Kim loại quý hiếm nhất thế giới đang tăng giá phi mã

Được phát hiện bởi William Hyde Wollaston vào năm 1803, rhodium thuộc nhóm kim loại quý giá đắt tiền nhất thế giới bởi độ hiếm, hiện kim loại này đang tăng rất mạnh.

Thời điểm tháng 3/2021, giá rhodium tăng lên tới 29.200 USD/ounce, so với mức 16.990 USD hôm 31/12/2020. Nếu tính từ ngày 1/1/2021, giá Rhodium hiện tăng khoảng 72%.

Với mức giá này, rhodium đắt gấp 17 lần vàng, gấp 12 lần palađi và gấp 25 lần bạch kim.

Rhodium là một kim loại chuyển tiếp có màu trắng bạc, cứng và bền. Nhờ tính chất hóa học đặc biệt, Rhodium không bị ăn mòn và oxy hóa, ít bị mờ và trầy xước.

Kim loai quy hiem nhat the gioi dang tang gia phi ma
Khối rhodium. (Ảnh: Industrialheating)

Rhodium được coi là kim loại quý hiếm nhất và có giá trị nhất trên thế giới - hơn rất nhiều so với vàng hoặc bạch kim.

Công dụng chính của kim loại này là sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác (có thể gọi là bộ xử lý khí thải) - một bộ phận của hệ thống khí thải của xe ô tô để giảm lượng khí thải độc hại và các chất ô nhiễm ra môi trường.

Trong tự nhiên, Rhodium không tồn tại ở dạng nguyên chất, nó được tìm thấy pha lẫn các chất khác trong quặng platinum hay niken với số lượng rất ít.

Kim loai quy hiem nhat the gioi dang tang gia phi ma-Hinh-2
Mỏ khai thác Rhodium ở Nam Phi đều rất sâu. (Ảnh: Newagemetals)

Đây chính là nguyên nhân khiến giá thành của Rhodium cao gấp nhiều lần vàng. Nam Phi là nơi xuất khẩu Rhodium chính với hơn 80% số lượng Rhodium trên thế giới sau đó đến Nga.

Sản lượng Rhodi hàng năm chỉ vào khoảng 30 tấn. Trong khi đó, các thợ khai thác vàng hàng năm đào được từ 2.500 đến 3.000 tấn.

Thống kê cho thấy, giá của Rhodium biến động mạnh qua mỗi năm. Vào năm 2004, Rhodium giá 425 USD/ounce. Nhưng đến năm 2008, giá của nó đã đạt 10.000 USD, tăng 2,112%. Tuy nhiên, đến năm 2016, giá kim loại này lại xuống chỉ khoảng từ 600 USD đến 1.800 USD.

Năm 2017 đến 2018, Rhodium lại tăng mạnh lên 2.500 USD/ ounce. Cuối năm 2019, chất này đạt mốc 5.000 USD.

Ngoài sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, người ta còn dùng Rhodium để mạ các món trang sức. Bất kỳ chất liệu gì khi đươc mạ Rhodium đều sáng và bền hơn.

Phương pháp này đã được giới kim hoàn sử dụng từ những năm 30 của thế kỷ trước. Hiện nay, công nghệ này chủ yếu được áp dụng cho vàng trắng và các loại bạc quý.

10 kim loại quý hiếm và đắt nhất thế giới, vàng thua xa

(Kiến Thức) - Không phải vàng, Californiaium 252 mới là kim loại đắt nhất thế giới giá 27 triệu USD/gram. 

10 kim loai quy hiem va dat nhat the gioi, vang thua xa
 Với giá 27 triệu USD/gram, Californiaium 252 chắc chắn là kim loại đắt nhất thế giới. Nó được sử dụng trong vật lý hạt nhân, y học và cả trong việc khám phá các lĩnh vực bạc, vàng hay dầu mỏ. Hàng năm chỉ có 30 - 40 microgam được tạo ra.

Vượt cả vàng, đây mới là kim loại tăng giá mạnh nhất năm nay

Quặng sắt đã vượt qua vàng để xếp hạng là mặt hàng có hiệu suất tốt nhất trong năm nay do Trung Quốc đang hồi phục và hút một lượng lớn nguyên liệu luyện thép quan trọng từ các mỏ ở Úc và Brazil.

Giá quặng sắt thế giới đã tăng gần 21% vào năm 2020, vượt xa vàng hơn 19% khi các ngân hàng trung ương đưa ra các chương trình kích thích khổng lồ để cố gắng dập tắt cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Những hoạt động như vậy đã làm giảm sản lượng hàng nghìn tỷ đô la tài sản với thu nhập cố định, đốt cháy sự hấp dẫn tương đối của vàng và không mang lại kết quả gì.

Trong khi đó, các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, đang hồi phục mạnh mẽ đã đẩy giá quặng sắt tăng lên trên 112 USD/tấn vào ngày 15/7, theo S&P Global Platts.

Là một phần trong kế hoạch tái tạo nền kinh tế, Bắc Kinh gần đây đã công bố kế hoạch tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng thông qua việc tăng vay nợ của chính quyền địa phương.

Một đợt bình ổn được nhà nước hậu thuẫn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đóng một vai trò lớn, khi các nhà đầu tư tìm kiếm các ủy thác tăng trưởng đổ tiền vào các hoạt động sản xuất quặng sắt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.