Kinh doanh “bết bát”, Cty Nước mặt Sông Đuống nợ “khủng”

Âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế hơn 1.100 tỷ đồng, nợ vay tới 4.000 tỷ đồng là những khó khăn Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống đang phải đối diện…

Kinh doanh “bết bát”, Cty Nước mặt Sông Đuống nợ “khủng”

Lỗ luỹ kế hơn 1.100 tỉ đồng

Theo nguồn tin từ báo Lao Động, kết thúc năm 2022, Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống (Nước mặt Sông Đuống) đưa về khoảng 400 tỷ đồng doanh thu (báo cáo riêng lẻ), tăng 125% so với năm 2021. Lợi nhuận gộp công ty ghi nhận lãi 104 tỷ đồng, tăng hơn 180 tỷ đồng sau 1 năm. 

Mặc dù doanh thu tăng nhưng Nước mặt Sông Đuống vẫn lỗ sau thuế hơn 257 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là do chi phí tài chính trong kì lên tới hơn 318 tỷ đồng, tăng 6% và chi phí quản lí doanh nghiệp thậm chí tăng tới 100%, lên 38 tỷ đồng...  Trước đó, năm 2021, doanh nghiệp này cũng lỗ hơn 402 tỷ đồng.

Lỗ ròng 2 năm liên tiếp nâng mức lỗ luỹ kế của Nước mặt Sông Đuống tính đến cuối năm 2022 lên xấp xỉ 1.109 tỷ đồng. Điều này dẫn đến vốn chủ sở hữu âm 109 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu chỉ xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh nước sạch của Nước mặt Sông Đuống đưa về biên lợi nhuận gộp khá cao, lên đến 26%. Thế nhưng các loại chi phí neo cao đã ăn mòn đến âm lợi nhuận của công ty trong kỳ.

Khả năng trả nợ yếu

Tại thời điểm ngày 31.12.2022, tổng tài sản của Nước mặt Sông Đuống đạt 4.051 tỷ đồng, giảm 5% sau 12 tháng.

Trong đó, tài sản ngắn hạn có 160 tỷ đồng, với tiền mặt còn 42 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng không kì hạn gần 7 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng còn 14 tỷ đồng, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2,5 tỷ đồng. Nước mặt Sông Đuống còn gần 66 tỷ đồng các khoản phải thu với các bên liên quan. Tài sản dài hạn có 3.890 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là tài sản cố định.

Ở bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Nước mặt Sông Đuống còn 4.160 tỷ đồng, cao hơn tổng tài sản doanh nghiệp đang có. Trong đó, chiếm hơn 99% là nợ vay tài chính với gần 4.000 tỷ đồng.

Nợ vay tài chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng nên trong năm 2022, Nước mặt Sông Đuống phải chi đến 312 tỷ đồng để trả chi phí lãi vay, chiếm đến 78% doanh thu công ty thu về trong năm (400 tỷ đồng). Điều này tương ứng với việc, có 100 đồng doanh thu, Nước mặt Sông Đuống phải dành đến 78 đồng để trả chi phí lãi vay.

Chưa kể, tính đến cuối năm 2022, nợ ngắn hạn của đơn vị này là 486 tỷ đồng, vượt xa tài sản ngắn hạn 160 tỷ đồng, đồng nghĩa với hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) tại Nước mặt Sông Đuống là 0,32.

Theo lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng gần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

Kinh doanh “bet bat”, Cty Nuoc mat Song Duong no “khung”
 Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống đang rơi vào tình trạng khó khăn

Khó khăn trong hoạt động

Theo báo cáo của Nước mặt Sông Đuống, Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống có công suất giai đoạn 1 là 300 nghìn m3/ngày đêm, công suất thiết kế theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2050 là 900 nghìn m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch ổn định cho khoảng 3 triệu người dân Thủ đô và vùng lân cận.

Hiện nay, Nước mặt Sông Đuống đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, vận hành như giá thanh toán tạm tính ở mức 5.069,76 đồng/m3. Mức giá này thấp hơn rất nhiều so với chi phí giá thành sản xuất của doanh nghiệp, dẫn đến công ty chịu áp lực rất lớn về tài chính do liên tục phải đối diện với tình trạng thiếu hụt dòng tiền, không có đủ dòng tiền thanh toán chi phí hoạt động và trả nợ gốc, lãi vay đến hạn cho ngân hàng.

Theo Nước mặt Sông Đuống, doanh nghiệp đang áp dụng giá bán buôn nước sạch theo Quyết định số 3342/QĐ-UBND với lộ trình năm 2023 giá 8.326 đồng/m3, năm 2024 áp dụng giá 9.100 đồng/m3. Tuy nhiên, đến nay một số đơn vị lưu thông như Công ty cổ phần VIWACO, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông vẫn chưa thực hiện ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá để thành toán cho công ty đầy đủ theo giá bán đã được quy định.

Do đó, Nước mặt Sông Đuống kiến nghị UBND TP, Sở Tài chính có văn bản chỉ đạo Công ty cổ phần VIWACO, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông thực hiện thanh toán giá nước theo đúng Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 và Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 7/7/2023 của UBND TP. Hà Nội.

Đồng thời, đơn vị cũng kiến nghị UBND TP có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống thực hiện thanh toán phần chênh lệch giữa mức tạm thanh toán (mức 5.069,76 đồng/m3) và giá chính thức được duyệt tại Quyết định 3342/QĐ-UBND đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ cho đơn vị.

Bộ Tài chính lên tiếng về giá nước sông Đuống "cõng" lãi vay

Về việc định giá nước, văn bản của Bộ Tài chính cho biết, do dự án chưa quyết toán, không có đủ cơ sở để xác định mức chi phí cụ thể. Vì vậy, nguyên tắc xác định mức giá là tạm tính. Nhưng riêng đối với chi phí lãi vay, Bộ Tài chính yêu cầu cần loại trừ các khoản vốn hóa, tránh tính trùng chi phí.

Bộ Tài chính lên tiếng về giá nước sông Đuống "cõng" lãi vay
Bo Tai chinh len tieng ve gia nuoc song Duong
 
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ vừa có công văn trả lời UBND thành phố Hà Nội về giá nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống ở mức tạm tính 10.246 đồng/m3.

Shark Liên rời ghế CEO Nước mặt Sông Đuống, người Thái áp đảo ban lãnh đạo công ty

(Kiến Thức) - Theo thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đến ngày 19/11, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) không còn là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống. 

Shark Liên rời ghế CEO Nước mặt Sông Đuống, người Thái áp đảo ban lãnh đạo công ty
Shark Lien roi ghe CEO Nuoc mat Song Duong, nguoi Thai ap dao ban lanh dao cong ty
 Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống.

Thay thế vị trí của Shark Liên là ông Tạ Đức Hoàng, sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, Tập thể Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chân dung Tổng Giám đốc Nhà máy nước mặt sông Đuống thay thế Shark Liên

(Kiến Thức) - Tổng giám đốc Công ty CP Nước mặt sông Đuống là doanh nhân 8X Tạ Đức Hoàng - người đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này. 

Chân dung Tổng Giám đốc Nhà máy nước mặt sông Đuống thay thế Shark Liên
Theo thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty CP Nước mặt sông Đuống vừa thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, bà Đỗ Thị Kim Liên (hay Shark Liên) không còn đảm nhận chức Tổng giám đốc/Người đại diện pháp luật của công ty này nữa.
Thay thế vị trí của bà Liên là ông Tạ Đức Hoàng. Ông Hoàng sinh năm 1980, có hộ khẩu thường trú tại 5B7, Tập thể Quân đội, Học viện Quốc phòng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.