Kiến trúc La Mã bất tử 2.000 năm nhờ nguyên liệu thần thánh nào?

Kiến trúc La Mã bất tử 2.000 năm nhờ nguyên liệu thần thánh nào?

Các nhà nghiên cứu phát hiện người La Mã cổ đại tạo ra loại bê tông cực kiên cố giúp các đê biển, bến tàu... đứng vững trong hơn 2.000 năm. Họ đã thực hiện nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về loại bê tông này.

 La Mã cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại. Ngày nay, nhiều công trình của người La Mã vẫn đứng hiên ngang giữa đất trời.
La Mã cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại. Ngày nay, nhiều công trình của người La Mã vẫn đứng hiên ngang giữa đất trời.
Trong số này, giới nghiên cứu phát hiện người La Mã thời cổ đại đã tạo ra một loại bê tông đặc biệt giúp các công trình như đê biển, bến tàu... tồn tại suốt ngàn năm.
Trong số này, giới nghiên cứu phát hiện người La Mã thời cổ đại đã tạo ra một loại bê tông đặc biệt giúp các công trình như đê biển, bến tàu... tồn tại suốt ngàn năm.
Để giải mã bí mật giúp các công trình của người La Mã có thể tồn tại hơn 2.000 năm, các nhà chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu và tìm ra lời giải.
Để giải mã bí mật giúp các công trình của người La Mã có thể tồn tại hơn 2.000 năm, các nhà chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu và tìm ra lời giải.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí American Mineralogist của các nhà khoa học Mỹ, các công trình cảng bê tông của La Mã tồn tại lâu hơn so với những con đê biển bê tông cốt thép hiện đại khi chỉ có "tuổi thọ" vài thập kỷ.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí American Mineralogist của các nhà khoa học Mỹ, các công trình cảng bê tông của La Mã tồn tại lâu hơn so với những con đê biển bê tông cốt thép hiện đại khi chỉ có "tuổi thọ" vài thập kỷ.
Sở dĩ các công trình của người La Mã trường tồn với thời gian là nhờ công thức tạo ra bê tông vô cùng đặc biệt. Các kỹ sư La Mã đã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ. Sau đó, họ thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông.
Sở dĩ các công trình của người La Mã trường tồn với thời gian là nhờ công thức tạo ra bê tông vô cùng đặc biệt. Các kỹ sư La Mã đã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ. Sau đó, họ thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông.
Sự kết hợp các vật liệu trên đã tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp. Điều này tạo nên lực liên kết vững chắc.
Sự kết hợp các vật liệu trên đã tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp. Điều này tạo nên lực liên kết vững chắc.
Các chuyên gia cho rằng, người La Mã có thể đã lấy ý tưởng tạo ra loại bê tông đó khi nhìn thấy kết cấu tương tự nằm rải rác quanh khu vực núi lửa.
Các chuyên gia cho rằng, người La Mã có thể đã lấy ý tưởng tạo ra loại bê tông đó khi nhìn thấy kết cấu tương tự nằm rải rác quanh khu vực núi lửa.
Nhóm nghiên cứu cũng dùng chùm tia X năng lượng cao để nghiên cứu lõi bê tông từ bến tàu của Portus Cosanus ở Orbetello, Italy. Theo đó, họ phát hiện sự hình thành của khoáng chất nơi bị xói mòn do thủy triều.
Nhóm nghiên cứu cũng dùng chùm tia X năng lượng cao để nghiên cứu lõi bê tông từ bến tàu của Portus Cosanus ở Orbetello, Italy. Theo đó, họ phát hiện sự hình thành của khoáng chất nơi bị xói mòn do thủy triều.
Đặc điểm này cho thấy phản ứng với nước biển tiếp tục diễn ra sau đó. Nhờ vậy, công trình này ngày càng kiên cố, vững chắc hơn nhờ trao đổi các hóa chất trong nước biển.
Đặc điểm này cho thấy phản ứng với nước biển tiếp tục diễn ra sau đó. Nhờ vậy, công trình này ngày càng kiên cố, vững chắc hơn nhờ trao đổi các hóa chất trong nước biển.
Giới nghiên cứu đang nỗ lực tái tạo loại bê tông kiên cố của người La Mã để ứng dụng vào lĩnh vực xây dựng ngày nay.
Giới nghiên cứu đang nỗ lực tái tạo loại bê tông kiên cố của người La Mã để ứng dụng vào lĩnh vực xây dựng ngày nay.
Mời độc giả xem video: Những chi tiết thú vị về chuyện đi vệ sinh thời La Mã cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

GALLERY MỚI NHẤT