Khu dân cư xây các toà nhà giống nửa vòng bánh xe

Het Brekkense Wiel, tiếng Hà Lan có nghĩa là “Bánh xe bị hỏng”, là một khu dân cư ven biển độc đáo và là điểm thu hút khách du lịch ở Hà Lan.

Khu dân cư xây các toà nhà giống nửa vòng bánh xe
Nằm giữa Frisian Lakes và IJsselmeer, hồ lớn nhất ở Hà Lan, khu dân cư Het Brekkense Wiel là một vùng ngoại ô được tạo thành từ những toà nhà xây giống như nửa vòng bánh xe và được bao quanh bởi nước.
Khu dan cu xay cac toa nha giong nua vong banh xe
 

Mỗi tòa nhà hình nửa vòng bánh xe bao gồm một số ngôi nhà ghép lại. Hình thù độc đáo làm cho địa điểm này trở nên rất nổi tiếng với những người đam mê thể thao dưới nước.

Do bố cục độc đáo và thiết kế ấn tượng về mặt thị giác, đặc biệt là khi nhìn từ trên cao nên Het Brekkense Wiel thường được coi là một ví dụ về quy hoạch đô thị ven sông khéo léo.

Khu dan cu xay cac toa nha giong nua vong banh xe-Hinh-2
 

Nằm gần thị trấn Lemmer, một trong những điểm đến thể thao dưới nước hàng đầu của Hà Lan, Het Brekkense Wiel có diện tích khoảng 11 ha và bao gồm khoảng 230 ngôi nhà.

Het Brekkense Wiel không chỉ được thiết kế độc đáo để thu hút sự chú ý. Hàng chục toà nhà giống nửa vòng bánh xe của nó được xây dựng đảm bảo rằng mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận với nước, cũng như có ít nhất một chỗ đậu xe hơi. Đây là một trong những lý do tại sao khu dân cư độc đáo này bán rất chạy trên thị trường bất động sản, với những ngôi nhà ở đây được bán với giá hơn 350.000 euro (khoảng hơn 8 tỷ đồng).

Khu dan cu xay cac toa nha giong nua vong banh xe-Hinh-3
 
Khu dân cư Brekkense Wiel được hoàn thành vào năm 1992 và nhanh chóng trở nên phổ biến đối với cả người dân địa phương. Nó được biết đến với cái tên Lemsters và rất đông khách du lịch vẫn đổ về đây trong những tháng mùa hè.

Đột nhập thị trấn “ma” ở Mỹ bị bỏ hoang suốt 60 năm

(Kiến Thức) - Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.

Đột nhập thị trấn “ma” ở Mỹ bị bỏ hoang suốt 60 năm
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam
 Theo Business Insider, 58 năm trước, thị trấn khai thác than Centralia ở bang Pennsylvania, Mỹ, vẫn đông đúc với hơn 1.000 người sinh sống. Tuy nhiên, vụ cháy tại một bãi rác vào năm 1962 đã lan xuống các mỏ than trong thị trấn Centralia, tạo ra "địa ngục khổng lồ" dưới lòng đất.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-2
Khói độc bao trùm Centralia buộc chính quyền phải mua lại nhà của người dân trong thị trấn này để họ đi sơ tán do không dập tắt được đám cháy ở mỏ than. 
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-3
 Trong suốt 58 năm qua, ngọn lửa trong mỏ than vẫn âm ỉ và khiến Centralia bị bỏ hoang không khác gì thị trấn "ma" ở Mỹ. Tuy nhiên, một vài người vẫn quyết "bám trụ" tại thị trấn này.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-4
 "Đây là ngôi nhà duy nhất mà tôi từng sở hữu, và tôi muốn giữ nó", người đứng đầu thị trấn Centralia từng nói trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2006.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-5
 Theo các nhà chức trách, ngọn lửa trong mỏ than ở Centralia có thể cháy trong ít nhất 100 năm nữa.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-6
 Chính phủ Mỹ đã quyết định sơ tán người dân ra khỏi thị trấn này vào thập niên 1980 và phá huỷ nhiều tòa nhà trong thị trấn. Theo ước tính, chính quyền đã dùng 42 triệu USD để mua nhà của những cư dân trong thị trấn này và tái định cư cho họ. Trước đó, chính quyền cũng bỏ ra 7 triệu USD để dập tắt đám cháy nhưng không thành công.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-7
 Biển cảnh báo nguy hiểm được đặt cạnh đường cao tốc trong thị trấn Centralia.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-8
 Một đoạn đường 61 chạy qua thị trấn này đã bị đóng cửa vĩnh viễn vì chi phí tu sửa quá tốn kém.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-9
 Tính đến năm 2018, chỉ còn lại 6 người trong thị trấn Centralia.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-10
 "Người dân gọi nó là thị trấn ma. Hiện giờ, nó toàn cây chứ không đông người như trước. Thực ra thì, tôi thích nhiều cây hơn là đông người", John Comarnisky, một giáo viên 53 tuổi, chia sẻ.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-11
 Ông Mervine, người đứng đầu thị trấn, đã qua đời tại bệnh viện vào tháng 1/2010.
Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-12
 Thị trấn Mỹ này hiện giờ trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch.

Ám ảnh những thị trấn “ma” bị bỏ hoang hàng chục năm

Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa tên khỏi bản đồ khu vực.

Ám ảnh những thị trấn “ma” bị bỏ hoang hàng chục năm
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam

Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.

Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-2
Theo Business Insider, 58 năm trước, thị trấn ma này vẫn đông đúc với hơn 1.000 người sinh sống. Tuy nhiên, vụ cháy tại một bãi rác vào năm 1962 đã lan xuống các mỏ than trong thị trấn Centralia, tạo ra "địa ngục khổng lồ" dưới lòng đất.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-3
Trong suốt 58 năm qua, ngọn lửa trong mỏ than vẫn âm ỉ và khiến Centralia bị bỏ hoang không khác gì thị trấn "ma" ở Mỹ. Tuy nhiên, một vài người vẫn quyết "bám trụ" tại thị trấn này. Theo các nhà chức trách, ngọn lửa trong mỏ than ở Centralia có thể cháy trong ít nhất 100 năm nữa.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-4
Theo Insider, Khang Ba Thập ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, vốn được xây dựng là một thành phố hiện đại sân vận động lớn và không gian công cộng hoành tráng. Tuy nhiên, Khang Ba Thập không khác gì một "đô thị ma” bởi hầu hết các tòa nhà đều không có người. 
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-5
Thị trấn mỏ Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa khỏi bản đồ khu vực.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-6
Theo Daily Mail, hàng nghìn người đã bỏ mạng tại đây, hầu hết họ là thợ mỏ. Sau khi điều tra, giới chức địa phương phát hiện nguyên nhân gây ra những cái chết bí ẩn là do tác hại chết người của amiăng. Theo một bộ phim tài liệu được chiếu vào tháng 12/2019, chỉ còn lại một cư dân trong thị trấn này.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-7
Thị trấn mỏ Ruby ở Mỹ chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940. Phần còn lại của Ruby hiện nằm trên vùng đất tư nhân và vẫn là một trong những thị trấn phía tây được bảo vệ tốt nhất ở Mỹ.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-8
Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào những năm 1970. Theo BBC, Varosha vẫn bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-9
Mặc dù đã bị bỏ hoang, Craco vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Italy và được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới vào năm 2010. Theo Insider, Craco được làm bối cảnh cho nhiều bộ phim.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-10
Thị trấn Pripyat, Ukraine, bị bỏ hoang từ sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng xảy ra năm 1986.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-11
Oradour-sur-Glane từng là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp của Pháp. Tuy nhiên, nơi này đã bị Đức Quốc xã tàn phá vào năm 1944.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-12
Bodie ở California (Mỹ) trở thành thị trấn ma từ năm 1940.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-13
Thị trấn Silverton của Australia nổi lên vào đầu những năm 1880 sau khi phát hiện ra có mỏ bạc trong khu vực vào giữa những năm 1880. Thế nhưng, vào đầu những năm 1900, những người thợ mỏ đã chuyển đi nơi khác, thị trấn trở nên tan hoang và đổ nát. Ảnh: Insider, IT. 

Cận cảnh cuộc sống khắc nghiệt ở thị trấn cao nhất thế giới

La Rinconada ở Peru, thị trấn cao nhất thế giới, còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ" bởi tuổi thọ trung bình của người dân chỉ từ 30-35 tuổi.

Cận cảnh cuộc sống khắc nghiệt ở thị trấn cao nhất thế giới
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi

La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5100 m, cũng đồng thời có một số điều kiện sống “tàn bạo nhất”.

Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-2
Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-3
Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-4
Vùng đất này còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ". Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, các vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong. 
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-5
Nguyên nhân là vì họ phải sống trong điều kiện lạnh giá và bị bao phủ bởi rác thải. Nguồn nước cũng bị nhiễm thủy ngân độc hại, thứ dùng để làm sạch vàng được đào từ các hầm mỏ.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-6
Để tách được vàng từ đá, người dân thường rửa viên đá đó bằng thủy ngân và nước lạnh tan từ những dòng sông băng. Nước thải sau đó lại chảy xuống núi vào các hồ, sông.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-7
Nguồn nước canh tác, chăn nuôi của người dân bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Vì thế, nhiều người sớm lìa bỏ cõi đời trước khi chạy thoát khỏi “thiên đường của quỷ”.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-8
Với người bình thường, thích nghi môi trường ở La Rinconada rất khó khăn. Con người bắt đầu khó chịu ở độ cao khoảng 3.000 m khi không khí loãng, trong khi thị trấn này nằm ở vị trí trên 5.100 m. Nhưng cư dân bản địa buộc phải thích nghi với sự khắc nghiệt.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-9
Cái lạnh khắc nghiệt cộng với tình trạng thiếu oxy đã khiến ngay cả dân địa phương cũng phải thở hổn hển, nhất là khi vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo dẫn vào những hầm mỏ thủ công.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-10
Thợ mỏ Chipanas, 45 tuổi, chia sẻ: "Điều tồi tệ nhất không phải là cái lạnh hay công việc khó khăn mà là mùi hôi thối. Nước thải chảy ngay giữa đường phố và chỉ khi tuyết phủ dày thì cái mùi này mới bớt đi". Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.