Không uống đủ nước ngày nắng nóng có thể gặp biến chứng này

Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Theo BSCKII Huỳnh Tuấn Vũ, Khoa Y Dược Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, việc uống nước đúng cách không chỉ giải nhiệt cơ thể mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi bức. Vì vậy, mọi người cần uống nước đúng cách trong mùa hè để bảo vệ sức khỏe.

Mất nước là một tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể và gây ra những biến chứng sau:

Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu bù đắp lượng chất lỏng một cách nhanh chóng, làm cho cơ thể cố gắng đưa nhiều nước vào trong các tế bào, có thể gây ra hiện tượng phù và làm vỡ một số tế bào. Nghiêm trọng nhất là khiến các tế bào não bị phù nề.

Khong uong du nuoc ngay nang nong co the gap bien chung nay

(Ảnh minh họa).

Động kinh: Mất cân bằng nước tức là bị mất cân bằng điện giải sẽ gây rối loạn quá trình dẫn truyền và dẫn đến co thắt cơ bắp không tự chủ, đôi khi mất ý thức.

Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng khi cơ thể mất nước. Tình trạng này xảy ra khi thể tích máu thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.

Suy thận cấp: Đây là biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi thận không còn khả năng loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.

Hôn mê và tử vong: Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời và thích hợp, có thể gây hôn mê và tử vong.

Nhu cầu nước hằng ngày: Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý... Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người 60 - 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.

Lượng nước mỗi đối tượng cần:

- Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18) tuổi nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 - 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.

- Theo cân nặng: trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

- Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

- Con đường bài tiết: với mùa hè nắng nóng, bài tiết chủ yếu là mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn: 2 - 3 lít/giờ và đặc biệt có thể tới 3 - 3,5 lít/giờ, có thể gây ra những rối loạn do thiếu nước. Bài tiết mồ hôi để thực hiện một chức năng quan trọng là điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nước còn bài tiết qua nước tiểu: một người trưởng thành bình thường mỗi ngày bài tiết 1 - 1,5 lít nước tiểu, nước thấm qua da (không phải là mồ hôi) mỗi ngày 450ml, đào thải qua khí thở mỗi ngày 250 - 350ml.

Một số dấu hiệu phổ biến khi cơ thể mất nước là:

- Khát nước, có thể thấy khát rất nhiều.

- Cảm thấy chóng mặt hay bị choáng váng.

- Đánh trống ngực.

- Tiểu ít

- Khô miệng.

- Nước tiểu có màu vàng đậm và đặc.

- Yếu cơ.

- Da khô.

Nguy hiểm khi cơ thể uống quá nhiều nước

Việc nạp quá nhiều nước cũng dẫn đến tình trạng thừa nước trong cơ thể. Việc thừa nước trong cơ thể cũng rất nguy hiểm không kém so với tình trạng mất nước. Có hai dạng thừa nước, đó là:

- Lượng nước nạp vào quá nhiều: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.

- Giữ nước: Khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa, do một số loại bệnh gây ra, dẫn đến việc thừa nước trong cơ thể. Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể do một số bệnh lý: Bệnh gan, Bệnh thận., Bệnh suy tim xung huyết, Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp,

Triệu chứng của việc thừa nước trong cơ thể: Buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê.

Những đối tượng cần chú ý bổ sung nước:

- Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng (như thợ điện, thợ xây, công nhân,...).

- Vận động viên thể thao thường xuyên tập luyện nhiều.

- Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng.

- Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước.

- Người có bệnh lý sốt, tiêu chảy: Người bệnh thường nôn và đi ngoài phân lỏng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.

- Người bị suy thận: Bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và trở nên nghiêm trọng hơn lúc khoảng 70 tuổi. Thận bắt đầu mất một số khả năng để loại bỏ các độc tố ra khỏi máu, do thận ít có khả năng cô đặc nước tiểu dẫn đến đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn khi già đi.

Nắng nóng, các loại trái cây giải nhiệt đang tăng giá tốt

Theo nhiều tiểu thương ở Vĩnh Long, do những ngày qua nắng nóng nên sức mua các mặt hàng trái cây giải nhiệt cũng tăng 20-30% so với ngày thường.

Cụ thể, dừa tươi là loại được tiêu thụ khá nhiều, giá bán tăng nhẹ, từ 8.000-15.000 đồng/trái, dưa gang 12.000-15.000 đồng/kg, trái thơm mật 25.000-35.000 đồng/trái, cam xoàn 35.000-50.000 đồng/kg.
Nắng nóng kéo dài trong những ngày qua khiến cho nhu cầu về các loại thực phẩm giải nhiệt, thanh nhiệt, đặc biệt là các loại trái cây tăng cao. Thị trường trái cây giải nhiệt trở nên sôi động hơn, kéo theo giá bán tăng cao.

Từ 31/3, miền Bắc tăng nhiệt, có nơi trên 37 độ

Nắng nóng ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 05/4, nhiệt độ có nơi trên 37 độ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 31/3, khu vực phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ, vùng núi dưới 20 độ. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ.

Khu vực phía Tây Bắc Bộ hôm nay ngày nắng, riêng khu vực Tây Bắc có nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ, vùng núi có nơi dưới 20 độ. Nhiệt độ cao nhất 34-37 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 37 độ.

Hà Nội đón nắng nóng kéo dài

Từ ngày mai (1/4), Hà Nội tăng 2-3 độ so với hôm nay, trời có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ. Dự báo đợt nắng nóng diện rộng này có thể kéo dài 4-5 ngày ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, hôm nay (31/3), khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến từ 35-37 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.

Khu vực Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến từ 35-37, có nơi trên 37 độ như Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.7 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37.2 độ, Nam Đông (T.T.Huế) 37.3 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37.5 độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.