Không thể khẳng định được nguồn lây của F0 đến sân Mỹ Đình xem bóng đá

Không chỉ tiếp xúc với các công nhân của mình mà từ ngày 12 đến 15/11, bệnh nhân này còn tiếp xúc, ăn uống với rất nhiều người khác.

Không thể khẳng định được nguồn lây của F0 đến sân Mỹ Đình xem bóng đá
Thông tin bệnh nhân nam, 30 tuổi, ở Tân An (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội) mới được công bố Covid-19 vào ngày 16/11 và trước đó từng đến xem bóng đá trận Việt Nam - Nhật Bản tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (tối 11/11) đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trao đổi với PV, ngày 18/11, ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây cho biết, hiện nay, qua xác định bước đầu, không thể khẳng định được nguồn lây của ca bệnh này có liên quan đến sân vận động Mỹ Đình.
Không chỉ tiếp xúc với các công nhân của mình mà từ ngày 12 đến 15/11, bệnh nhân này còn tiếp xúc, ăn uống với rất nhiều người khác, đến nhiều quán trên địa bàn Sơn Tây cũng như di chuyển đến một số địa điểm ở Mê Linh, Long Biên, Đống Đa, Nam Từ Liêm..
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế TX Sơn Tây, F0 này là chủ một xưởng gỗ ở Sơn Tây và có một nhà kho vừa để hàng vừa làm chỗ ở cho công nhân tại quận Nam Từ Liêm. Thời gian trước và sau ngày 11/11 (diễn ra trận Việt Nam - Nhật Bản ở sân Mỹ Đình), anh này đã có đến kho, tiếp xúc với các công nhân.
Đến tối 15/11, anh G. có triệu chứng ho, mệt mỏi nên sáng 16/11 anh G có đi làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại cơ sở Mediatec Sơn Tây cho kết quả dương tính, sau đó được lấy lại mẫu làm xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Sơn Tây và cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, vào ngày 10/11, anh này đã đi xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và có kết quả âm tính. Đến sáng ngày 11/11, có cùng một số công nhân đi làm ở Láng Hạ (Đống Đa) và Long Biên.
Đến tối 11/11 vào sân Mỹ Đình xem bóng đá, ngồi ở dãy C hàng số 4 từ dưới lên. Bệnh nhân này cũng đã tiêm 2 mũi vắc xin vào ngày 7/9 và 5/11/2021.
Khong the khang dinh duoc nguon lay cua F0 den san My Dinh xem bong da
Khán giả xem trận Việt Nam - Nhật Bản trên SVĐ Mỹ Đình. 
Đại diện Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây thông tin thêm, ngay khi nhận thông tin từ cơ sở Mediatec Sơn Tây về trường hợp N.N.G. có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính, Đội đáp ứng nhanh số 1 Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây đã tiến hành điều tra lịch sử tiếp xúc của anh này.
Đồng thời, chuyển bệnh nhân đi cách ly tại phòng cách ly của Trung tâm Y tế; thực hiện khử khuẩn theo quy định; đồng thời tiến hành lấy mẫu các F1 của bệnh nhân…
Bước đầu đã xác định được 13 F1 của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm các F1 này đều âm tính lần 1 với Covid-19.

28 cán bộ y tế trở thành F0 trong khu điều trị COVID-19

Bắc Giang ghi nhận 28 trường hợp F0 là các cán bộ y tế làm việc trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19.

28 cán bộ y tế trở thành F0 trong khu điều trị COVID-19
Theo báo cáo mới nhất từ UBND tỉnh Bắc Giang, ổ dịch liên quan khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn vẫn phát sinh thêm trường hợp F0. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm đã giảm rõ rệt, chủ yếu là công nhân, các trường hợp liên quan đến công nhân trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa.
Riêng ổ dịch tại thôn Bằng Công, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn vẫn tiếp tục xuất hiện thêm các trường hợp F0.

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?

Theo các chuyên gia, cách ly F0 không xuất hiện dấu hiệu bệnh và triệu chứng nhẹ là tất yếu trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, gây quá tải hệ thống điều trị.
 

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/7, trong làn sóng dịch lần thứ 4, TP.HCM có tổng cộng 6.905 bệnh nhân Covid-19 - địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất cả nước.

Đặc biệt, dịch diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chùm ca bệnh bùng phát cùng lúc trong cộng đồng dân cư.

Hàng loạt tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ cũng đang đối mặt nguy cơ dịch lan rộng. Các địa phương đang gấp rút xây dựng hệ thống y tế để cách ly F1, điều trị F0 song song truy vết, xét nghiệm để dập dịch.

Trong tình thế số lượng ca nhiễm, F1 ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà. Biện pháp cách ly, theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, biểu hiện nhẹ tại nhà cũng được các chuyên gia đặt ra.

Hệ thống y tế cần tập trung cho F0 triệu chứng nặng

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), là một trong những chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này.

Chuyên gia này cho biết theo các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.

Vi sao TP HCM co the can nhac phuong an dieu tri F0 tai nha?
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1, nơi được Sở Y tế TP.HCM thành lập để tiếp nhận, cách ly 1.000 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Ảnh: Duy Hiệu. 

Dịch COVID-19: Bạn nên làm gì khi vô tình trở thành F0?

Nếu vô tình trở thành F0, bạn cần ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng; tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió; uống nhiều nước, uống oresol để bù nước; đo nhịp thở...

Dịch COVID-19: Bạn nên làm gì khi vô tình trở thành F0?

Dich COVID-19: Ban nen lam gi khi vo tinh tro thanh F0?

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đang ngày càng căng thẳng với số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.