Khủng bố đẫm máu ở Sri Lanka: Phiến quân IS đã trở lại?

Vụ đánh bom liên hoàn đẫm máu tại Sri Lanka cho thấy dù bị đánh bại ở Syria và Iraq, nhưng sức ảnh hưởng từ tư tưởng của khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn còn rất lớn.
 

Khủng bố đẫm máu ở Sri Lanka: Phiến quân IS đã trở lại?
Cách đây 5 năm, IS chiếm đóng hơn 88.000km diện tích lãnh thổ ở Iraq và Syria, bỏ túi hàng tỷ đô la Mỹ từ thu thuế của dân, bán dầu và cướp bóc ngân hàng.
Ngày nay, cái gọi là “Vương quốc Hồi giáo” mà IS tự tuyên bố đã không còn. Tuy vậy, ảnh hưởng tư tưởng của phiến quân IS vẫn rõ ràng và mạnh mẽ, được thấy rõ nhất qua vụ tấn công khủng bố khiến 359 người chết ở Sri Lanka ngày 21/4. Vụ khủng bố này thuộc hàng đẫm máu nhất kể từ vụ 11/9/2001 ở Mỹ.
Khung bo dam mau o Sri Lanka: Phien quan IS da tro lai?
 Hiện trường vụ nổ tại nhà thờ St. Anthony ở Kochchikade, Colombo, Sri Lanka ngày 21/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 23/4, giới chức Sri Lanka cáo buộc nhóm khủng bố Hồi giáo trong nước là National Tawheed Jamath thực hiện loạt vụ đánh bom tại các nhà thờ Thiên chúa giáo và khách sạn nhiều người nước ngoài qua lại.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho rằng vụ việc không thể chỉ được thực hiện trong nước. Một số tên khủng bố đã ra nước ngoài, có mối liên hệ với nước ngoài.
Một quan chức Mỹ nói với kênh CNN rằng chính IS đã khuyến khích nhóm National Tawheed Jamath thực hiện các vụ tấn công ở Sri Lanka.
Theo CNN, một nghi can IS đã khai với quan chức Ấn Độ rằng anh ta huấn luyện một phiến quân Sri Lanka có liên hệ với nhóm National Tawheed Jamath.
Tư tưởng IS
Khung bo dam mau o Sri Lanka: Phien quan IS da tro lai?-Hinh-2
Khủng bố IS. Ảnh: AP 
Theo ông Peter Bergen, Phó chủ tịch Tổ chức New America và là giáo sư tại Đại học Arizona, Mỹ, vụ khủng bố ở Sri Lanka là lời nhắc nhở cho thấy tư tưởng của IS không bị tiêu diệt cùng thời điểm “Vương quốc Hồi giáo” đã sụp đổ ở Iraq và Syria. Tư tưởng đó là coi những người theo tôn giáo khác và những người Hồi giáo không có chung suy nghĩ như người Hồi giáo Sunni cực đoan là những người “vô đạo”.
Tư tưởng đó ủng hộ các vụ tấn công người Thiên chúa giáo tại nơi họ cầu nguyện. Một số vụ điển hình gần đây có thể kể tới như:
IS đã giết 20 người theo đạo tại một nhà thờ Thiên chúa giáo ở Philippines hồi tháng 1.
Tháng 5/2018, IS đã tấn công ba nhà thờ Thiên chúa giáo ở Indonesia, giết chết 12 người và làm nhiều người bị thương.
IS cũng giết 49 người đang làm lễ mi xa tại hai nhà thờ Thiên chúa giáo ở Ai Cập năm 2017.
Ngày 21/4 vừa qua, chúng ta lại chứng kiến tư tưởng chết người của IS trỗi dậy trong các vụ tấn công 3 nhà thờ Thiên chúa giáo ở Sri Lanka..
Ngay ngày hôm sau, kênh tin tức Amaq của IS tuyên bố nhóm này đứng đằng sau vụ tấn công ở Sri Lanka nhưng không cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp.
Dù IS có liên quan trực tiếp tới vụ tấn công ở Sri Lanka hay chỉ đơn giản là truyền cảm hứng cho những kẻ thực hiện thì điều đó cũng không khác gì với các nạn nhân loạt vụ đánh bom và gia đình họ. 359 người đã chết và nỗi đau còn kéo dài với người còn sống.
Tư tưởng khủng bố của Awlaki
Khung bo dam mau o Sri Lanka: Phien quan IS da tro lai?-Hinh-3
 Anwar al Awlaki. Ảnh: AFP
Rõ ràng là tiêu diệt “Vương quốc Hồi giáo” của IS về mặt địa lý đã không thể tiêu diệt tư tưởng của IS, thứ tư tưởng độc hại đã truyền cảm hứng giết người cho phiến quân khắp thế giới.
Mỹ từng chứng kiến một hiện tương tương tự với tư tưởng của tên Anwar al Awlaki. Hắn là giáo sĩ sinh ra ở Mỹ và sau này thành thủ lĩnh Al-qaeda ở Bán đảo Arab tại Yemen.
Awlaki bị tiêu diệt trong một cuộc không khích bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Yemen năm 2011. Tuy nhiên, ngay cả khi chết, tư tưởng của Awlaki về sự cần thiết của bạo lực nhân danh Chúa vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng.
Viện nghiên cứu New America phát hiện ra rằng từ khi Awlaki chết, các video của hắn đã gây ảnh hưởng tới trên 80 tên khủng bố ở Mỹ.
Tất nhiên không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề bạo lực – thường được gieo rắc từ những cuộc tuyên truyền thù hằn trên internet.
Một cách tiếp cận là tiếp tục gây sức ép với các công ty mạng xã hội để giảm càng nhiều càng tốt các hình thức tuyên truyền của những kẻ cực đoan bạo lực như Awlaki hay IS.
Đây không phải là nhiệm vụ đơn giản khi cứ mỗi phút lại có một lượng video với tổng thời lượng lên tới 400 giờ được tải lên YouTube.
Chắc chắn, các công ty mạng xã hội đã có những bước đi chủ động hơn trong gỡ các video hay bài viết kích động bạo lực.
Ví dụ như Facebook đã lên kế hoạch thuê 20.000 người điều phối nội dung vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, vẫn còn phải làm nhiều hơn, ví dụ như ứng dụng trí tuệ nhân tạo để gỡ nội dung kích động bạo lực càng nhanh càng tốt.
Giới lãnh đạo các nước cũng phải nhận ra rằng một phần quan trọng trong công việc của họ là giảm nhẹ chứ không phải gia tăng căng thẳng giáo phái.

Đánh bom ở Sri Lanka: Hơn 300 người thương vong

(Kiến Thức) - Theo thông tin mới nhất của truyền thông địa phương, vụ đánh bom đã khiến ít nhất 300 người thương vong.

Đánh bom ở Sri Lanka: Hơn 300 người thương vong
Trong số 300 người thương vong do vụ đánh bom xảy ra ở Sri Lanka có ít nhất 52 người đã thiệt mạng. Thông tin trên được các bệnh viện địa phương cung cấp cho báo chí chỉ cách đây ít phút.
Loạt vụ đánh bom đã xảy ra ở ba khách sạn cao cấp tại thủ đô của Sri Lanka cùng với một nhà thờ. Ngoài ra còn có hai nhà thờ khác xảy ra vụ đánh bom quy mô nhỏ hơn, các nhà thờ này nằm rải rác trong thủ đô của Sri Lanka khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn do nhân lực hạn chế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi điện chia buồn với Sri Lanka

Được tin các vụ đánh bom tại Sri Lanka ngày 21/4 làm nhiều người thiệt mạng và bị thương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi điện chia buồn với Sri Lanka
Tong Bi thu, Chu tich nuoc Nguyen Phu Trong gui dien chia buon voi Sri Lanka
Hiện trường tan hoang sau vụ nổ ở khách sạn Shangri-La Colombo. (Ảnh: SCMP)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện chia buồn đến Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Karu Jayasuriya.

Nhói lòng nạn nhân vụ khủng bố đẫm máu ở Sri Lanka

(Kiến Thức) - Nhiều nạn nhân là người nước ngoài đã thiệt mạng trong vụ đánh bom hàng loạt tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka hôm 21/4 (giờ địa phương).

Nhói lòng nạn nhân vụ khủng bố đẫm máu ở Sri Lanka
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka
 Hàng loạt vụ đánh bom tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka xảy ra trong khoảng thời gian từ 8h45 đến 9h30 sáng ngày 21/4 (giờ địa phương) đã khiến ít nhất 207 người thiệt mạng và 450 người khác bị thương. Ảnh: Reuters.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-2
 Trong số những người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Sri Lanka dịp Lễ Phục sinh có nhiều du khách nước ngoài đến từ Anh, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Bồ Đào Nha,... Ảnh: EPA.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-3
 Alex Nicholson (trái), 11 tuổi và mẹ của cậu bé, cô Anita (thứ hai từ trái sang), 42 tuổi, thiệt mạng khi đang ngồi trong quán cà phê Table One trên tầng 2 của khách sạn Shangri La ở thủ đô Colombo vào khoảng 8h30 sáng 22/4. Ảnh: Facebook.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-4
 Khi đó, hai mẹ con cô Anita đang ngồi ăn sáng ở khách sạn Shangri La. Hiện, chị gái của cậu bé (giữa) vẫn mất tích. Ảnh: Daily Mail.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-5
 Trong ảnh là cô Anita Nicholson khi còn sống. Chồng cô, Ben (trái), bị thương nhưng may mắn thoát chết trong vụ tấn công khủng bố này. Ảnh: Daily Mail.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-6
 Alex và mẹ, Anita Nicholson, trong bức ảnh chụp tại thủ đô London, Anh, hồi năm 2015. Ảnh: Daily Mail.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-7
 Shantha Mayadunne (thứ hai từ trái sang) và con gái Nisanga (phải) nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Sri Lanka cuối tuần qua. Ảnh chụp gia đình cô đang ăn sáng tại khách sạn Shangri La ngày trước khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: Daily Mail. 
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-8
 Shantha Mayadunne và con gái Nisanga khi còn sống. Ảnh: Facebook.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-9
 Theo Daily Mail, ít nhất 35 người nước ngoài thiệt mạng trong vụ khủng bố vừa qua, trong đố đó được cho là có các công dân đến từ Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan và Bồ Đào Nha,...Trong ảnh là hai mẹ con cô Shantha Mayadunne khi còn sống. Ảnh: Daily Mail.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-10
 Một người phụ nữ bị thương trong vụ nổ tại nhà thờ Sri Lanka dịp Lễ Phục Sinh được đưa tới bệnh viện ở Batticaloa. Ảnh: Reuters.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-11
 Tiến sĩ Julian Emmanuel, 48 tuổi, và gia đình may mắn thoát nạn vì quyết định không đi ăn sáng tại khách sạn Cinnamon lúc vụ tấn công xảy ra.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-12
 Bên trong hiện trường vụ nổ bom tại một nhà thờ ở Negombo ngày 21/4. Ảnh: Reuters.
Nhoi long nan nhan vu khung bo dam mau o Sri Lanka-Hinh-13
 Người dân địa phương đau lòng bên ngoài một nhà xác ở Colombo sau vụ khủng bố. Ảnh: Reuters.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.