Khu đô thị Thủ Thiêm chậm triển khai: Vì đâu nên nỗi?

Quy hoạch cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm được bắt đầu từ năm 1996, tuy nhiên đến nay mới chỉ có một đường hầm và một chiếc cầu. Tình trạng này do đâu?

CBRE vừa công bố báo cáo chi tiết về khu đô thị mới Thủ Thiêm của quận 2, TPHCM. Theo đó, Thủ Thiêm nằm trên khu đất rộng 657 ha tọa lạc tại Quận 2, bên kia sông Sài Gòn đối diện với Quận 1 và trung tâm thành phố.
Mặc dù rất gần với trung tâm thành phố, phần lớn khu Thủ Thiêm hiện tại vẫn là khu đất trống, và chỉ bắt đầu kết nối một phần với phần còn lại của thành phố thời gian gần đây.
Phác họa khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phác họa khu đô thị mới Thủ Thiêm. 
Thủ Thiêm đã được Chính phủ xác định là một khu vực phát triển tiềm năng, một khu trung tâm mới của thành phố từ năm 1996. Tuy nhiên, đến năm 2003, TPHCM mới chọn công ty tư vấn của Mỹ là Sasaki được chọn để lên quy hoạch.
Năm 2008, cây cầu đầu tiên kết nối Thủ Thiêm với quận Bình Thạnh được thông xe. Từ đó đến khi Hầm Thủ Thiêm được thông xe năm 2011, khu đô thị mới có thể tiếp cận được khu vực trung tâm TPHCM hiện hữu là quận 1. Đến năm 2014, một số tuyến đường nội bộ trong khu vực Thủ Thiêm bắt đầu được xây dựng. Năm 2015 mở đầu thời đại mới cho khu đô thị này khi các doanh nghiệp bất động sản lớn, có tiềm năng tài chính dồn lực đầu tư vào khu đô thị.
Lý giải cho sự chậm trễ triển khai này, CBRE chỉ ra một số nguyên nhân. Trước hết bắt nguồn từ cơ chế quản lý. Chủ đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một công ty thuộc sở hữu Nhà nước (Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm) nhưng không nắm toàn quyền quyết định về tầm nhìn, ngân sách cũng như nhân sự cho dự án này. Mọi quyết định đều phải được Chính quyền Thành phố phê duyệt và thường mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân thứ hai, các chính sách và ưu đãi nhằm thu hút nhà đầu tư đến với Thủ Thiêm trong vòng 10 đến 15 năm tới vẫn khá hạn chế.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng của Thủ Thiêm thiếu đồng bộ. Bốn tuyến đường chính của khu đô thị vẫn đang trong giai đoạn thi công xây dựng và đến 1-2 năm nữa mới hoàn thiện.
Thứ tư, giá đất tại Thủ Thiêm rất cao. Theo CBRE, chi phí đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm khá tốn kém với giá đất trung bình hơn 3.000 USD/m2. Thêm vào đó, thành phố không chấp thuận gia hạn tiền thuê đất mà yêu cầu nhà đầu tư phải trả ngay chi phí đất.
Thứ năm là vấn đề hướng phát triển. Trọng tâm phát triển tại Thủ Thiêm là bất động sản thương mại và văn phòng. Tuy nhiên, ở bên bờ Tây Sông Sài Gòn đã có sẵn nguồn cung thương mại dồi dào hiện hữu với quy mô khá tương đồng. Việc triển khai thêm các dự án hiện nay bên bờ Tây (khu trung tâm hiện hữu) sẽ càng khiến hòn ngọc Thủ Thiêm mất điểm trong mắt các nhà đầu tư.
Nếu giả định tốc độ hấp thu tiếp tục duy trì ở mức hiện tại như ghi nhận trong quý II/2015 (tăng khoảng 1,4% mỗi quý) thì sẽ mất đến 12 năm thị trường mới hấp thụ hết nguồn cung từ 3 dự án kể trên nằm dọc bờ Tây.
Từ những nguyên nhân này, CBRE cũng chỉ ra những thách thức dành riêng cho chủ đầu tư khi quyết định rót vốn vào Thủ Thiêm. Trong đó phải kể đến các yếu tố tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, giá đất cao, TPHCM còn thiếu nguồn cầu, đặc biệt từ ngành dịch vụ tài chính, thiếu quyền tự quyết và kiểm soát, tốc độ triển khai các hoạt động còn chậm, có tình trạng đầu cơ, hạn chế về ưu đãi và đòn bẩy thuế, vấp phải cạnh tranh lớn.
Tuy nhiên, Thủ Thiêm đã bắt đầu có những dấu hiệu tăng tốc trong năm 2015, đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội không nhỏ. Trong đó có việc Thủ Thiêm sở hữu vị trí chiến lược, công tác đền bù giải tỏa đã hoàn thành về cơ bản, quy hoạch tổng thể được phê duyệt, vùng trung tâm hiện hữu thiếu quỹ đất, đồng thời TP HCM có tầm nhìn trở thành khu đô thị đẳng cấp thế giới.

“Đất vàng” TP HCM rậm rạp cỏ hoang vì... lợi ích nhóm?

(Kiến Thức) - Khu đất "vàng" nằm giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm hơn 10 năm dù có hàng chục nhà đầu tư hợp vốn thực hiện nhưng đến nay vẫn là đầm lầy.

Dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP HCM) được UBND TP HCM giao cho công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 2 từ năm 2004.
Dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP HCM) được UBND TP HCM giao cho công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 2 từ năm 2004. 

Soi dự án có tòa nhà cao “vượt mặt” Keangnam Landmark 72

(Kiến Thức) - Tòa nhà 86 tầng, vượt mặt Keangnam thuộc dự án khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City), tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.

Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72
Mới đây, UBND TP HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Liên doanh Empire City thực hiện dự án khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm (Empire City) cao 86 tầng (nằm tại lõi KĐT mới Thủ Thiêm, TP HCM). Ảnh phối cảnh dự án.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-2
Tháp Empire City cao 86 tầng lúc hoàn thành dự kiến năm 20122 sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam “soán ngôi” tòa nhà cao nhất Việt Nam đã được hoàn thiện và sử dụng là Keangnam Landmark 72 (Hà Nội). Nguồn ảnh: Kinh tế và đô thị.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-3
Khi hoàn thành vào năm 2022, tòa tháp này sẽ cao nhất Việt Nam, vượt chiều cao của công trình 81 tầng The Landmark 81, thuộc khu đô thị cao cấp Vinhomes Central Park đang được xây dựng tại quận Bình Thạnh (TP HCM).
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-4
Dự án Empire City được xây dựng trên khu đất diện tích khoảng 14,5 ha (tại khu đô thị mới Thủ Thiêm,quận 2, TP HCM), dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và ven sông Sài gòn. 
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-5
Empire City gồm một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc và căn hộ dịch vụ, bãi đậu xe ngầm… Ảnh phối cảnh KĐT mới Thủ Thiêm.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-6
Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 730.000m2. Trong đó, điểm nhấn của dự án là tòa tháp đa năng 86 tầng với kiểu dáng kiến trúc độc đáo. Nguồn ảnh: Ban quan lý KĐT Thủ Thiêm.
Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-7
Dự án đã được trao giấy phép đầu tư ngày 20/6/2015. Đơn vị đầu tư là Công ty TNHH Liên doanh Empire City, một công ty có vốn góp 50-50 giữa đối tác gồm hai công ty Việt Nam là Công ty TNHH Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Tiến Phước Trần Thái với đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd. Nguồn ảnh: Ban quan lý KĐT Thủ Thiêm.
Cụm dự án dự kiến khởi công dự án vào quý 4/2015 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo từng giai đoạn. Ảnh phối cảnh KĐT Thủ Thiêm.
 Cụm dự án dự kiến khởi công dự án vào quý 4/2015 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo từng giai đoạn. Ảnh phối cảnh KĐT Thủ Thiêm.

Soi du an co toa nha cao “vuot mat” Keangnam Landmark72-Hinh-9
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là trung tâm thành phố mới hiện đại mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tổng thể TP HCM. Khu đô thị gồm 8 khu chức năng như khu thương mại dịch vụ đa chức năng, khu phức hợp với các chức năng thương mại, dân cư và thể thao... Ảnh: Khu chức năng số 2 nằm ở phía Nam của Khu Lõi Trung tâm

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.