Kiểm soát súng: Cơn đau đầu kinh niên của nước Mỹ

(Kiến Thức) - Cấm hay không cấm, kiểm soát hay không kiểm soát súng? Đây là câu hỏi chưa có câu trở lời và là cơn đau đầu kinh niên của nước Mỹ.

Kiểm soát súng: Cơn đau đầu kinh niên của nước Mỹ
Tính tới thời điểm này, ít nhất 59 người thiệt mạng và 527 người bị thương trong vụ Stephen Paddock nã súng từ tầng 32 của sòng bài Mandalay Bay (Las Vegas) xuống đám đông 22.000 người đang tham dự một buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời đêm 1/10/2017 (giờ Mỹ).
Đây là vụ xả súng sát đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Theo tờ The New York Times, Stephen Paddock đã tuồn được 23 khẩu súng lên phòng khách sạn của mình, nhiều khẩu được trang bị kính ngắm và có cả gá súng chống giật. Khám xét tư gia nghi phạm tại Mesquite, Nevada, cảnh sát thu thêm 19 khẩu súng, thuốc nổ, và các thiết bị điện tử khác.
Ăn vào trong máu
Tình yêu súng đạn của người Mỹ đã có lịch sử từ lâu đời. Tu chính án số 2 của Hiến pháp Mỹ được quốc hội thông qua vào ngày 15/12/1791 quy định “người dân có quyền giữ và mang vũ khí mà không vi phạm luật pháp". Từ đó, người dân Mỹ có quyền sở hữu súng cho mục đích tự vệ, chống áp bức và thực hiện các nghĩa vụ công dân phối hợp với nhà nước trong các hoạt động quốc phòng cũng như các hoạt động săn bắn.
Kiem soat sung: Con dau dau kinh nien cua nuoc My

Các loại vũ khí tấn công được bày bán trong một cửa hàng ở nước Mỹ. Ảnh: PBS

Trung tâm Pew cho biết có đến 48% người Mỹ được hỏi nói họ lớn lên trong những gia đình có sở hữu súng. Còn theo một nghiên cứu từ năm 2009 của Viện Công lý Quốc gia, người Mỹ nắm trong tay 48% số lượng vũ khí cá nhân của toàn thế giới.
Theo VOA, người Mỹ yêu súng và sẵn sàng hành động nhằm bảo vệ quyền được sử dụng súng của mình. Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), với xuất phát điểm là một nơi giao lưu của những người sở hữu súng, đã phát triển thành một tổ chức “quyền lực” bậc nhất ở Mỹ, chuyên vận động hành lang chống lại những ý định tăng cường kiểm soát súng của liên bang.
Theo một thống kê của đài CBS News, trong vòng 5 năm từ 2011 đến 2016, hơn 100 dự luật về kiểm soát súng đạn đã bị chặn tại Quốc hội liên bang. Nhiều dự luật thậm chí còn không được đưa ra thảo luận.
Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát súng đạn phụ thuộc rất nhiều vào luật pháp của từng tiểu bang.
Lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát súng ở Mỹ
Bang Nevada, nơi Paddock, nghi phạm vụ xả súng ở Las Vegas sinh sống, là một trong những địa phương có luật sở hữu súng “dễ dãi” nhất trên toàn nước Mỹ.
Tại đây, người ta mua súng mà không cần giấy phép, với số lượng không giới hạn. Điều duy nhất họ cần làm là chờ vài chục phút để người bán súng kiểm tra lý lịch với FBI. Nếu không có tiền án tiền sự, không có vấn đề tâm thần, thì có thể mang ngay súng về nhà. Vậy nên không khó để hiểu tại sao Stephen Paddock, một người có quá khứ không tì vết, có thể sở hữu một kho súng lên tới hàng chục khẩu như vậy.
Tuy nhiên, tại ngay cả những tiểu bang có những luật lệ kiểm soát súng hà khắc nhất, tình hình dường như cũng ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Điều đáng nói ở đây, luật pháp liên bang Mỹ không có bất kỳ điều luật nào bắt buộc kiểm tra lý lịch người mua trong các giao dịch mua bán súng giữa các cá nhân. Điều này, đối với nhiều người, đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát súng, dẫn tới việc vũ khí nóng rơi vào tay những thành phần bất hảo, và cả những người có tiền sử bệnh tâm thần.
Theo dữ liệu từ trang Gun Violence Archive, tính cho tới thời điểm này của năm 2017, cả nước Mỹ đã xảy ra 274 vụ xả súng, với tổng số 11.689 người chết vì súng đạn. Nhưng bất chấp những con số biết nói trên, rất nhiều người Mỹ vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi mang một cây súng bên mình.
Cổ phiếu của các công ty sản xuất súng tăng mạnh sau vụ thảm sát Las Vegas hôm Chủ Nhật vừa rồi. Các nhà phân tích cho rằng người dân đổ xô đi mua súng, do lo ngại luật kiểm soát vũ khí sẽ được Quốc hội thắt chặt sau vụ việc.
Trong khi đó, tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói chính quyền sẽ “thảo luận về luật kiểm soát súng đạn”. Và câu hỏi “Cấm hay không cấm, kiểm soát hay không kiểm soát súng?” lại nóng bỏng trên truyền thông chính thống và các trang mạng xã hội Mỹ … giống như những gì từng diễn ra sau các cuộc thảm sát bằng súng trước đây.

10 thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ năm 2015

(Kiến Thức) - Trang mạng The Richest đã liệt kê danh sách gồm 10 thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ trong năm 2015.

10 thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ năm 2015
10 thanh pho nguy hiem nhat nuoc My nam 2015
 Kể từ năm 2000, Atlanta là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh các khu phố giàu có, Altanta cũng có các khu dân nghèo, điển hình là hai phố McDaniel và Mary với sự lộng hành của băng đảng Pittsburgh Jack City.

10 sự thật về văn hóa súng đạn ở Mỹ

(Kiến Thức) - Với các vụ xả súng đẫm máu diễn ra ở tần suất nhiều, văn hóa súng đạn ở Mỹ đang trở thành vấn đề gây tranh cãi trong xã hội nước này.

10 sự thật về văn hóa súng đạn ở Mỹ
Một trong những sự thật làm bạn bất ngờ về văn hóa súng đạn ở Mỹ đó là các khẩu súng được người dân mua về nhằm mục đích tự vệ lại hiếm khi được đem ra dùng.
 Một trong những sự thật làm bạn bất ngờ về văn hóa súng đạn ở Mỹ đó là các khẩu súng được người dân mua về nhằm mục đích tự vệ  lại hiếm khi được đem ra dùng.

12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, xả súng xảy ra nhiều như cơm bữa và sau đây là 12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ.
 

12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ
12 vu xa sung chan dong nuoc My

 Một trong 12 vụ xả súng chấn động nước Mỹ nói trên, có vụ xả súng ở Orlando ngày 12/6/2016, đã làm ít nhất 50 người thiệt mạng và làm thương 53 người khác. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.