Kiến nghị toà nhà từ 30 tầng trở lên phải có tầng lánh nạn

(Vietnamdaily) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng, UBND TP HCM kiến nghị xây phòng lánh nạn tại các chung cư cao tầng.

Theo HoREA, Nhà nước đã chủ trương phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị. Việc này nhằm để sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, dành nhiều không gian trên mặt đất cho giao thông, cây xanh, mặt nước, dịch vụ và tiện ích đô thị.

Ngay từ năm 2005, Luật Nhà ở tại Khoản 2 Điều 24 đã quy định tại đô thị loại đặc biệt có tối thiểu 60% diện tích sàn là nhà chung cư; đô thị loại 1 và loại 2 có tối thiểu 40%; đô thị loại 3 có tối thiểu 20% diện tích sàn là nhà chung cư. Đến năm 2014, tại Khoản 4 Điều 14 Luật Nhà ở quy định đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư.

Hiện nay, trong cả nước ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng, trong đó, có những tòa nhà có chức năng hỗn hợp, có khu căn hộ như Landmark 81 cao 461,3 m, Kaengnam Landmark 72 cao 336 m, Lotte Center Hà Nội cao 272 m… Đối với các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM đã hình thành xu thế người dân lựa chọn sinh sống trong các căn hộ nhà chung cư cao tầng, nhất là các dự án được xây dựng trong khoảng 10 năm qua, vì được đầu tư bài bản và có nhiều tiện ích, dịch vụ.

Tuy nhiên, có không ít cư dân sống tại các căn hộ nhà chung cư cao tầng đến từ nông thôn hoặc đến từ các khu nhà thấp tầng trong đô thị nên vấn đề trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm để đến được tầng lánh nạn, gian lánh nạn là rất cần thiết. Lý do là bởi trong các vụ cháy xảy ra tại nhà chung cư, bị ngạt khói do thiếu kỹ năng thoát hiểm là nguyên nhân hàng đầu.

Luật Phòng cháy chữa cháy và nhiều quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy cứu hộ và cứu nạn, đặc biệt là đối với các tòa nhà cao tầng đã được ban hành.

Kien nghi toa nha tu 30 tang tro len phai co tang lanh nan
 Một con đường ở TP HCM "gánh" hàng chục dự án chung cư.

Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, do nguồn lực ngân sách có hạn, nên lực lượng PCCC chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện và các trang thiết bị để đảm bảo thực hiện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy xảy ra, vì ngày càng nhiều tòa nhà cao tầng có chiều cao ngoài tầm với của xe thang chữa cháy và trong các vụ cháy xảy ra tại nhà cao tầng thường phát sinh nhiều khói và khí độc.

Đến nay, lực lượng PCCC chưa có máy bay chữa cháy, máy bay trực thăng cứu nạn, cứu hộ, hoặc chưa có đầy đủ trang phục bảo hộ lao động chuyên dụng hiện đại, an toàn.

HoREA cho rằng đối với nhà có chiều cao 100-150 m cần phải có tầng lánh nạn, nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân và khách vãng lai khi xảy ra cháy, trong lúc chờ được cứu hộ, cứu nạn. Tòa nhà có chiều cao từ 100 m đến 150 m thường có khoảng 30-50 tầng, thì phải có 1 hoặc 2 tầng lánh nạn, tùy theo chiều cao tòa nhà.

Tầng lánh nạn có thể bao gồm gian lánh nạn, không bố trí căn hộ, văn phòng hoặc diện tích kinh doanh thương mại. Tầng lánh nạn sẽ dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh, giảm quy mô dân số của dự án. Từ đó, dẫn đến làm tăng giá bán căn hộ và làm tăng giá bán các diện tích kinh doanh khác, mà người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp phải gánh chịu khi mua nhà và diện tích kinh doanh của dự án.

Do vậy, để giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư dự án và người mua căn hộ nhà chung cư cao tầng, HoREA kiến nghị không tính diện tích sàn tầng lánh nạn vào tổng diện tích sàn xây dựng của dự án khi tính hệ số sử dụng đất và nên cộng thêm chiều cao tầng lánh nạn vào chiều cao tối đa của công trình.

Thị trường chung cư “lung lay” sau hàng loạt vụ cháy

(Kiến Thức) - Thị trường căn hộ, đặc biệt là chung cư cao tầng có phản ứng giao dịch chậm lại sau hàng loạt vụ cháy chung cư ở Hà Nội và TP HCM. Khách hàng đang thận trọng hơn, tìm hiểu kỹ hơn về những giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP.HCM) rạng sáng 23/3 khiến 13 người thiệt mạng và 48 người bị thương là một trong những vụ cháy chung cư lớn, nghiêm trọng nhất cả nước trong vòng hơn 10 năm trở lại đây.
Điều đáng nói, ngay sau vụ cháy này là liên tiếp các vụ cháy chung cư khác xảy ra tại Hà Nội và TP HCM khiến nhiều người hoảng hốt.

Chung cư, trường học nội đô Hà Nội bất an vì nhà máy gây ồn và xả khói

Một nhà máy ở ngay trong lòng khu dân cư giữa Thủ đô Hà Nội đã gây tiếng ồn, mùi hóa chất ngày đêm, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm hộ dân và khu trường học.

Cách khu chung cư GP Invest (ở số 170 Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) chỉ vài chục mét là 2 quạt gió cỡ lớn của nhà máy Công ty TNHH B. Braun Việt Nam. Cư dân tại đây cho biết, tiếng ồn từ quạt gió phát ra suốt cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ. Cuối năm 2019, cư dân đã thuê dịch vụ của Công ty Cổ phần Công nghiệp môi trường Việt Nam để đo tiếng ồn. Kết quả đo trong thời gian nghỉ ngơi sau 21h là 62,5 decibel, vượt quy chuẩn cho phép hơn 7 decibel.

Trường THCS Tô Vĩnh Diện với quy mô hơn 600 học sinh cũng nằm ngay sát với nhà máy này, chỉ cách một bức tường. Nhân viên trong trường cho biết, dù có ống khói nhưng có thể do mái còn bị hở nên mùi hóa chất vẫn phát tán sang phía trường học.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.