Rằm tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 15 tháng Chạp) rơi vào ngày 27/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba.
Từ xưa đến nay, người ta không quá cầu kỳ trong việc chọn giờ cúng Rằm tháng Chạp. Gia chủ có thể được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Tuy nhiên, thời điểm cúng rằm tháng Chạp tốt nhất là ban ngày hoặc chiều tốt, tránh làm lễ vào buổi tối muộn.
Các khung giờ hoàng đạo trong ngày 14 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 26/1/2021)
Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Các khung giờ hoàng đạo trong ngày chính rằm - ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý (tức thứ Tư, ngày 27/1/2021)
Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Gia chủ có thể lựa chọn khung giờ phù hợp để thuận tiện cho việc tiến hành các nghi lễ thờ cúng của gia đình.
Đồ cúng rằm tháng Chạp có thể khác biệt giữa các vùng miền, địa phương. Gia chủ cũng có thể chuẩn bị lễ cúng chay hoặc lễ mặn tùy vào điều kiện.
Mâm cúng chay thường có các lễ vật như hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn, nến, rượu, thuốc lá, vàng mã...
Mâm cỗ mặn thường có gà luộc, xôi đỗ, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, rau luộc, rượu... Lưu ý, gà trên mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Chạp phải là gà trống. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt cho rằng gà trống chính là biểu tượng của đức tính tốt đẹp bao gồm trí, dũng, nhân.
Đồ cúng rằm tháng Chạp không cần cầu kỳ nhưng phải chuẩn bị chu đáo, thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ.
Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp phải sạch sẽ, có tâm thanh tịnh, trong sáng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.