Khủng hoảng Ukraine: phương Tây đặt hi vọng lên vai Thủ tướng Đức

(Kiến Thức) - Tại thời điểm này, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng cử viên số một cho vai trò cầu nối giữa phương Tây và Nga trong cuộc giải quyết khủng hoảng Ukraine.

Ít ai biết rằng, những chú chó cưng dễ thương lại là nỗi sợ hãi của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong nhiều năm qua. Song, hãy xem món quà mà Tổng thống Putin tặng cho bà Merkel khi bà đến thăm ông lần đầu tiên vào tháng 1/2006, đó là một chú cún nhồi bông.
Đổi lại, bà Merkel cũng có dịp “trả đũa” vị lãnh đạo tài ba này của Nga. Theo đó, không lâu sau khi đắc cử hồi 2005, bà đã có chuyến công du tới Moscow để gặp gỡ phe đối lập Nga. Theo nhiều chuyên gia, chuyến công cán trên mang một ý nghĩa sâu xa. Đấy là cách để bà Merkel cắt đứt với người tiền nhiệm Gerhard Schroder, một người bạn thân của Tổng thống Putin.
Một năm sau, khi tiếp bà tại tư dinh ở Sochi, ông Putin lại vô tình để cho chú cún cưng Koni nhảy xổ lên cổ bà. “Không khí đối đầu giữa bà Merkel và ông Putin vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay”, nhà báo Stefan Kornelius đưa ra quan điểm trên trong cuốn tiểu sử về các lãnh đạo Đức mới ra mắt gần đây của mình.
Ông Putin, bà Merkel và vị khách "không mời" Koni trong một cuộc nói chuyện ở Sochi hồi năm 2005.
Ông Putin, bà Merkel và vị khách "không mời" Koni trong một cuộc nói chuyện ở Sochi hồi năm 2005.
Tuy nhiên, theo lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khi châu Âu đang trải qua “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ chiến tranh Lạnh”, mọi hi vọng cứu vãn thời cuộc thông qua giải pháp ngoại giao đều đặt lên trên mối quan hệ kỳ lạ này. Tại thời điểm hiện nay, bà Merkel là lãnh đạo phương Tây duy nhất hội tụ đủ tiêu chuẩn để “thuyết phục” ông Putin.
Trước tiên, hai vị lãnh đạo cùng chung nhau khá nhiều điểm tương đồng. Nữ Thủ tướng Đức lớn lên ở Đông Đức và nói tiếng Nga khá rành. “Bà ấy hiểu cái mà những người khác không hiểu”, thành viên Hội đồng châu Âu Stefan Meister nói. Còn Tổng thống Putin cũng vậy, ông nói lưu loát tiếng Đức, thứ tiếng mà ông truyền cảm hứng cho những người con của mình. Sự thành thạo về ngôn ngữ Đức của ông Putin có lẽ là thành quả sau một thời gian hoạt động nằm vùng ở Dresden trong vai trò là một điệp viên của cơ quan tình báo Liên Xô (KGB).
Sự thấu hiểu giữa hai nhà lãnh đạo đã được kiểm chứng hồi 2008. Khi đó, bà Merkel đã thuyết phục Mỹ nên từ bỏ ý định đưa Ukraine và Gruzia vào NATO nhằm tránh sự phản ứng dữ dội từ Nga. Sáu năm qua, nhiều chuyên gia nghi vấn liệu bà Merkel cố tình né tránh một cuộc xung đột với Moscow hay thất bại trong việc “kéo Kiev ra khỏi quỹ đạo của điện Kremlin”.
Ông Putin tới Hanover, Đức để tham dự lễ khai mạc một triển lãm công nghiệp và hội đàm với Thủ tướng Merkel hồi tháng 4/2013.
 Ông Putin tới Hanover, Đức để tham dự lễ khai mạc một triển lãm công nghiệp và hội đàm với Thủ tướng Merkel hồi tháng 4/2013.
Kể từ ngày đó, ông Putin nhìn nhận bà là một đối tác tuy khó nhằn nhưng đáng tin cậy mặc dù cả hai có những nhận thức khác nhau. Đơn cử, bà Merkel coi sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ là cánh cửa mở ra những chân trời mới. Trong khi đó, ông Putin đã từng mô tả sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm kịch địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20”.
Trong mọi trường hợp, Đức vẫn có một vai trò quan trọng. Sợi dây địa lý của nước này với phương Đông đã góp phần gắn họ với vai trò này. Berlin nằm gần thị trấn du lịch Lviv của Ukraine hơn so với Paris. Chưa kể, Đức có tới 3 triệu người nói tiếng Nga, chủ yếu tới từ các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô trước đây. Tất cả yếu tố này giải thích tại sao những căng thẳng ở Crimea đều được theo dõi sát sao ở Đức. Các trang báo không ngừng cập nhật tin tức về những diễn biến mới nhất về khu vực tự trị Crimea này.
Đồng thời, quan hệ kinh tế giữa Đức và Nga cũng giải thích cho mối quan tâm trên. 1/3 lượng khí đốt tiêu thụ ở Đức đều có nguồn gốc từ nước Nga. Chưa kể, giá trị các giao dịch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 80 tỷ euro (khoảng 110 tỷ USD). Thực sự, điều này làm bà Merkel ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bà không thể phá vỡ mối quan hệ thương mại này. Song, bà lại là phải tỏ ra đáng tin cậy trong các đe dọa trừng phạt kinh tế lên Nga.
Tại thời điểm này, Đức đang cân nhắc trách nhiệm của mình trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine. Trước hết, Đức cần phải “phối hợp chặt chẽ với các đối tác của mình”. Đây chính là điều mà bà Merkel lặp đi lặp lại trong suốt bài phát biểu của mình trước Quốc hội (Bundestag) hồi tuần trước.

Vì sao Đức không theo Mỹ trừng phạt cứng rắn Nga?

(Kiến Thức) - Buôn bán giữa Nga và Đức hiện đạt 76,5 tỷ Euro, có gần 6.000 công ty Đức làm việc với Nga…là những lý do khiến Đức không theo Mỹ trừng phạt Nga.

Cờ Nga bay rợp trời ở Crimea trước giờ G

(Kiến Thức) - Công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý quan trọng ở nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine đang được khẩn trương hoàn  tất.

16/3 được coi là ngày trọng đại đối với không chỉ toàn thể người dân nước Cộng hòa tự trị Crimea. Ngày này, người dân sẽ đi bỏ phiếu quyết định cho số phận tương lai của Crimea.
 16/3 được coi là ngày trọng đại đối với không chỉ toàn thể người dân nước Cộng hòa tự trị Crimea. Ngày này, người dân sẽ đi bỏ phiếu quyết định cho số phận tương lai của Crimea.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.