Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật bất ngờ về Lục mạch thần kiếm

Lục mạch thần kiếm là một võ công tuyệt kỹ bí truyền của Hoàng gia Đại Lý và cũng bảo vật trấn tự của ngôi chùa trấn quốc Thiên Long Tự. một võ công tuyệt kỹ bí truyền của Hoàng gia Đại Lý.

Kiếm hiệp Kim Dung: Sự thật bất ngờ về Lục mạch thần kiếm
Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ của cố nhà Kim Dung. Lục mạch thần kiếm không phải là thanh kiếm, mà nó là tuyệt kỹ sử dụng chân khí chạy qua kinh mạch và các huyệt đạo để biến thành kiếm khí, đả thương đối thủ vô hình vô ảnh, Lục mạch thần kiếm từng được coi là thứ võ công đáng sợ nhất trong Thiên long bát bộ được người trên gian hồ gọi là “Thiên hạ đệ nhất kiếm khí”.
Kiem hiep Kim Dung: Su that bat ngo ve Luc mach than kiem
 Lục mạch thần kiếm, bộ võ công vô địch của Đại Lý Đoàn Thị.
Lục mạch thần kiếm và Nhất dương chỉ là 2 tuyệt kỹ độc môn truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý: Nhất dương chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử xuất gia của Thiên Long Tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này), vì uy lực của nó quá lớn nên phải tu tập Phật pháp để trung hòa.
Ngoại trừ người sáng tạo là vua khai quốc của Đại Lý Đoàn Tư Bình, nó được xem là môn võ công tối thượng rất khó để luyện được (kể cả sáu cao tăng đắc đạo Thiên Long Tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện được nhưng chưa thực sự phát huy được hết sức mạnh của Lục mạch thần kiếm.
Trong Thiên long bát bộ, cố nhà văn Kim Dung mô tả, Lục mạch thần kiếm được tu luyện dựa trên cách vận hành khí tâm pháp yếu chỉ riêng rồi dùng Nhất Dương chỉ phát triển thành kiếm khí. Sáu mạch của bộ kiếm pháp này bao gồm: Thiếu trạch kiếm, Thiếu xung kiếm, Quan xung kiếm, Trung xung kiếm, Thương dương kiếm và Thiếu thương kiếm.
Lục mạch thần kiếm còn có thể dùng như một trận pháp gọi là Lục mạch kiếm trận, sáu người chia nhau học sáu mạch kiếm như sáu vị cao tăng của Thiên Long Tự. Tuy nhiên Lục mạch kiếm trận uy lực không cao bằng Lục mạch thần kiếm.
Lục mạch thần kiếm tất nhiên không có thật, nhưng hệ thống kinh mạch cũng như huyệt đạo mà Kim Dung mô tả lại hoàn toàn hiện hữu trên cơ thể con người. Những Thiếu xung, Thiếu trạch, Quan xung, Trung xung, Thương dương, Thiếu thương đều là tên những huyệt đạo của bàn tay.
Kiem hiep Kim Dung: Su that bat ngo ve Luc mach than kiem-Hinh-2
Đoàn Dự là người duy nhất lãnh hội được Lục mạch thần kiếm. 
Theo truyện Thiên long bát bộ, Lục mạch thần kiếm được sánh ngang với Dịch cân kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí.
Lục mạch thần kiếm là bảo vật trấn tự của Thiên Long Tự, là pháp yếu võ công tối cao của họ Đoàn nước Đại Lý, chỉ có những đệ tử của chùa Thiên Long Tự mới được luyện môn tuyệt kỹ này. Đó là một nghiêm luật mà ngay cả vua nước Đại Lý là Đoàn Minh Chính khi cần thiết phải hợp tác với các nhà sư chùa Thiên Long Tự để đối phó với Cưu Ma Trí phải làm lễ thí phát quy y mới được phép tập luyện. Nhưng sự ảo diệu của nó quá cao sâu, lại cần phải có nội công cao mới luyện được nên chưa có ai luyện thành ngoại trừ Đoàn Dự là người duy nhất có thể sử dụng trọn vẹn cả sáu mạch kiếm khí nhờ vào ngộ tính cao.

Tiết lộ kinh ngạc về cao thủ Trương Tam Phong trong truyện Kim Dung

(Kiến Thức) - Kim Dung từng ca ngợi Trương Tam Phong là người có võ công mạnh nhất giang hồ. Tướng mạo cao thủ phi phàm, “hình quy cốt hạc”, râu giống như sợi thép, quanh năm mặc manh áo rách du ngoạn khắp nơi. 

Tiết lộ kinh ngạc về cao thủ Trương Tam Phong trong truyện Kim Dung
Tiet lo kinh ngac ve cao thu Truong Tam Phong trong truyen Kim Dung
 Trương Tam Phong tiếng tăm lẫy lừng. Tài năng siêu phàm của ông không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn được "vua truyện chưởng" Kim Dung phóng tác đầy hấp dẫn trong các bộ tiểu thuyết siêu kinh điển. Theo truyền thuyết là tổ sư khai sáng đạo giáo ở núi Võ Đang (chú thích: Núi Võ Đang có tên cũ là núi Thái Hòa, thuộc thành phố Thập Yển phía bắc tỉnh Hồ Bắc, địa thế hùng vĩ, trước mặt giáp với hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu, sau lưng giáp rừng Thần Nông Giá, dài hơn 400 km, gồm 72 đỉnh, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ cao hơn mặt nước là 1612m). 

Sự độc đáo của nhân vật phản diện trong truyện Kim Dung

Trong các tác phẩm của Kim Dung, thật thú vi khi bàn về các nhân vật phản diện bởi vì tính cách hoặc võ công hay thậm chí cả một câu truyện, sự kiện liên quan xung quanh nhân vật đó.

Sự độc đáo của nhân vật phản diện trong truyện Kim Dung
Hệ thống các nhân vật phản diện phong phú và hay không kém các nhân vật chính diện. Điều đó kết cấu trong các tác phẩm của Kim Dung trở nên cân bằng, mạch truyện cuốn hút hấp dẫn thêm. Một số nhân vật đã trở thành biểu tượng gắn bó với đời sống thực.
Su doc dao cua nhan vat phan dien trong truyen Kim Dung
Nhà văn Kim Dung. 
Đầu tiên là Vi Tiểu Bảo. Nhân vật này nếu nói là "phản diện" thì cũng không phải, nhưng chính diện, võ công siêu quần hay tính cách tốt đẹp như những nhân vật chính trong các tác phẩm khác của Kim Dung thì chắc chắn không rồi.

Hình ảnh đời thường đáng nhớ của "võ lâm minh chủ" Kim Dung

Nhà văn Kim Dung là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp.

Hình ảnh đời thường đáng nhớ của "võ lâm minh chủ" Kim Dung
Hinh anh doi thuong dang nho cua
 Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung vừa qua đời tại bệnh viện Hong Kong vào chiều qua (30/10), sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Ông hưởng thọ 94 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới