Khủng hoảng Ukraine: Pháp có dám hủy thương vụ Mistral với Nga?

(Kiến Thức) - Trong khi EU xem xét các lệnh trừng phạt dành cho Nga thì hợp đồng đóng tàu đổ bộ Mistral của Pháp nổi lên như điển hình cần loại bỏ.

Khủng hoảng Ukraine: Pháp có dám hủy thương vụ Mistral với Nga?
Những người công nhân của Pháp tại xưởng đóng tàu STX France, thị trấn Saint-Nazaire đều theo dõi chặt chẽ diễn biến của khủng hoảng Ukraine, nơi cách họ gần 3.600km về phía đông.
“Khủng hoảng ở Ukraine nhận được nhiều sự chú ý của các công nhân nhà máy đóng tàu STX France”, ông Christophe Morel – đại biểu công đoàn tại xưởng đóng tàu STX France, nơi đang thực hiện hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral cho Hải quân Nga. Chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga chỉ trong năm 2014.
Trong khi những người công nhân Pháp đang hoàn thiện những bước cuối cùng trong quá trình đóng chiếc tàu đổ bộ Vladivostok thì máy bay chiến đấu của NATO đang tăng cường tuần tra tại biên giới với Nga và Ukraine để ngăn cản bất cứ hành động can thiệp quân sự nào của Nga.
Tàu đổ bộ chiến đấu lớp Mistral của Hải quân Nga Vladivostok trong quá trình đóng.
 Tàu đổ bộ chiến đấu lớp Mistral của Hải quân Nga Vladivostok trong quá trình đóng.
Khi Pháp ký hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD với Nga năm 2011, cả 2 nước đều không tính đến trường hợp này. Sau khi ký hợp đồng, quan chức Pháp ca ngợi hợp đồng lớn nhất giữa Nga và một nước NATO như một dấu hiệu cho thấy Moscow được coi là đối tác với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương thay vì kẻ địch. Tuy nhiên, khủng hoảng Ukraine diễn ra, hợp đồng 1,6 tỷ USD giữa Pháp và Nga trở thành một ví dụ về sự dễ tổn thương của EU trước các động thái của Nga ở Ukraine.
Với 2.200 nhân công của tập đoàn đóng tàu STX France – một tập đoàn của Hàn Quốc trong đó Pháp giữ 33% cổ phần, thương vụ với Nga được coi là cứu tinh cho những người này trong thời gian nền công nghiệp đóng tàu đình đốn do khủng hoảng kinh tế.
“Hợp đồng với Nga giúp chúng tôi có việc và tất nhiên giúp chúng tôi nuôi gia đình”, ông Morel cho hay.
Tuy nhiên, khi EU tiếp tục xem xét các lệnh trừng phạt mới với Nga, số phận hợp đồng Mistral tiếp tục được đưa ra bàn luận vì đây được xem là một điển hình xấu khi EU bán vũ khí cho Nga. Khi chính phủ Pháp nhắc đến khả năng ngừng hợp đồng Mistral, Nga đã cảnh báo về các lệnh trừng phạt dành cho Pháp do phá hợp đồng. Bộ Quốc phòng Pháp quyết định hoãn việc đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 10/2014 – cũng là thời hạn chuyển giao chiếc Vladivostok cho Hải quân Nga. Cũng trong khoảng thời gian tháng 10/2014, chiêc tàu đổ bộ thứ 2 – mang tên Sevastopol cũng sẽ được bắt đầu đóng.
Trong tháng 5/2014, sẽ có 400 thủy thủ Nga đến Saint-Nazaire để làm quen với chiếc tàu.
Với hơn 300 nhân công của hãng STX France, họ vẫn được coi là may mắn vì ít nhất, chiếc Vladivostok vẫn được hoàn thiện.
“Điều cơ bản là hoàn thiện chiếc tàu. Còn việc chiếc tàu có được chuyển giao cho Nga hay không, đó không phải là vấn đề của chúng tôi”, bà Nathalie Durand- Prinborgne- một đại diện công đoàn khác ở thị trấn Saint-Nazaire cho hay.
Tàu Vladivostock được đưa ra biển thử nghiệm vào tháng 3/2014.
Tàu Vladivostock được đưa ra biển thử nghiệm vào tháng 3/2014.
Việc chuyển giao chiếc Vladivostok sẽ trở thành vấn đề cho Pháp. Pháp có thể sẽ phải trả Nga 1,65 tỷ USD tiền phạt cũng như hoàn trả đặt cọc. Trong khi Pháp đang phải cắt giảm ngân sách thì khoản tiền này trở thành một khoản tiền khổng lồ. Với Pháp, hợp đồng đóng Mistral cho Nga đã trở thành một gánh nặng, “bỏ thì thương, vương thì tội”.
Việc đóng tàu là mạch máu chính cho nền kinh tế vùng Saint-Nazairen của Pháp. Trong vòng 1 thập kỷ vừa qua, xưởng đóng tàu Saint-Nazaire đã được chuyển từ tay người Pháp, Na Uy và giờ là người Hàn quốc. Tập đoàn STX France có nhà thầu phụ từ 20 quốc gia khác nhau với nhiều hợp đồng với nhiều nước. Tuy nhiên, những hợp đồng đóng tàu du lịch khi so sánh với hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ lớp Mistral sẽ là một phép so sánh khập khiễng. "Khi so sánh với chiếc tàu đổ bộ Mistral, những chiếc tàu du lịch sẽ chỉ như những chiếc phà “hơi lớn”, một công nhân của hãng STX France nhận xét.
Hợp đồng Mistral với Nga không chỉ lớn với Pháp, mà còn lớn với cả những người thợ tại xưởng đóng tàu tại Saint-Nazairen. Đối với những người thợ này, chính trị không phải là điều quan trọng nhất với họ, mà là công việc.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết trừng phạt Nga

(Kiến Thức) - Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án hành động của Nga ở Ukraine và thúc giục Nhà Trắng loại Nga khỏi G8 cũng như áp dụng lệnh trừng phạt lên nước này.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết trừng phạt Nga

Trong cuộc họp hôm 12/3, 402 nghị sĩ có mặt đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết trong khi chỉ có 7 phiếu trống. Nghị quyết này cũng kêu gọi Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cử quan sát viên tới Crimea và các vùng khác của Ukraine. Đồng thời, nghị quyết này còn đề nghị NATO ngừng hợp tác quân sự với Nga, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị quân sự.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, nghị quyết này còn đốc thúc chính quyền Tổng thống Obama “làm việc với các đồng minh châu Âu và các nước khác để áp đặt trừng phạt về thị thực, thương mại, tài chính lên các quan chức cấp cao, ngân hàng và thể chế tài chính cũng như các cơ quan chính phủ của Nga”.

Pháp triển khai tàu tình báo tới Biển Đen "canh" Nga

(Kiến Thức) - Cùng với chiến hạm Aegis Mỹ, Hải quân Pháp đã quyết định điều tàu tình báo tới Biển Đen trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Pháp triển khai tàu tình báo tới Biển Đen "canh" Nga
"Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook của Mỹ và tàu tình báo Dupuy de Lôme (Hải quân Pháp) vừa tiến vào Biển Đen", tờ Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin vào ngày 11/4.
Theo Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, việc triển khai USS Donald Cook là để đảm bảo cho các đồng minh NATO trong khu vực sau khi căng thẳng tăng cao ở Ukraine.

Người dân miền đông Ukraine chuẩn bị “đón” quân đội miền tây

(Kiến Thức) - Chiến dịch chống người biểu tình đòi ly khai của chính phủ Ukraine khiến người dân các thành phố miền đông lo ngại về sự an toàn của họ.

Người dân miền đông Ukraine chuẩn bị “đón” quân đội miền tây
Người dân lo ngại vì chiến dịch chống khủng bố của Kiev
Chiến dịch “chống khủng bố” của chính phủ Ukraine đã bắt đầu từ ngày 15/4/2014 nhằm chiếm lại các thành phố Nga; đi kèm với lời chỉ trích của Kiev cùng với Mỹ và EU cáo buộc Nga kích động rối loạn ở miền đông Ukraine.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.