Kinh hãi với dàn tên lửa phòng không hạt nhân trong lịch sử

Kinh hãi với dàn tên lửa phòng không hạt nhân trong lịch sử

(Kiến Thức) - Trong cuộc đua vũ khí hạt nhân của Liên Xô và Mỹ, các cường quốc đã cố triển khai sức mạnh hạt nhân bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có cả tên lửa phòng không.

Với tên lửa tầm cực xa có gắn  đầu đạn hạt nhân, chúng ta có sự góp mặt của SAM CIM-10 Bomarc (Bomark) của Mỹ. Loại tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân này của Mỹ đã được đưa vào trang bị từ những năm 1960.
Với tên lửa tầm cực xa có gắn đầu đạn hạt nhân, chúng ta có sự góp mặt của SAM CIM-10 Bomarc (Bomark) của Mỹ. Loại tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân này của Mỹ đã được đưa vào trang bị từ những năm 1960.
Với việc được trang siêu động cơ ramjet, tên lửa phòng không gắn đầu đạn hạt nhân này có thể đạt tốc độ gấp tới 4 lần tốc độ âm thanh và tầm bắn lên đến 700km.
Với việc được trang siêu động cơ ramjet, tên lửa phòng không gắn đầu đạn hạt nhân này có thể đạt tốc độ gấp tới 4 lần tốc độ âm thanh và tầm bắn lên đến 700km.
CIM-10 Bomarc ban đầu, chúng được thiết kế để triển khai trên máy bay chiến đấu đánh chặn, máy bay không người lái. Nhưng do có độ phức tạp quá cao, tên lửa này đã được chuyển đổi thành một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
CIM-10 Bomarc ban đầu, chúng được thiết kế để triển khai trên máy bay chiến đấu đánh chặn, máy bay không người lái. Nhưng do có độ phức tạp quá cao, tên lửa này đã được chuyển đổi thành một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa phòng không này được trang bị bởi Mỹ và Canada. Hầu hết các tên lửa từng được triển khai đều mang theo đầu đạn hạt nhân W40 công suất lớn, khi phát nổ sẽ đảm bảo tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 800m.
Tên lửa phòng không này được trang bị bởi Mỹ và Canada. Hầu hết các tên lửa từng được triển khai đều mang theo đầu đạn hạt nhân W40 công suất lớn, khi phát nổ sẽ đảm bảo tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 800m.
Tiếp đến, còn có hệ thống MIM-14 Nike-Hercules của Mỹ - Hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên trên thế giới. Có cho mình khả năng “hủy diệt” các mục tiêu ở độ cao 40km và khoảng cách 140km.
Tiếp đến, còn có hệ thống MIM-14 Nike-Hercules của Mỹ - Hệ thống phòng không tầm xa đầu tiên trên thế giới. Có cho mình khả năng “hủy diệt” các mục tiêu ở độ cao 40km và khoảng cách 140km.
Loại tên lửa này được Mỹ trang bị từ những năm 1958 đến 1974. Hầu như tất cả tổ hợp phòng thủ tên lửa này của Mỹ đều mang đầu đạn hạt nhân W31, loại đầu đạn cũng được sử dụng tại các quốc gia khác như: Đức, Italy, Hy Lạp, v.v.
Loại tên lửa này được Mỹ trang bị từ những năm 1958 đến 1974. Hầu như tất cả tổ hợp phòng thủ tên lửa này của Mỹ đều mang đầu đạn hạt nhân W31, loại đầu đạn cũng được sử dụng tại các quốc gia khác như: Đức, Italy, Hy Lạp, v.v.
Đăc biệt vào năm 1960, sau khi hệ thống này được nâng cấp, hệ thống phòng không tên lửa này đã lần đầu tiên bắn hạ một tên lửa đạn đạo chiến thuật là MGM-5 Corporal.
Đăc biệt vào năm 1960, sau khi hệ thống này được nâng cấp, hệ thống phòng không tên lửa này đã lần đầu tiên bắn hạ một tên lửa đạn đạo chiến thuật là MGM-5 Corporal.
Ngoài ra, Moscow còn có hệ thống phòng không nổi tiếng S-200 Angara. Từ năm 1974 tổ hợp này cải tiến thành S-200M Vega-M và đưa vào trực chiến.
Ngoài ra, Moscow còn có hệ thống phòng không nổi tiếng S-200 Angara. Từ năm 1974 tổ hợp này cải tiến thành S-200M Vega-M và đưa vào trực chiến.
Tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống này có khả năng đánh chặn ở khoảng cách tới 240km, với độ cao của mục tiêu bay vào khoảng 40km.
Tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống này có khả năng đánh chặn ở khoảng cách tới 240km, với độ cao của mục tiêu bay vào khoảng 40km.
Một số tên lửa hoạt động chính trên hệ thống tên lửa phòng không này bao gồm 5V28N và 5V28MN đều được trang bị đầu đạn hạt nhân TA-18.
Một số tên lửa hoạt động chính trên hệ thống tên lửa phòng không này bao gồm 5V28N và 5V28MN đều được trang bị đầu đạn hạt nhân TA-18.
Đầu đạn TA-18 này có 2 loại biến thể hoạt động là đầu đạn nguyên tử mới, tấn công mục tiêu bằng sóng xung kích. Và một đầu đạn nhiệt hạch tạo ra một bức xạ neutron mạnh nhất (một yếu tố gây hại cho tầng khí quyển).
Đầu đạn TA-18 này có 2 loại biến thể hoạt động là đầu đạn nguyên tử mới, tấn công mục tiêu bằng sóng xung kích. Và một đầu đạn nhiệt hạch tạo ra một bức xạ neutron mạnh nhất (một yếu tố gây hại cho tầng khí quyển).
Và về các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, từ thời Liên Xô cũ đã xuất hiện S-25 Berkut, đây cũng là hệ thống phòng không đầu tiên của Liên Xô.
Và về các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, từ thời Liên Xô cũ đã xuất hiện S-25 Berkut, đây cũng là hệ thống phòng không đầu tiên của Liên Xô.
Phạm vi tiêu diệt của nó hoạt động tốt trong tầm 35km và độ cao mục tiêu trong khoảng 3-5km. Nhưng hệ thống này có điểm trừ, bởi sự tốn kém và quá khó vận hành của nó.
Phạm vi tiêu diệt của nó hoạt động tốt trong tầm 35km và độ cao mục tiêu trong khoảng 3-5km. Nhưng hệ thống này có điểm trừ, bởi sự tốn kém và quá khó vận hành của nó.
Chính vì những yếu điểm, hệ thống này chỉ được sử dụng để bao phủ một vùng lãnh thổ trọng điểm của Liên Xô – Thủ đô Moscow. Hệ thống đã được cố định từ năm 1953 – 1958 và bao phủ Moscow bằng 2 vòng bán kính khoảng 47 – 87km. Chúng thực chiến chính thức trong thời gian từ năm 1955 – 1982.
Chính vì những yếu điểm, hệ thống này chỉ được sử dụng để bao phủ một vùng lãnh thổ trọng điểm của Liên Xô – Thủ đô Moscow. Hệ thống đã được cố định từ năm 1953 – 1958 và bao phủ Moscow bằng 2 vòng bán kính khoảng 47 – 87km. Chúng thực chiến chính thức trong thời gian từ năm 1955 – 1982.
Với hệ thống phòng không tên lửa tầm trung, không thể không kể đến hệ thống RIM-2 Terrier của Mỹ. RIM-2 được trang bị từ những năm 1956 đến 1989.
Với hệ thống phòng không tên lửa tầm trung, không thể không kể đến hệ thống RIM-2 Terrier của Mỹ. RIM-2 được trang bị từ những năm 1956 đến 1989.
Hệ thống được trang bị tên lửa SAM-N-7 BT-3 (hay còn gọi là RIM-2D) với đầu đạn hạt nhân W45. Được thiết kế để đối phó với các nhóm bay ném bom, máy bay thả ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm. Tầm bắn của nó đạt 36,5km với độ cao mục tiêu vượt trội là 24km.
Hệ thống được trang bị tên lửa SAM-N-7 BT-3 (hay còn gọi là RIM-2D) với đầu đạn hạt nhân W45. Được thiết kế để đối phó với các nhóm bay ném bom, máy bay thả ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm. Tầm bắn của nó đạt 36,5km với độ cao mục tiêu vượt trội là 24km.
Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hệ thống phòng không tên lửa “huyền thoại” của Nga là S-75. Đây cũng là hệ thống đã trở thành hệ thống phòng không tên lửa hàng loạt đầu tiên của Nga và có một số các biến thể khác nhau.
Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hệ thống phòng không tên lửa “huyền thoại” của Nga là S-75. Đây cũng là hệ thống đã trở thành hệ thống phòng không tên lửa hàng loạt đầu tiên của Nga và có một số các biến thể khác nhau.
Nó có thể tấn công, diệt gọn các mục tiêu trong phạm vi từ 47 – 55km và độ cao lên tới 30-35km. Hệ thống S-75 đầu tiên được đưa vào trang bị là vào năm 1957.
Nó có thể tấn công, diệt gọn các mục tiêu trong phạm vi từ 47 – 55km và độ cao lên tới 30-35km. Hệ thống S-75 đầu tiên được đưa vào trang bị là vào năm 1957.
Hệ thống này cũng được trang bị trên một số quốc gia, tham gia khá nhiều các mặt trận chiến tranh khác nhau. Từ đó, nó cũng chứng minh được rằng nó là hệ thống phòng không tên lửa tầm trung rất thành công.
Hệ thống này cũng được trang bị trên một số quốc gia, tham gia khá nhiều các mặt trận chiến tranh khác nhau. Từ đó, nó cũng chứng minh được rằng nó là hệ thống phòng không tên lửa tầm trung rất thành công.
Để đánh bại các mục tiêu nhóm, hệ thống phòng không này được trang bị cho mình tên lửa 5V29 mang đầu đạn hạt nhân RA-52.
Để đánh bại các mục tiêu nhóm, hệ thống phòng không này được trang bị cho mình tên lửa 5V29 mang đầu đạn hạt nhân RA-52.
Sau S-75 đã lạc hậu, chúng ta có sự thay thế bởi hệ thống phòng không S-300PT Biryusa cùng tầm bắn, độ cao mục tiêu được cải thiện lớn.
Sau S-75 đã lạc hậu, chúng ta có sự thay thế bởi hệ thống phòng không S-300PT Biryusa cùng tầm bắn, độ cao mục tiêu được cải thiện lớn.
Theo các nguồn tin đã biết, đối với hệ thống phòng không S-300PT và S-300PS Volkhov M-6, các hệ thống đã được trang bị tên lửa 5V55S gắn đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chúng ta không có thông tin nào về việc được đưa vào trang bị.
Theo các nguồn tin đã biết, đối với hệ thống phòng không S-300PT và S-300PS Volkhov M-6, các hệ thống đã được trang bị tên lửa 5V55S gắn đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, chúng ta không có thông tin nào về việc được đưa vào trang bị.
Cuối cùng, một bước phát triển tiếp theo của Nga, chúng ta có hệ thống phòng không S-400 tiên tiến. Nó sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau hướng tới các mục tiêu và thực thi nhiệm vụ khác nhau.
Cuối cùng, một bước phát triển tiếp theo của Nga, chúng ta có hệ thống phòng không S-400 tiên tiến. Nó sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau hướng tới các mục tiêu và thực thi nhiệm vụ khác nhau.
Hệ thống này được thông qua vào năm 2007, theo thông tin hiện có từ các nguồn tin, một đầu đạt hạt nhân là 48N6 đã được phát triển cho tên lửa trên hệ thống này. Nhưng chúng ta cũng không có thông tin mở nào về vấn đề sản xuất của nó.
Hệ thống này được thông qua vào năm 2007, theo thông tin hiện có từ các nguồn tin, một đầu đạt hạt nhân là 48N6 đã được phát triển cho tên lửa trên hệ thống này. Nhưng chúng ta cũng không có thông tin mở nào về vấn đề sản xuất của nó.
Và hiện nay, đi liền với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ quân sự, chúng ta có sự gia tăng đáng kể về độ chính xác. Với sự xuất hiện và triển khai rộng rãi các tên lửa hành trình mặt đất, trên biển và trên không với độ chính xác cao.
Và hiện nay, đi liền với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ quân sự, chúng ta có sự gia tăng đáng kể về độ chính xác. Với sự xuất hiện và triển khai rộng rãi các tên lửa hành trình mặt đất, trên biển và trên không với độ chính xác cao.
Có thể thấy các cuộc không kích hiện đại khiến việc sử dụng ồ ạt hàng không chiến lược đã không còn cần thiết. Máy bay ném bom xuất kích đã là dĩ vãng, cùng với đó thì việc sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sẽ không còn nữa.
Có thể thấy các cuộc không kích hiện đại khiến việc sử dụng ồ ạt hàng không chiến lược đã không còn cần thiết. Máy bay ném bom xuất kích đã là dĩ vãng, cùng với đó thì việc sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân sẽ không còn nữa.
Trong những thập kỷ tới, bản chất của chiến tranh trên không sẽ tiếp tục còn nhiều chuyển biến, đổi mới theo hướng sử dụng vũ khi tấn công vũ trụ có độ chính xác, tốc độ cao.
Trong những thập kỷ tới, bản chất của chiến tranh trên không sẽ tiếp tục còn nhiều chuyển biến, đổi mới theo hướng sử dụng vũ khi tấn công vũ trụ có độ chính xác, tốc độ cao.
Hiện nay, Nga đang triển khai dự án hệ thống phòng không S-500. Hệ thống này sẽ được kết hợp các chức năng phòng không hiện đại, hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không vũ trụ tối tân.
Hiện nay, Nga đang triển khai dự án hệ thống phòng không S-500. Hệ thống này sẽ được kết hợp các chức năng phòng không hiện đại, hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không vũ trụ tối tân.
Đương nhiên, với mỗi nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau sẽ sử dụng các loại vũ khí phù hợp. Nhưng chỉ với những mục tiêu cần sử dụng đến tên lửa tầm cao siêu thanh trên hệ thống này mới cần mang đầu đạn hạt nhân.
Đương nhiên, với mỗi nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau sẽ sử dụng các loại vũ khí phù hợp. Nhưng chỉ với những mục tiêu cần sử dụng đến tên lửa tầm cao siêu thanh trên hệ thống này mới cần mang đầu đạn hạt nhân.
Do đó, có thể nói rằng, không có lý do để tin rằng tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân có thể hữu ích dù là đối với quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do đó, có thể nói rằng, không có lý do để tin rằng tên lửa phòng không mang đầu đạn hạt nhân có thể hữu ích dù là đối với quốc gia nào trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh thực tế cho thấy uy lực, sự tàn phá kinh hoàng của vũ khí hạt nhân. Nguồn: Bruno Olive.

GALLERY MỚI NHẤT