Kiểm tra sau phẫu thuật ngăn ngừa ung thư tái phát

(Kiến Thức) - Một cặp bài kiểm tra có thể giúp bệnh ung thư ruột kết ở những người đã trải qua phẫu thuật khỏi bị tái phát, các nhà nghiên cứu Anh nói.

Kiểm tra sau phẫu thuật ngăn ngừa ung thư tái phát
Ung thư ruột kết là loại ung thư phổ biến thứ ba được tìm thấy trong số những người ở Hoa Kỳ.
Ung thư ruột kết là loại ung thư phổ biến thứ ba được tìm thấy trong số những người ở Hoa Kỳ.

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cả hai tiêu chuẩn quét CT và xét nghiệm máu được gọi là CEA (kháng nguyên carcinoembryonic) cải thiện cơ hội và loại bỏ sự tái phát của ung thư ruột kết.

Tiến sĩ Durado Brooks, giám đốc Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết: "Việc phát hiện tái phát bằng cách sử dụng CT hoặc CEA có tác dụng cao hơn là không có biện pháp giám sát nào, trong đó củng cố giá trị tiềm năng của các thử nghiệm". Cả hai loại đều tương đối rẻ tiền và phổ biến rộng rãi tại Hoa Kỳ, Brooks nói. Thử nghiệm CEA đơn giản và có thể được thực hiện bởi bác sĩ gia đình.

Tỷ lệ tử vong ung thư ruột kết đã giảm mạnh trong hai thập kỷ qua, do cải thiện hình thức xử lý và các công cụ sàng lọc như nội soi đại tràng có thể tìm và loại bỏ các polyp trước khi chúng trở thành ung thư. Các nhà nghiên cứu đã xem xét những công cụ sàng lọc cũng có thể được sử dụng để giữ cho bệnh nhân khỏe mạnh sau khi phẫu thuật ung thư ruột kết.

Hơn 1.200 bệnh nhân từ 39 bệnh viện ở Anh được chia thành 4 nhóm. Nhóm đầu tiên nhận được kiểm tra tối thiểu theo dõi sau phẫu thuật, nhóm thứ hai chỉ quét CT, thứ ba chỉ được thử nghiệm máu CEA và thứ tư nhận được cả hai thử nghiệm CEA và chụp CT.

Khoảng 2,3% bệnh nhân trong nhóm 1 phải trải qua ca phẫu thuật lần hai để chữa bệnh ung thư định kỳ. 6,7% của nhóm CEA và 8% của nhóm CT phải phẫu thuật để điều trị ung thư tái phát. Những người nhận được cả hai thử nghiệm CEA và CT có 6,6% được phẫu thuật bổ sung vì bệnh ung thư tái phát.

Một chuyên gia khác cho biết đây là một nghiên cứu quan trọng có thể thay đổi cách các bác sĩ theo dõi bệnh nhân ung thư ruột kết sau khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng thử nghiệm CEA để sàng lọc sau phẫu thuật, vì nó rẻ hơn nhiều so với CT và bệnh nhân không tiếp xúc với bức xạ, tiến sĩ David Bernstein, trưởng khoa Gan tại Bệnh viện Đại học North Shore ở Manhasset nói.

Mối liên hệ giữa táo bón và ung thư ruột kết

Theo TS. Alexander Ford, giảng viên cao cấp Viện Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học St.James (Mỹ) thì những người bị táo bón trong một thời gian dài không liên quan tới việc mắc ung thư ruột kết.

Mối liên hệ giữa táo bón và ung thư ruột kết
TS. Ford và cộng sự đã phân tích các số liệu từ 28 nghiên cứu về mối liên hệ giữa táo bón và ung thư đại trực tràng với số liệu của hơn 250.000 tình nguyện viên trong khoảng thời gian từ năm 1966 - 2011 cho biết, tìm thấy rất ít các bằng chứng cho mối liên hệ giữa táo bón và nguy cơ ung thư. Trong một nghiên cứu công phu hơn theo dõi các bệnh nhân về bệnh táo bón cũng như ung thư đại trực tràng trong khoảng thời gian từ 6 - 12 năm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào.
 

Phẫu thuật giảm cân gây nguy cơ ung thư cao

(Kiến Thức) - Những người béo phì trải qua quá trình phẫu thuật giảm cân sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng.

Phẫu thuật giảm cân gây nguy cơ ung thư cao
Những bệnh nhân béo phì đã từng trải qua cuộc phẫu thuật giảm cân có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư đại trực tràng cao gấp đôi so với người béo phì đơn thuần.
Những bệnh nhân béo phì đã từng trải qua cuộc phẫu thuật giảm cân có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư đại trực tràng cao gấp đôi so với người béo phì đơn thuần.  
Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu người Thụy Điển và Anh đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư đại trực tràng ở những bệnh nhân béo phì đã từng trải qua cuộc phẫu thuật giảm cân cao gấp đôi so với người béo phì đơn thuần. Ung thư ruột kết hay còn gọi là ung thư ruột già (đại tràng) và bệnh ung thư trực tràng (ung thư phần đoạn cuối của ruột kết) được gọi chung là ung thư đại trực tràng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên suy nghĩ kỹ quyết định tham gia phẫu thuật giảm cân.

Sự kiên cường của người phụ nữ bị ung thư ruột

(Kiến Thức) - Với cá tính sôi nổi, ít ai biết rằng bà Rita Tan ở Singapore từng trải qua cuộc chiến gian nan kéo dài một năm với căn bệnh ung thư ruột kết.

Sự kiên cường của người phụ nữ bị ung thư ruột
Bà Rita Tan ở Singapore từng trải qua cuộc chiến gian nan kéo dài một năm với căn bệnh ung thư ruột kết.
 Bà Rita Tan ở Singapore từng trải qua cuộc chiến gian nan kéo dài một năm với căn bệnh ung thư ruột kết.

Dù đã được 8 năm kể từ khi căn bệnh ung thư của người phụ nữ 63 tuổi thuyên giảm, bà Tan vẫn nhớ như in cái ngày bà nhận được kết quả chẩn đoán.

Hồi tháng 10/2004, bà Tân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Tan Tock Seng (TTSH) sau khi cảm thấy đau quằn quại ở phía bên trái của cơ thể của mình.

Bà Tan nghĩ rằng đó chỉ là một cơn đau vì ngộ độc thực phẩm và không quá lo lắng về nó. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy, bà Tan đã mắc bệnh ung thư ruột kết ở giai đoạn 2.

Nhận được một tin quá sốc, bà chia sẻ: “Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư. Tôi có lối sống khá lành mạnh và cũng đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Trong thực tế, tôi đã nhận được kết luận hoàn toàn khỏe mạnh từ bác sĩ hồi đầu năm đó".

Lúc đó, bà Tan cũng thường xuyên tham dự các buổi hội thảo về bệnh ung thư bởi bà rất thích "học hỏi những điều mới".

"Tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với tôi", bà nói.

Khi bác sĩ thông báo về căn bệnh hiểm nghèo, bà Tan - người từng làm việc với một tổ chức Cơ Đốc, trở nên hết sức lo lắng về thời gian sống sót còn lại của mình.

"Tôi đã cảm thấy như mình đang mất mát bởi không còn thời gian để thực hiện những gì mình muốn. Tôi khóc rất lâu", bà Tan kể lại.

Suy nghĩ tích cực

May mắn thay, sự lạc quan đã giúp bà vươn lên chống chọi với bệnh tật.

"Tôi phải tiếp tục chiến đấu. Điều quan trọng nhất là phải tìm cách điều trị, tôi đã tự nhủ với bản thân mình sau đó”, bà Tan cho biết .

Sự động viên, khích lệ từ các anh chị em đã giúp bà đối phó với bệnh tật. Chị gái - người thân thiết nhất với bà Tan, vẫn luôn kiên nhẫn chăm sóc sức khỏe cho em gái.

Bà Tan thường nghe nhạc không lời để tinh thần thoải mái và thư thái hơn. Ngoài ra, bà cũng thường xuyên đi cầu nguyện để tìm được sự an ủi.

Trong quá trình phục hồi, mục sư của bà - linh mục Tan Cheng Huat, đã đến thăm và an ủi bà rất nhiều.

Linh mục Cheng Huat nhận xét: "Rita là một người rất vui tính. Cô ấy rất lạc quan dù phải chống chọi với một căn bệnh hiểm nghèo".

Bà Tan đã phải đeo một túi chứa chất thải để đựng những chất thải cơ thể của mình sau khi phẫu thuật.

"Thật khó chịu khi phải đeo một chiếc túi đựng chất thải của mình trên người", bà Tan chia sẻ khi nhớ lại một sự cố khi túi chất thải bị tuột dây và rơi xuống đất. “Nó đã tạo ra một mớ lộn xộn thật khủng khiếp. Tôi cảm thấy tâm trạng mình thật sự tồi tệ”.

Tuy nhiên, một tháng sau, bệnh ung thư của bà đã thuyên giảm, bà bắt đầu tham gia tình nguyện tại Nhóm hỗ trợ ung thư ruột kết TTSH với tư cách người trông coi đường dây điện thoại nóng.

Hiện, bà Tan là người giám sát hoạt động và khuyên răn các bệnh nhân đối mặt với bệnh tật của nhóm hỗ trợ TTSH.

Bà Tan hy vọng mình sẽ truyền cảm hứng cũng như tiếp sức cho những người bệnh khác vượt qua bệnh tật giống như cách bà nhận được tự nhóm hỗ trợ 9 năm trước đó.

Những nỗ lực của bà Tan gần đây đã được công nhận bởi Tập đoàn Y tế Quốc gia Singapore ( NHG ) và bà được mệnh danh là một trong bốn người bệnh nhận được giải thưởng chiến thắng bệnh tật. Giải thưởng này dành cho những bệnh nhân đã "vượt qua chính mình để chiến thắng bệnh tật, đồng thời hỗ trợ cho các bệnh nhân đồng cảnh và hệ thống y tế.

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.