Khủng hoảng Catalonia: Chính thức Vượt qua lằn ranh đỏ

Cuộc khủng hoảng Catalonia đã chính thức vượt qua lằn ranh đỏ, hay nói theo ngôn ngữ khác, là đã vượt qua điểm “không thể quay đầu trở lại".

Với việc Nghị viện Catalonia tuyên bố khởi động tiến trình tiến tới thành lập một nhà nước Cộng hoà độc lập và Thượng viện Tây Ban Nha bật đèn xanh cho chính phủ nước này áp dụng điều 155 Hiến pháp, tước quyền tự trị của vùng Catalonia, cuộc khủng hoảng ly khai đã chính thức vượt qua lằn ranh đỏ, hay nói theo ngôn ngữ báo chí phương Tây, là đã vượt qua điểm “không thể quay đầu trở lại”.
Khung hoang Catalonia: Chinh thuc Vuot qua lan ranh do
Xứ Catatlonia  bắn pháo hoa mừng tuyên bố độc lập. Ảnh: Reuters
Đó chính xác là những gì đang diễn ra hiện nay tại Catalonia. Bất chấp sự phản đối từ trong chính nội bộ Catalonia cũng như vô vàn dấu hiệu cho thấy rằng việc theo đuổi đến cùng kế hoạch ly khai sẽ là một cuộc phiêu lưu vô cùng rủi ro về mặt chính trị-kinh tế, các nhà lập pháp của vùng Catalonia vẫn quyết định đặt tương lai của vùng này trước một viễn cảnh vô cùng bất an.
Việc đối thoại giữa Catalonia và chính quyền trung ương Tây Ban Nha giờ đây là bất khả thi, bởi đứng trên quan điểm của Madrid, việc làm của các chính trị gia ly khai ở Catalonia là một mối đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị, thậm chí là sự tồn vong của một nhà nước Tây Ban Nha thống nhất.
Nhưng điều nghịch lý là ở chỗ, chính các nghị sĩ Catalonia vừa bỏ phiếu đòi độc lập lại đưa ra trong nghị quyết ly khai của mình ưu tiên đầu tiên là phải thiết lập một kênh đối thoại với chính quyền trung ương Tây Ban Nha.
Yêu sách tương đối phi lý này phản ánh đúng tính chất mập mờ trong mọi chiến thuật mà phe ly khai ở Catalonia thực thi từ đầu tháng 10 đến nay, tức là luôn từ chối đưa ra một quan điểm rõ ràng rằng có độc lập hay không, và chờ đợi chính quyền Tây Ban Nha đáp ứng, thay vì hành động một cách hợp hiến và hợp pháp.
Điều này khiến cho phe ly khai Catalonia thiếu hẳn một tính chính danh cần thiết để hành động và chắc chắn, tương lai phía trước dành cho lực lượng ly khai này sẽ tràn ngập các khó khăn và trở ngại, đến từ cả cộng đồng quốc tế lẫn sự phản kháng trong nội bộ./.

Ảnh: Sân bay “hóa” bãi rác kinh hoàng ở Tây Ban Nha

(Kiến Thức) - Các nhân viên dọn vệ sinh đình công khiến sân bay Barcelona–El Prat ở Tây Ban Nha biến thành một bãi rác kinh hoàng.

Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha
 Các nhân viên dọn vệ sinh tại sân bay Barcelona-El Prat ở Tây Ban Nha đã đình công trong khoảng thời gian từ ngày 28/11 đến ngày 2/12.
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-2
 Sự vắng mặt của họ dù chỉ trong 5 ngày đã biến sân bay này trở thành một bãi rác khiến không ít người kinh hãi khi chứng kiến.
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-3
Hành khách ngồi chờ cạnh đống rác ở sân bay Tây Ban Nha
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-4
Rác thải bừa bãi trên mặt sàn ở sân bay
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-5
 “Thật kinh khủng nhưng chúng tôi không muốn tới đó. Công ty không làm gì để giải quyết vấn đề và chúng tôi phải tranh đấu vì quyền lợi của chúng tôi”, El Pais, người phát ngôn của nhóm công nhân nhân vệ sinh đình công, cho biết.
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-6
 Các nhân viên dọn vệ sinh này được cho là đình công nhằm phản đối việc rút ngắn kỳ nghỉ lễ và thay đổi kế hoạch làm việc.
Anh: San bay “hoa” bai rac kinh hoang o Tay Ban Nha-Hinh-7
Những người lao công của sân bay nói rằng họ sẽ tiếp tục đình công trong tháng 12/2016 nếu vấn đề không được giải quyết thỏa đáng. (Nguồn ảnh: Business Insider).

Thập niên 1960, thành phố Barcelona có gì?

(Kiến Thức) - Daily Mail đăng tải hình ảnh đường phố ở Barcelona hồi thập niên 1960 với những thước hình vô cùng sống động.

Thap nien 1960, thanh pho Barcelona co gi?
 Những người dân ở Barcelona hồi thập niên 1960 đang đi lại trên con đường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.