"Khui" sự cố rơi bom nhiệt hạch chấn động nước Mỹ 1957

"Khui" sự cố rơi bom nhiệt hạch chấn động nước Mỹ 1957

(Kiến Thức) - Vào ngày 27/5/1957, một quả bom Mk-17 - bom nhiệt hạch nặng nhất từng được Mỹ chế tạo vô tình thả khỏi khoang chứa trên máy bay B-36. Sự cố rơi bom nhiệt hạch này đã khiến giới chức Mỹ "thót tim".

Trong vài thập kỷ qua, Mỹ đã gặp một số sự cố  rơi bom nhiệt hạch. Những sự việc này gây rúng động dư luận sau khi những tài liệu được Mỹ giải mật.
Trong vài thập kỷ qua, Mỹ đã gặp một số sự cố rơi bom nhiệt hạch. Những sự việc này gây rúng động dư luận sau khi những tài liệu được Mỹ giải mật.
Một trong những sự cố rơi bom hạt nhân nghiêm trọng mà Mỹ từng gặp phải xảy ra ngày 27/5/1957.
Một trong những sự cố rơi bom hạt nhân nghiêm trọng mà Mỹ từng gặp phải xảy ra ngày 27/5/1957.
Vào ngày hôm ấy, oanh tạc cơ chiến lược B-36 rời khỏi căn cứ không quân Biggs ở Texas với đích đến là căn cứ không quân Kirtland ở New Mexico.
Vào ngày hôm ấy, oanh tạc cơ chiến lược B-36 rời khỏi căn cứ không quân Biggs ở Texas với đích đến là căn cứ không quân Kirtland ở New Mexico.
Oanh tạc cơ chiến lược B-36 của Mỹ khi ấy có mang theo bom Mk-17. Đây là bom nhiệt hạch nặng nhất từng được Mỹ chế tạo.
Oanh tạc cơ chiến lược B-36 của Mỹ khi ấy có mang theo bom Mk-17. Đây là bom nhiệt hạch nặng nhất từng được Mỹ chế tạo.
Mk-17 cũng là dòng bom nhiệt hạch đầu tiên được sản xuất hàng loạt và biên chế cho Không quân Mỹ. Loại bom này có sức công phá mạnh khoảng 10-15 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Mk-17 cũng là dòng bom nhiệt hạch đầu tiên được sản xuất hàng loạt và biên chế cho Không quân Mỹ. Loại bom này có sức công phá mạnh khoảng 10-15 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Khi ở phía nam căn cứ không quân Kirtland, một quả bom Mk-17 bị vô tình thả khỏi khoang oanh tạc cơ chiến lược B-36.
Khi ở phía nam căn cứ không quân Kirtland, một quả bom Mk-17 bị vô tình thả khỏi khoang oanh tạc cơ chiến lược B-36.
Hậu quả là quả bom Mk-17 rơi xuyên qua cửa khoang bom ở độ cao 520m. Khối thuốc nổ ở tầng sơ cấp của quả bom bị kích hoạt khi chạm mặt đất nên tạo ra hố sâu 3,7m và đường kính 7,6 m.
Hậu quả là quả bom Mk-17 rơi xuyên qua cửa khoang bom ở độ cao 520m. Khối thuốc nổ ở tầng sơ cấp của quả bom bị kích hoạt khi chạm mặt đất nên tạo ra hố sâu 3,7m và đường kính 7,6 m.
May mắn là phản ứng hạt nhân không xảy ra do lõi kích nổ plutonium được tháo rời trước đó. Thế nhưng, vật liệu phóng xạ lan ra khu vực rộng 1,5 km.
May mắn là phản ứng hạt nhân không xảy ra do lõi kích nổ plutonium được tháo rời trước đó. Thế nhưng, vật liệu phóng xạ lan ra khu vực rộng 1,5 km.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, giới chức Mỹ đã cử các chuyên gia, nhà khoa học tới hiện trường và xử lý rò rỉ phóng xạ.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, giới chức Mỹ đã cử các chuyên gia, nhà khoa học tới hiện trường và xử lý rò rỉ phóng xạ.
Sự cố rơi bom nhiệt hạch này được Mỹ giữ bí mật trong suốt 30 năm trước khi giải mật một số tài liệu, công khai với truyền thông và công chúng.
Sự cố rơi bom nhiệt hạch này được Mỹ giữ bí mật trong suốt 30 năm trước khi giải mật một số tài liệu, công khai với truyền thông và công chúng.
Video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ (nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT