Hướng dẫn cúng Rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp năm 2024 (ngày 15 tháng 12 Âm lịch, năm Quý Mão) sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 14/1/2025 theo Dương lịch.
Thông thường, lễ cúng Rằm được thực hiện vào chiều ngày 14 Âm lịch (tức 13/1/2025 Dương lịch) hoặc sáng ngày 15 Âm lịch, tại bàn thờ gia tiên trong gia đình.
Thời gian cúngTheo quan niệm dân gian, thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ cúng là vào giờ Thìn (7:00 - 9:00 sáng), vì đây là giờ hoàng đạo, tượng trưng cho sự khởi đầu thuận lợi và mang lại nhiều may mắn.
Ngoài giờ Thìn, gia chủ có thể chọn những khung giờ khác, miễn là tránh làm lễ quá khuya. Một số thời điểm khác phù hợp để cúng gồm:
Giờ Quý Dậu (17:00 - 19:00); Giờ Giáp Tý (23:00 - 1:00); Giờ Bính Dần (3:00 - 5:00). Lưu ý, lễ cúng nên hoàn thành trước khi trời tối để đảm bảo sự trang nghiêm và đúng phong tục truyền thống.
Nên thắp hương vào buổi tối hay không?
Ngày nay, do bận rộn công việc, nhiều người thường thắp hương vào thời gian thuận tiện nhất. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, việc thắp hương vào buổi tối không được khuyến khích, trừ khi có lễ cần thực hiện đúng giờ hoặc các tình huống đặc biệt.
Theo dân gian, ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Vào ban đêm, âm khí mạnh, việc thắp hương có thể vô tình mời gọi không chỉ hương linh tổ tiên mà cả các thế lực không mong muốn, gây điều không tốt lành. Vì vậy, nhiều người tránh thắp hương vào ban đêm để ngăn cản những năng lượng tiêu cực xâm nhập. Tuy nhiên, tại các đền chùa, nơi có sự che chở của Phật và thánh thần, điều này không còn là mối bận tâm.
Theo dân gian, ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. |
Buổi sáng được xem là thời gian lý tưởng để thắp hương, vì lúc này không khí tinh khiết, trong lành, thích hợp để giao tiếp với tổ tiên và thần linh. Ngược lại, buổi tối mang ý nghĩa của sự kết thúc, bóng tối và nghỉ ngơi, không gian dễ tạo ra tà khí và ảnh hưởng xấu.
Ban ngày tượng trưng cho sự sống, còn ban đêm là thời gian của cái chết và sự ẩn khuất. Vì thế, thắp hương ban đêm có thể làm mất đi sự thanh tịnh cần thiết trong nghi lễ thờ cúng. Ngoài ra, bóng tối dễ tạo cảm giác sợ hãi, nhất là khi chưa có điện, khiến người xưa thường kiêng làm nhiều việc vào ban đêm.
Thêm vào đó, lễ cúng cần sự trang trọng, mà ban đêm không gian u ám có thể làm giảm tính nghiêm trang và sự tập trung của người cúng. Vì thế, trừ khi cần thiết, các nghi lễ quan trọng nên thực hiện vào ban ngày để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh.
Mâm lễ cúng Rằm tháng Chạp
Lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chu đáo, với các vật phẩm chia thành hai phần: lễ chay và lễ mặn.
Lễ chay:
Trầu cau: Biểu tượng của tình nghĩa vợ chồng, sự thủy chung.
Hoa quả: Tượng trưng cho sự tươi mới, sung túc, thường gồm chuối, bưởi, cam, quýt, xoài,...
Nước: Thể hiện sự thanh khiết, trong sạch.Hương: Biểu hiện lòng thành kính của gia chủ.Đèn, nến: Tượng trưng cho ánh sáng dẫn đường.Lễ mặn:
Gà luộc: Tượng trưng cho sự may mắn, sung túc. Gà trống luộc chín vàng, da căng bóng thường được chọn.Xôi gấc: Biểu hiện sự may mắn, thành công, làm từ gạo nếp, gấc và đường.
Giò chả: Tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ, chế biến từ thịt lợn, mộc nhĩ,...Món xào: Thể hiện sự hanh thông, thuận lợi, thường là rau củ, thịt,...Rượu gạo: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.Mâm lễ được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên và thần linh.
Sau khi thắp hương bao lâu thì hạ lễ?
Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ sẽ hạ lễ để cả gia đình cùng thụ lộc. Vậy khoảng thời gian hợp lý để hạ lễ là bao lâu? Theo nghi lễ truyền thống, gia chủ thường đợi hết 3 tuần hương mới hạ lễ. Một tuần hương là thời gian cháy hết một nén hương, và thời gian này có thể thay đổi tùy vào loại hương sử dụng.
Không nhất thiết phải chờ đợt hương đầu tiên cháy hết mới thắp tiếp nén hương sau, gia chủ có thể "gối đầu", tức thắp nén hương tiếp theo khi nén trước đã cháy quá nửa.
Ngày nay, do quỹ thời gian hạn hẹp, nhiều gia đình đơn giản hóa nghi thức thờ cúng, thường chỉ thắp hai tuần hương, thậm chí một tuần hương. Khi hương cháy hết, gia chủ khấn vái xin phép rồi hạ lễ.
Theo quan niệm dân gian, thời gian tốt nhất để thắp hương khấn vái tổ tiên là từ 6h đến 10h sáng, khoảng thời gian đầu ngày, được coi là khung giờ tốt lành, mang ý nghĩa khởi đầu một ngày mới đầy may mắn.
Trong quá trình cúng bái, gia chủ nên ăn mặc kín đáo, gọn gàng, tránh trang phục luộm thuộm, rườm rà hoặc quá màu mè, để giữ sự trang nghiêm và thành kính.