Kinh dị loài xương rồng biết đi, có thể bò qua sa mạc

(Kiến Thức) - Loài xương rồng kỳ lạ này không những "biết đi" mà còn có khả năng sao chép vô hạn, giúp chúng bò ngang cả qua sa mạc, sống tới cả trăm năm. Chúng có ngoại hình như những con sâu bướm.

Kinh dị loài xương rồng biết đi, có thể bò qua sa mạc
Xương rồng rất dễ sống, cần ít sự chăm sóc là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, có một loại xương rồng kỳ lạ không những không cần chăm sóc, còn "biết đi" và sở hữu khả năng "sao chép vô hạn".
Loài xương rồng này có tên là xương rồng sâu bướm, tên khoa học là Stenocereus eruca, còn có tên khác là loài xương rồng ma quỷ.
Sở dĩ bị gọi như thế là bởi loài xương rồng này có ngoại hình như những con sâu bướm, lại thể sinh sôi nảy nở vô tính theo thời gian. Nếu điều kiện thuận lợi, loài xương rồng sâu bướm này còn có thể di chuyển ngang qua sa mạc.
Kinh di loai xuong rong biet di, co the bo qua sa mac
 
Đây là loài xương rồng đặc hữu của bờ biển Thái Bình Dương, thường thấy nhiều ở phía Tây Bắc Baja California Sur và chỉ được tìm thấy trên đất cát, nơi nó hình thành các thuộc địa lớn.
Khác với những cây xương rồng khác mọc theo phương thẳng đứng, hướng lên trời, những cây xường rồng sâu bướm mọc nằm sát đất, giống hệt như những con sâu bướm khổng lồ đang bò.
Kinh di loai xuong rong biet di, co the bo qua sa mac-Hinh-2
 
Loài xương rồng này cũng có cách phát triển vô cùng đặc biệt. Chúng phát triển một đầu trong khi đầu còn lại từ từ chết đi. Phần cơ thể chết đi sẽ được sử dụng như một loại phân bón, giúp cây phát triển hướng về phía trước.
Mặc dù thiếu hụt những tác nhân giúp thụ phấn thế nhưng loài xương rồng kỳ lạ này vẫn có thể sinh sản vô tính mạnh mẽ. Cũng nhờ khả năng đặc biệt này, xương rồng sâu bướm có thể từ từ bò qua sa mạc. Chúng cũng được biết đến là loài xương rồng duy nhất trên thế giới có khả năng "tự di chuyển".

Mời quý vị xem video: Loài xương rồng biết đi

Nếu ở trong môi trường thiên nhiên lý tưởng, không bị triệt phá, những cây xương rồng sâu bướm có thể sống tới cả trăm năm. Tuy nhiên, hiện tại, do tập tính sinh trưởng kỳ lạ lại bị thu hẹp môi trường sống, loài xương rồng "biết đi" này đã bị đẩy vào danh sách những loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Sự thật thú vị về cây trôm đa tác dụng có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây trôm là loài cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao, thường phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum...

Sự thật thú vị về cây trôm đa tác dụng có ở Việt Nam
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam
Trên thế giới, cây trôm phân bố ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines... (Nguồn Blogcaycanh) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-2
 Ở Việt Nam, cây trôm phân bố ở các tỉnh như Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kontum,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-3
 Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, cây trôm được trồng làm cảnh hoặc trồng trong các công viên để lấy bóng mát. (Nguồn Binhphuoc)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-4
 Cây trôm thuộc cây lâm nghiệp, cao từ 25m - 30m, lá kép chân vịt, hoa màu đỏ có mùi hôi, quả có lông màu đỏ tím. (Nguồn Tangcangiamcan)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-5
 Cây trôm rất phù hợp trên vùng đất đồi, núi đất khô hạn. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 25 loài cây trôm khác nhau như: trôm quạt, trôm thon,...(Nguồn Blogspot)
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-6
Mủ trôm hay nhựa trôm tiết ra từ cây trôm có chứa nhiều khoáng chất như canxi và ma-giê, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ. (Nguồn Cinet) 
Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-7

Vì vậy, mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát có tác dụng giải độc và tránh táo bón. (Nguồn Kyluc)

Su that thu vi ve cay trom da tac dung co o Viet Nam-Hinh-8
 Bên cạnh đó, mủ trôm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu, điều tiết lượng đường trong máu ở người béo phì và tiểu đường. (Nguồn Nuoitrong123)

Cận cảnh cây thủy tùng gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước (cây thủy tùng), huyện Ea Hleo (Đắk Lắk) hiện đang có tổng 161 cây, trong đó có nhiều cây gần 1.000 năm tuổi.

Cận cảnh cây thủy tùng gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Cận cảnh cây thủy tùng quý hiếm bậc nhất thế giới gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

Sự thật về cây độc cần nước gây "chết người trong gang tấc"

(Kiến Thức) - Cây độc cần nước thực ra là loại cây dại có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại cây giết chết nhiều người nhất ở đây.
 

Sự thật về cây độc cần nước gây "chết người trong gang tấc"
Cây độc cần nước còn có tên gọi khác là cây râu quỷ, cây hải ly độc. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Ảnh Khoahoc.
Cây độc cần nước còn có tên gọi khác là cây râu quỷ, cây hải ly độc. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và cũng là loại thực vật độc hại nhất ở đây. Ảnh Khoahoc. 
Loài cây độc này thường mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m. Ảnh Ongbachau.
 Loài cây độc này thường mọc nhiều ở các đầm lầy, bờ sông hay vùng cỏ ẩm ướt và có thể phát triển chiều cao tới 1,8m. Ảnh Ongbachau.
Cây có độc gây chết người này có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm. Ảnh Khoahocphattrien.
 Cây có độc gây chết người này có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm. Ảnh Khoahocphattrien.
Toàn thân cây độc cần nước đều chứa chất độc cicutoxin, nhưng chất độc tập trung nhiều nhất ở bộ phận rễ. Ảnh Quantrimang.
 Toàn thân cây độc cần nước đều chứa chất độc cicutoxin, nhưng chất độc tập trung nhiều nhất ở bộ phận rễ. Ảnh Quantrimang.
Chất cicutoxin có thể gây co giật mạnh, chuột rút, đau đớn, buồn nôn, run cơ. Những người sống sót sau khi bị nhiễm độc từ cây độc cần nước thường bị mất trí nhớ. Ảnh Utexas.
 Chất cicutoxin có thể gây co giật mạnh, chuột rút, đau đớn, buồn nôn, run cơ. Những người sống sót sau khi bị nhiễm độc từ cây độc cần nước thường bị mất trí nhớ. Ảnh Utexas.
Đặc biệt, thời điểm chất độc cicutoxin có độc tính cao nhất là mùa xuân, khi đó nó có thể đủ mạnh để giết chết một con bò. Ảnh Missouriplants.
 Đặc biệt, thời điểm chất độc cicutoxin có độc tính cao nhất là mùa xuân, khi đó nó có thể đủ mạnh để giết chết một con bò. Ảnh Missouriplants.
Cây này thường bị nhầm lẫn với cây củ cải vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người đã chết vì sự nhầm lẫn này. Ảnh Interhomeopathy.
Cây này thường bị nhầm lẫn với cây củ cải vàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người đã chết vì sự nhầm lẫn này. Ảnh Interhomeopathy. 
Mời quý độc giả xem video: 10 loài cây cực độc gây chết người nên tránh xa

Đọc nhiều nhất

Tin mới