Khủng hoảng vùng Vịnh có nguy cơ leo thang căng thẳng

Tài liệu tối mật mang tên "Thỏa thuận Riyadh" mà kênh truyền hình CNN được tiếp cận mới đây có thể khiến cho cuộc khủng hoảng vùng Vịnh càng thêm căng thẳng.

Khủng hoảng vùng Vịnh có nguy cơ leo thang căng thẳng
Thỏa thuận mật này được CNN đưa ra ánh sáng trùng thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có chuyến thăm 4 ngày đến Kuwait, Qatar và Ả-rập Xê-út bắt đầu từ hôm 10/7 để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh.
Trong phản hồi với CNN, Qatar cáo buộc Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vi phạm tinh thần của thỏa thuận giữa những nước này và “vô cớ tấn công vào chủ quyền của Qatar”.
Khung hoang vung Vinh co nguy co leo thang cang thang
Quốc vương Ả-rập Xê-út, Qatar và Kuwait đã cùng ký thỏa thuận đầu tiên được viết tay và có từ ngày 23/11/2013. Văn bản này còn được biết đến với cái tên Thỏa thuận Riyadh. Ảnh: CNN 
Nội dung Thỏa thuận Riyadh là cam kết tránh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước vùng Vịnh, bao gồm không được hỗ trợ tài chính và chính trị cho các nhóm “lầm đường lạc lối” - cụm từ dùng để miêu tả các nhóm chống chính phủ.
Thỏa thuận đặc biệt nhấn mạnh không hỗ trợ tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm đối lập tại Yemen có khả năng đe dọa tới các quốc gia này. Được biết, Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, UAE và Yemen đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào ngày 5/6 kèm cáo buộc rằng nước này hỗ trợ khủng bố trong đó có Hezbollah và tổ chức “Anh em Hồi giáo”.
Trong thỏa thuận đầu tiên này, các quốc gia cũng cam kết không hỗ trợ “truyền thông đối kháng” dường như để ám chỉ Al Jazeera-kênh truyền hình có trụ sở tại Qatar và được chính phủ nước này tài trợ. Các quốc gia vùng Vịnh đã cáo buộc Al Jazeera tuyên truyền cho các nhóm đối lập tại Ai Cập và Bahrain.
Thỏa thuận thứ hai được đánh dấu “tối mật” và có từ ngày 16/11/2014 với thêm sự tham gia của Quốc Vương Bahrain, Thái tử của Tiểu vương quốc Abu Dhabi (thuộc UAE) và Thủ tướng UAE.
Nội dung thỏa thuận nhấn mạnh cam kết ủng hộ sự ổn định của Ai Cập, bao gồm ngăn chặn khả năng các nhóm và cá nhân chống đối chính phủ Ai Cập sử dụng Al Jazeera. Sau khi thỏa thuận này được ký kết, Al Jazeera đã chủ động đóng một kênh chuyên đưa tin về Ai Cập là Al-Jazeera Mubashir Misr.
Một tài liệu bổ sung cho thỏa thuận 2013 đã được ký bởi Ngoại trưởng các quốc gia bàn về việc thực thi văn bản này. Trong đó bao gồm điều kiện không hỗ trợ Anh em Hồi giáo cũng như các nhóm đối lập tại Yemen và Saudi Arabia có tiềm năng đe dọa tới an ninh, ổn định của các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh gồm Qatar, Kuwait, Bahrain, Saudi Arabia, Oman và UAE.
Người trong cuộc lên tiếng
Khi CNN đặt câu hỏi, ông Sheikh Saif Bin Ahmed Al-Thani là giám đốc văn phòng truyền thông của chính phủ Qatar khẳng định chính Saudi Arabia và UAE mới là bên đã phá vỡ tinh thần của thỏa thuận.
Ông Al-Thani nhận định: “Yêu cầu của họ rằng Qatar đóng cửa Al Jazeera và trả bồi thường không nằm trong phạm vi thỏa thuận năm 2013. Cả Saudi Arabia và UAE đều không sử dụng cơ chế trong thỏa thuận đó để bày tỏ lo ngại của họ tới Qatar”.
Ông Al-Thani cho rằng "tối hậu thư" gồm 13 yêu cầu mà bốn quốc gia Arab gửi Qatar ngày 22/6 muốn Doha phải thực hiện để chấm dứt khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh là “vô cớ tấn công chủ quyền của Qatar”.
“Cuộc khủng hoảng này bị châm ngòi bởi các phát ngôn bịa đặt, chiến dịch truyền thông có thông đồng để chống lại Qatar. Từ đầu, Saudi Arabia và UAE đã cố gắng che giấu sự thật khỏi công chúng và cả người dân tại đất nước họ rồi đi quá đà bằng việc chặn Al Jazeera và các hãng truyền thông khác trên lãnh thổ của họ”, ông Al-Thani bày tỏ.
Sau khi thông tin về các thỏa thuận 2013, 2014 được CNN công bố, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập cùng đưa ra thông cáo chung vào ngày 10/7 cho rằng các văn bản thỏa thuận “xác nhận Qatar thất bại trong việc thực hiện cam kết đồng thời vi phạm các cam kết”. Bốn quốc gia này cho rằng 13 yêu cầu thuộc danh sách gửi tới Qatar đã được nhắc đến trong Thỏa thuận Riyadh.
Các thỏa thuận từ 2013 và 2014 này phần nào bộc lộ căng thẳng lâu dài giữa các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.
Tháng 3/2014, Saudi Arabia, UAE và Bahrain triệu hồi đại sứ của họ tại Qatar về nước bởi nghi ngờ rằng Doha chưa tuân theo điều khoản trong Thỏa thuận Riyadh là không can thiệp công việc nội bộ quốc gia khác.
Hai thỏa thuận này dường như là nỗ lực để cải thiện quan hệ giữa các quốc gia có đại diện đặt bút ký. Trong Thỏa thuận Riyadh có nội dung các bên đồng ý loại bỏ “bất cứ điều gì làm vẩn đục những mối quan hệ”.
Danh sách 13 yêu cầu mà Saudi Arabia, Bahrain, UAE, Ai Cập muốn Qatar phải thực hiện bao gồm việc Doha cắt quan hệ ngoại giao với Iran, đóng căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ nước này và đóng cửa hãng tin Al Jazeera.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani đã gọi những yêu cầu trên vi phạm luật quốc tế. Ông Al Thani bức xúc: “Nếu xem xét các yêu cầu này, có cáo buộc là Qatar hỗ trợ khủng bố vậy mà họ lại muốn chặn tự do ngôn luận, yêu cầu đóng cửa hãng truyền thông, trục xuất người…”

Quốc vương Qatar - nhân vật tâm điểm trong vụ “tẩy chay” ở Arab

Quốc vương 37 tuổi của Qatar đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng do bất đồng với các quốc gia láng giềng trước khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Quốc vương Qatar - nhân vật tâm điểm trong vụ “tẩy chay” ở Arab
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab
Quốc vương Qatar Tamim tiếp quản ngôi vị từ cha mình, Quốc vương Hamad bin Khalifa Al Thani, người đã trị vì đất nước trong gần 20 năm trước khi nhường ngôi. Quốc vương Tamim từng học tại Trường Sherborne, Trường Harrow và Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst ở Anh, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1998. Ảnh: Getty. 
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-2
Trước khi nắm quyền vào năm 2013, ông đã tham gia vào việc chính sự của đất nước trong nhiều năm. Vào thời điểm Quốc vương Hamad chuyển giao quyền lực cho con trai, cả Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đều kỳ vọng vị tân vương trẻ tuổi sẽ điều chỉnh lại cách tiếp cận của Qatar với các vấn đề khu vực. Ảnh: Hindustan Times. 
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-3
 Tháng 11/2013, Qatar bị Saudi Arabia, UAE và Bahrain chỉ trích vì hỗ trợ Tổ chức Anh em Hồi giáo, một nhóm bị Saudi Arabia và UAE gọi là "tổ chức khủng bố". Trong ảnh, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani trong buổi họp báo tại Dinh Tổng thống ở Warsaw, Ba Lan, ngày 5/5. Ảnh: Getty.
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-4
Vài tháng sau khi lên ngôi, Quốc vương Tamim được Vua Abdullah của Saudi Arabia mời tới Riyadh và đưa ra tối hậu thư nhằm "thay đổi hướng đi của Qatar và đưa đất nước này phù hợp với phần còn lại của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) trong các vấn đề khu vực". Quốc vương Tamim cũng được yêu cầu ký một thỏa thuận an ninh bổ sung quy định "không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước GCC nào khác" và ký cam kết tuân thủ. Ảnh: Getty. 
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-5
 Cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng trở nên căng thẳng vào tháng 3/2014, khi Saudi Arabia và UAE đánh giá rằng Qatar không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận mà Tamim đã ký kết. Cùng với Bahrain, họ đã rút các đại sứ từ Doha về nước. Trong ảnh, Quốc vương Tamim bin Hamad Al-Thani tới tham dự cuộc thảo luận chung trong kỳ họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ, ngày 28/9/2015. Ảnh: Getty.
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-6
 Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani (giữa) và Thái tử Mohammed bin Nayef của Saudi Arabia trong Hội nghị thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh - Mỹ tại Trại David, Maryland, Mỹ, ngày 14/5/2015. Ảnh: Getty.
Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-7
 Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 23/5/2015. Căng thẳng giữa Qatar và Saudi Arabia bùng phát từ cách đây 2 tuần. Saudi Arabia và một số nước cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố và hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân. Qatar, quốc gia sở hữu mạng lưới tin tức Al Jazeera, cũng đóng vai trò đàm phán với các nhóm mà nhiều chính phủ giữ khoảng cách. Ảnh: Hindustan Times.

Khủng hoảng Qatar: Nga-Mỹ vào cuộc

Đến nay đã có 8 nước tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, cắt kết nối giao thông trên không, trên biển với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố.

Khủng hoảng Qatar: Nga-Mỹ vào cuộc
Trước những diễn biến này, các cường quốc trong và ngoài khu vực bắt đầu vào cuộc.

Vì sao Nga tích cực hòa giải giữa các nước GCC và Qatar?

(Kiến Thức) - Trong bài báo đăng trên Bloomberg, tác giả Henry Meyer  khẳng định rằng việc Ả-rập Xê-út cô lập Qatar cũng đã đẩy Nga vào tình thế khó xử.

Vì sao Nga tích cực hòa giải giữa các nước GCC và Qatar?
Khó xử là vì Moscow đang cố cân bằng giữa hai bên: Nga có liên hệ chặt chẽ với Qatar đồng thời hợp tác với Ả-rập Xê-út cũng như Iran.
Vi sao Nga tich cuc hoa giai giua cac nuoc GCC va Qatar?
 Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhà lãnh đạo Qatar là Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani. Ảnh: Sputnik International

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.