Kiện ủy ban tỉnh đòi bồi thường 3,5 tỉ đồng

Ngày 5/10, TAND tỉnh Vĩnh Long đã mở phiên xử vụ kiện hành chính giữa ông Trần Văn Bé (ngụ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh) và UBND tỉnh Vĩnh Long.

Trong đơn khởi kiện, ông Bé trình bày vào ngày 8/7/2004, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 2016 về việc thu hồi và giao trên 163 ha đất tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 2 và ấp Mỹ Lợi (xã Mỹ Hòa) cho Ban quản lý dự án quy hoạch các KCN để xây dựng KCN Bình Minh. Trong đó, hộ ông Bé bị thu hồi gần 6.000 m2 và được áp giá bồi thường trên 440 triệu đồng.
Kien uy ban tinh doi boi thuong 3,5 ti dong
UBND tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Internet.
Theo ông Bé, trước khi thu hồi đất, chính quyền địa phương không họp dân lấy ý kiến, không công khai niêm yết tại nơi cư trú, ông cũng không hề nhận được quyết định thu hồi đất. Thời gian này ông chỉ nhận được tờ kê khai kiểm kê của ban giải phóng mặt bằng tự đưa ra mà không có chữ ký của ông. Hơn nữa, khi tính giá bồi thường thiệt hại cho ông thì lại căn cứ theo Nghị định số 22/1998 của Chính phủ vốn đã hết hiệu lực.
Vì thế, ông Bé không đồng ý nhận tiền bồi thường và khiếu nại yêu cầu UBND tỉnh cung cấp quyết định thu hồi đất cho từng cá nhân nhưng UBND tỉnh không giải quyết. Mãi đến ngày 29/12/2016 ông mới nhận được quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh nhưng lại là quyết định thu hồi đất chung của tất cả hộ dân bị ảnh hưởng chứ không riêng từng hộ nào. Căn cứ vào quyết định thu hồi đất chung này, ngày 21/4/2017 UBND thị xã Bình Minh đã ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Bé.
Cho rằng UBND ban hành quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, trái pháp luật nên ông Bé khởi kiện yêu cầu tòa hủy Quyết định số 2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long và quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND thị xã Bình Minh, trả lại đất cho gia đình ông canh tác. Đồng thời, ông yêu cầu UBND tỉnh bồi thường thiệt hại vườn cây ăn trái trong suốt 13 năm bị ảnh hưởng bởi dự án với tổng số tiền là 3,5 tỉ đồng.
Tại tòa, đại diện UBND tỉnh Vĩnh Long, ông Lê Quang Trung (Phó Chủ tịch UBND tỉnh), nói: “Theo pháp luật lúc bấy giờ, chỉ cần ra quyết định thu hồi tập thể là được, không cần ra quyết định riêng từng hộ như pháp luật hiện nay quy định”. Hơn nữa, theo ông Trung, Quyết định số 2016 của UBND tỉnh được ban hành theo đúng quy định, trình tự thủ tục pháp luật, việc áp giá bồi thường cũng theo quy định nên việc ông Bé yêu cầu hủy quyết định và buộc UBND tỉnh bồi thường thiệt hại là không có cơ sở chấp nhận.
Đại diện VKS cho rằng các yêu cầu khởi kiện của ông Bé là không có cơ sở chấp nhận, vì quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh là chủ trương chung, được Chính phủ chấp thuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có sai sót và đã được khắc phục bổ sung mang tính chất hỗ trợ. Quyết định cưỡng chế cũng thực hiện theo đúng luật đất đai. Tại tòa ông Bé rút yêu cầu bồi thường nên đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của ông Bé và đình chỉ đối với yêu cầu bồi thường.
Tòa nhận định trình tự thủ tục ban hành Quyết định 2016 về việc thu hồi đất và giao đất cho xây dựng KCN Bình Minh là đúng quy định và theo chủ trương của Chính phủ. Vì thế tòa đã bác đơn khởi kiện của ông Bé. Riêng về yêu cầu bồi thường, do tại tòa ông Bé đã rút yêu cầu này nên tòa sẽ tách ra một một vụ kiện dân sự khác.
Được biết ngoài ông Bé còn có 13 hộ dân khác cũng có đơn khởi kiện UBND tỉnh Vĩnh Long.

Vừa thắng kiện UBND quận lại tiếp tục đi kiện

Vừa là người thắng kiện UBND quận Long Biên trong vụ án hành chính được tòa phúc thẩm TAND Hà Nội mở ngày 13/2/2012, bà Nguyễn Thị Hoàn lại tiếp tục hành trình đi đòi công lý. [links()] Theo bà Hoàn trình bày, gia đình bà đã nộp đơn khởi kiện 2 quyết định hành chính của UBND quận Long Biên và Chủ tịch UBND quận này, được TAND quận Long Biên thụ lý từ tháng 10/2011, nhưng đến nay đã quá thời hạn đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 117 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
Hai số nhà 845 - 847 tại thời điểm bị cưỡng chế
Hai số nhà 845 - 847 tại thời điểm bị cưỡng chế
Bà Nguyễn Thị Hoàn trú tại số 184 phố Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội, đại diện cho hai hộ gia đình gồm anh, em trai của bà Hoàn là ông Nguyễn Gia Thúy (ở số 847) và ông Nguyễn Văn Hồng (ở số 845, phố Ngô Gia Tự) trong việc đòi quyền và lợi ích hợp pháp đã bị các quyết định của UBND quận Long Biên xâm phạm.
d
Hiện trạng hai ngôi nhà 845 - 847 khi dự án cải tạo nâng cấp đường Ngô Gia Tự đã được khánh thành
Theo đơn của bà Hoàn, ngày 23/6/2011, gia đình bà nhận được quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 của UBND quận Long Biên về việc Phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi diện tích nhà đất của hai hộ gia đình trên. Theo đó, diện tích bị thu hồi của gia đình bà Hoàn chỉ là 55,2m2 đất trong khi thực tế là 82,5m2. Câu chuyện 27,3m2 đất bỗng dưng bị “hô biến” là do nguyên nhân trong việc xác minh chủ sở hữu và nguồn gốc đất dẫn đến việc lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng. Hậu quả là phần đất đền bù 27,3m2 và một suất tái định cư cho gia đình ông Hồng đã bị “bỏ quên”. Theo hồ sơ, từ năm 1964, gia đình bà Hoàn đã nhận chuyển nhượng thửa đất 128m2 và sử dụng nguyên vẹn cho đến nay. Năm 1989, do nhu cầu sử dụng của gia đình, thửa đất được tách làm hai, đến năm 1999 được cấp hai số nhà 845 và 847 cho hai hộ ông Hồng và ông Thúy trực tiếp quản lý, sử dụng riêng biệt, có hộ khẩu độc lập với tổng số 14 nhân khẩu và hiện tại đang thờ hai liệt sĩ là chú, bác ruột của bà Hoàn. Trong khi đó, UBND quận Long Biên trả lời rằng: “có thể gia đình ông Thúy đã thực hiện việc chia tách thửa, hộ khẩu sau khi có dự án để có thêm suất tái định cư”. Nhưng trên thực tế là dự án được thành phố phê duyệt năm 2003 còn hộ khẩu và diện tích nhà đất trên của gia đình bà Hoàn đã được chia tách từ năm 1999. Gia đình bà Hoàn đã làm đơn xin phúc tra và được xác định lại diện tích thiếu hụt là 27,3m2. Lúc này, UBND phường Đức Giang có văn bản trả lời gia đình bà Hoàn cho rằng diện tích thiếu của gia đình thuộc diện đất công lưu không do đó không có cơ sở giải quyết. Phía bà Hoàn khẳng định, các văn bản xác nhận của chính quyền địa phương từ trước đến nay đều xác nhận gia đình bà đã ở ổn định, không tranh chấp, hoàn toàn phù hợp với các quy định về điều kiện để được bồi thường về đất. Việc UBND quận Long Biên thu hồi gần hết diện tích đất ở của hai hộ 845, 847 mà không đền bù thỏa đáng cho hai hộ là việc làm thiếu trách nhiệm. Bà Hoàn đã làm đơn khởi kiện đến TAND quận Long Biên yêu cầu tuyên hủy Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 của UBND quận Long Biên và Quyết định số 115/QĐ-CTUBND ngày 21/4/2011 của Chủ tịch UBND quận Long Biên về việc cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, đã 8 tháng, không hiểu vì lý do gì, TAND quận Long Biên vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Cuối năm 2010, UBND quận Long Biên ban hành Quyết định 11167/QĐ-UBND về việc “phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với 2 hộ phường Đức Giang để GPMB thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống, đường Ngô Gia Tự”.

Phần nhà đất bị thu hồi của gia đình bà là 32.50m2 nhưng chỉ được bồi thường 16.30m2 với giá đền bù là 16 triệu 920 nghìn đồng/m2 ở vị trí 3 trong khi nhà đất này thuộc vị trí 1.

Bà Hoàn đã làm đơn khiếu nại quyết định trên đến UBND quận Long Biên nhưng không được chấp nhận. Ngày 18/5/2011, bà khởi kiện đến TAND quận Long Biên. HĐXX sơ thẩm tuyên bố không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hoàn.

Nhưng sau đó, ngày 13/2/2012, tại phiên phúc thẩm, TAND Hà Nội đã ra phán quyết tuyên hủy QĐ 11167 của UBND quận Long Biên và sửa án sơ thẩm mà TAND quận này đã tuyên.

Theo VTC News, ảnh TL

Vụ người dân kiện UBND quận: VKS có “xuê xoa” cho tòa?

- Chậm đưa vụ án ra xét xử, đại diện viện kiểm sát "xuê xoa" cho rằng, tòa "chỉ hơi vi phạm một chút". Nhiều người tham dự phiên tòa tự hỏi, vi phạm thế nào thì sẽ được gọi là ... "nhiều chút"?

  [links()]

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.