay trên tàu. Nguồn ảnh: Military.
Cả phiên bản của Pháp và Italia đều sử dụng cùng một hệ thống chống ngầm bao gồm các ngư lôi MU90 với cơ số dự phòng tối đa 24 quả. Ngoài ra, tàu còn có khả năng mang theo một trực thăng đa nhiệm cỡ lớn kèm theo nhà để trực thăng ngay trên tàu. Nguồn ảnh: Military.
Hiện tại, Hải quân Pháp đang có hai chiếc Horizon mang tên Forbin và Chevalier Paul với số hiệu lần lượt là D620 và D621. Phía Italia đang sở hữu hai chiếc mang tên Andrea Doria và Caio Duilio với số hiệu lần lượt là D553 và D554. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Hiện tại, Hải quân Pháp đang có hai chiếc Horizon mang tên Forbin và Chevalier Paul với số hiệu lần lượt là D620 và D621. Phía Italia đang sở hữu hai chiếc mang tên Andrea Doria và Caio Duilio với số hiệu lần lượt là D553 và D554. Nguồn ảnh: Fiveprime.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khinh hạm Horizon của Pháp rẽ sóng mang tên lửa tới mục tiêu và tấn công.

GALLERY MỚI NHẤT