Kiệt tác phòng thủ Vạn Lý Trường thành có thực sự "bất khả xâm phạm"?

Kiệt tác phòng thủ Vạn Lý Trường thành có thực sự "bất khả xâm phạm"?

Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc có chiều dài hơn 21.000 km, được xây dựng để bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhiều người tin rằng đây là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành từng thất thủ.

Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng,  Vạn Lý Trường Thành là công trình "khủng" được xây dựng trong hơn 22 thế kỷ dưới nhiều triều đại phong kiến khác nhau.
Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành là công trình "khủng" được xây dựng trong hơn 22 thế kỷ dưới nhiều triều đại phong kiến khác nhau.
Với "tuổi đời" hơn 2.300 năm tuổi, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài hơn 21.000 km. Theo đó, đây là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng.
Với "tuổi đời" hơn 2.300 năm tuổi, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài hơn 21.000 km. Theo đó, đây là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng.
Người Trung Quốc thời phong kiến xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở biên giới phía bắc nhằm mục đích làm thành lũy bảo vệ, chống lại các nhóm du mục khác nhau từ thảo nguyên Á - Âu.
Người Trung Quốc thời phong kiến xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở biên giới phía bắc nhằm mục đích làm thành lũy bảo vệ, chống lại các nhóm du mục khác nhau từ thảo nguyên Á - Âu.
Theo đó, bức tường thành này được xem là hệ thống phòng thủ kiên cố của nhiều triều đại trước các cuộc tấn công của các bộ tộc du mục đến từ phương Bắc.
Theo đó, bức tường thành này được xem là hệ thống phòng thủ kiên cố của nhiều triều đại trước các cuộc tấn công của các bộ tộc du mục đến từ phương Bắc.
Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành không phải là pháo đài bất khả xâm phạm. Trong chiều dài lịch sử, công trình này từng 2 lần thất thủ trước cuộc tấn công xâm lược của quân Mông Cổ và Mãn Châu.
Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành không phải là pháo đài bất khả xâm phạm. Trong chiều dài lịch sử, công trình này từng 2 lần thất thủ trước cuộc tấn công xâm lược của quân Mông Cổ và Mãn Châu.
Theo các sử liệu, đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn và cháu trai là Hốt Tất Liệt đã vượt qua Vạn Lý Trường Thành khi thực hiện cuộc tấn công xâm lược vào thế kỷ 13. Theo đó, Vạn Lý Trường Thành bị công phá và kẻ thù có thể tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.
Theo các sử liệu, đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn và cháu trai là Hốt Tất Liệt đã vượt qua Vạn Lý Trường Thành khi thực hiện cuộc tấn công xâm lược vào thế kỷ 13. Theo đó, Vạn Lý Trường Thành bị công phá và kẻ thù có thể tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.
Sau khi nhà Minh được thành lập vào năm 1368, các vị vua của vương triều này đã tiếp tục xây dựng và gia cố Vạn Lý Trường Thành.
Sau khi nhà Minh được thành lập vào năm 1368, các vị vua của vương triều này đã tiếp tục xây dựng và gia cố Vạn Lý Trường Thành.
Phần di tích Vạn Lý Trường Thành còn tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong hơn 200 năm.
Phần di tích Vạn Lý Trường Thành còn tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong hơn 200 năm.
Tuy nhiên, vào năm 1644, quân Mãn Châu đã phát động cuộc xâm lược nhà Minh. Theo đó, lực lượng tinh nhuệ của người Mãn Châu đã công phá được Vạn Lý Trường Thành và tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào năm 1644, quân Mãn Châu đã phát động cuộc xâm lược nhà Minh. Theo đó, lực lượng tinh nhuệ của người Mãn Châu đã công phá được Vạn Lý Trường Thành và tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Cuối cùng, quân Mãn Châu tiêu diệt nhà Minh và sáng lập ra nhà Thanh. Theo đó, dù có hệ thống phòng thủ kiên cố là Vạn Lý Trường Thành nhưng nhà Minh vẫn không thể ngăn chặn được kẻ thù khiến triều đại này sụp đổ.
Cuối cùng, quân Mãn Châu tiêu diệt nhà Minh và sáng lập ra nhà Thanh. Theo đó, dù có hệ thống phòng thủ kiên cố là Vạn Lý Trường Thành nhưng nhà Minh vẫn không thể ngăn chặn được kẻ thù khiến triều đại này sụp đổ.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh “đôi môi” ấm áp, ngọt ngào đang gây sốt ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

GALLERY MỚI NHẤT