"Khu vực đặc biệt" ở Vạn Lý Trường Thành bí ẩn suốt hơn 2000 năm

Mới đây giới khoa học đã có những nghiên cứu nhằm tìm hiểu lịch sử và mục đích của đoạn đường đặc biệt trên Vạn Lý Trường Thành.

"Khu vực đặc biệt" ở Vạn Lý Trường Thành bí ẩn suốt hơn 2000 năm ảnh 1

Ảnh VạnLý Trường Thành

Mới đây theo trang IFL Science đưa tin, một phần VạnLý Trường Thànhkéo dài đến Mông Cổ đã được phân tích lần đầu tiên giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về lịch sử và chức năng của công trình khổng lồ này.Trải rộng trên 405 km (252 dặm), bức tường được mệnh danh là "Vòng cung Mông Cổ" do quỹ đạo cong đặc biệt, chạy gần như song song với biên giới giữa Trung Quốc vàMông Cổ, hàng rào cổ xưa kéo dài từ tỉnh Sukhbaatar đến tỉnh Dornod ở phía đông bắc Mông Cổ, nơinhiệt độmùa đông thường xuống thấp tới -25 độ C (-13 độ F).

Các tác giả nghiên cho biết:“Mặc dù có quy mô và độ phức tạp nhưng vẫn chưa rõ chính xác nó được xây dựng khi nào, ai xây dựng và nhằm mục đích gì”.

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra là Vòng cung Mông Cổ được xây dựng trùng hợp vớicuộc xâm lược nhanh chóng của người Mông Cổvào lãnh thổ nhà Tấn vào khoảng năm 1200 CN.

Một suy đoán khác được các nhà nghiên cứu đưa ra là Vòng cung Mông Cổkhông bao giờ nhằm mục đích phục vụ chức năng quân sựmà gắn liền với việc kiểm soát sự di chuyển của người dân và đàn gia súc của họ, có thể với các chức năng dân sự khác như thuế.Bằng chứng ủng hộ lý thuyết này xuất phát từ thực tế là bức tường không phải là một rào cản tốt với nhiều tiền đồn được bố trí ở những vị trí không hiệu quả nên có rất ít tầm nhìn ra cảnh quan xung quanh.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu liên tục tuyên bố rằng những hiểu biết và đề xuất của họ không mang tính kết luận và chỉ nên được coi là lý thuyết.

Hiên tại họ đang có kế hoạch tiến hành khai quật rộng rãi hơn một số công trình kiến trúc trong mùa thực địa sắp tới với hy vọng điều này sẽ giúp họ xác định ngày xây dựng và thời gian sử dụng của bức tường, đồng thời làm sáng tỏ hoạt động của những người đóng quân trong khu vực.

Nghiên cứu được công bố trênTạp chí Khảo cổ học thực địa.

Vì sao đế chế Mông Cổ ít dân nhưng chinh phục phần lớn thế giới?

Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu dân vào giai đoạn đỉnh cao, đế chế Mông Cổ đã đánh bại các kẻ thù đông hơn, có nền văn hóa được coi là tiên tiến hơn để trở thành đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất trong lịch sử. 

Vi sao de che Mong Co it dan nhung chinh phuc phan lon the gioi?
Trong lịch sử nhân loại, Mông Cổ được các sử gia coi là trường hợp hi hữu của một đế chế dân số ít, nằm ở ngoại vi của các nền văn minh lớn nhưng đã chinh phục được một phần rất lớn của thế giới.

Clip: Quân đội Mông Cổ dùng lạc đà hủy diệt voi chiến của kẻ thù ra sao?

Ngoài những yếu tố nổi tiếng như kỵ binh, ngựa chiến, kỹ thuật bắn cung, bản tính hung bạo hiếu chiến… quân đội Mông Cổ còn sở hữu một đội quân lạc đà với sức mạnh đáng gờm.

Mông Cổ là một trong những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử thế giới. Ngoài những yếu tố nổi tiếng như kỵ binh, ngựa chiến, kỹ thuật bắn cung, bản tính hung bạo hiếu chiến,… quân đội Mông Cổ còn sở hữu một đội quân lạc đà với sức mạnh đáng gờm.

Chim cánh cụt nhận ra bạn tình bằng cách ghi nhớ đốm chấm

Những nghiên cứu mới về loài chim cánh cụt Châu Phi đã tiết lộ một điều vô cùng đặc biệt về chúng.

Theo trang IFL Science mới đây đưa tin về một điều vô cùng thú vị ở loài chim cánh cụt. Trước hết chúng ta cần biết ở loài chim, khả năng nhận dạng các cá thể chủ yếu dựa vào tín hiệu âm thanh hơn là tín hiệu thị giác, trong hầu hết các trường hợp, động vật sẽ ẩn náu trên cây và do đó có thể không dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, loài chim cánh cụt lại nằm ngoại lệ quy luật trên.

Một đàn chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) được nuôi tại Zoomarine Italia - Công viên biển gần Rome, sẽ giải đáp về cách các loài chim nhận ra nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới