Không thể đền bù xong là... chào luôn!

(Kiến Thức) - Thủy điện nào cũng phải xả lũ nhưng nếu xả đúng quy trình thì thiệt hại cho dân vùng hạ du sẽ ít đi. 

Người chạy chưa chắc đã kịp
"Việc người dân sau một đêm là mất trắng hết vườn tược, trâu bò, nhà cửa là bởi họ làm không đúng quy trình. Thế là vô hình trung, tiền lãi thì ngành điện đút túi, rủi ro thì dân phải chịu", PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chia sẻ với phóng viên.
Ngày 18/9 vừa qua, sau một ngày bị nhấn chìm trong biển nước, hàng chục ngôi nhà cùng hàng trăm hecta hoa màu của người dân thị trấn Eađrăng (Eahleo, Đăk Lăk) đã bị dòng nước lũ cuốn trôi. Nguyên nhân là do thủy điện xả lũ quá bất ngờ khiến dân trở tay không kịp...
Để tôi nói luôn, thủy điện nào cũng xả lũ. Xả lũ là chuyện bình thường. Chỉ bất thường khi xả lũ mà gây thiệt hại cho hạ du. Trách nhiệm thuộc về ban quản lý công trình thủy điện vì đã không báo trước cho người dân để tránh, hoặc vận hành công trình đó không đúng theo quy trình. 
Trong quy trình xả lũ người ta quy định rất rõ ràng về các yếu tố an toàn trong xả lũ và cấp nước cho hạ du. Phải thiết lập hệ thống thông báo, cảnh báo cho người dân để người ta tránh. Tại sao người ta không kịp tránh, nghĩa là họ không thông báo, hoặc thông báo chỉ để đối phó với quy định, quá cập rập, không đúng quy trình nên người dân không kịp chạy.
Theo quy định thì trước khi xả lũ phải thông báo trước bao nhiêu giờ?
Tùy mức độ quy mô công trình và tầm ảnh hưởng của nó đối với hạ du mà ban quản lý công trình thủy điện phải thông báo cho người dân để có thời gian chuẩn bị di dời. Thế nhưng, chẳng nơi nào người ta áp dụng đúng quy trình này. Họ thông báo trước đấy, nhưng chỉ trước có 1 - 2 giờ thì làm sao dân có thời gian di chuyển đồ đạc tài sản. Đến người còn khó mà chạy kịp nữa là đồ đạc. Hầu hết những sự việc xảy ra là đã vi phạm quy trình vận hành.
Vì sao chủ công trình lại không thông báo trước đúng quy định, họ có mất gì đâu?
Vì họ bất chấp mọi thứ, nhiều lý do chủ quan, người ta không chú ý đến điều đó. Rồi chính quyền địa phương cũng không sát sao, không quan tâm nhiều, để cho ban quản lý công trình tự làm việc nên mới thế. Trong văn bản giấy tờ là người ta đã quy định rõ trách nhiệm của từng địa phương trong việc phối hợp với nhau, nhưng có ai làm đâu. 
Hay là vì họ không phải là người dự báo thời tiết nên chính họ cũng không biết khi nào có lũ, khi lũ về thì họ cứ thế xả?
Họ không đủ năng lực, đủ kiến thức để dự báo được lũ. Khi xây dựng thì không tính toán đúng năng lực thiết kế của công trình, khi lũ về thì phải xả để cứu công trình vì nếu vỡ đập thì thảm họa còn lớn hơn nhiều. Khi đó, dù có báo trước, người dân cũng khó mà xoay sở được.
PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 
Dân vùng hạ du thủy điện khổ nhất!
Một trong những nhiệm vụ của các công trình thủy điện là phải điều tiết nước, ngăn lũ và đảm bảo nước tưới cho hạ du, thế nhưng cứ lũ về là xả, mùa khan hiếm nước thì giữ mặc kệ hạ du "khát" là thực trạng nhiều năm rồi?
Thực trạng hiện nay là nhiều thủy điện tích nước bậy bạ, xả lũ lung tung. Bởi thế mà người dân ở hạ du những vùng thủy điện bao giờ cũng là những người chịu khổ nhất.
Vậy cái câu chuyện xả lũ, giữ nước một cách vô trách nhiệm ấy có thể hiểu thủy điện đã hại dân?
Về nguyên tắc thì thủy điện là tốt, thế nhưng vì nó nằm trong tay của các tổ chức cá nhân, họ chỉ lo cho lợi ích của họ, quên đi lợi ích của người dân thì nó lại có hại vô cùng. Mà thực tế đó lại đang diễn ra đáng báo động.
Liệu người dân có thể kiện?
Kiện ai được, sống trong vùng đó thì phải chịu thôi. Tôi thấy đây là vấn đề cần phải nhiều người lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho người dân vùng thủy điện. Cái hại của công trình như xả lũ, di dân, mất nguồn lợi thủy sản... thì người dân phải chịu. Thế nhưng, cái lợi của công trình như lợi nhuận từ bán điện thì không bao giờ người dân được hưởng. 
Việc chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân là không có. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước là đem lại lợi nhuận cho mình. Họ có đóng thuế cho nhà nước, nhưng nó không đáng gì so với tổng doanh thu của họ cả. Rồi bao nhiêu trong số tiền thuế đó đến được với người dân? Thế nhưng thiệt hại do công trình gây ra như lũ, hạn hán, mất nguồn lợi tôm cá... thì người dân phải gánh chịu.
Ông có thấy vô lý!
Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, nhóm mà quên mất người dân. Trăm thứ thiệt thòi đổ lên đầu dân. Nhiều người dân ở hạ du, đặc biệt là ở khu những công trình thủy điện nhỏ và vừa, gần như không được hưởng lợi gì. Phải có cách nào đó buộc nhà đầu tư phải chia sẻ quyền lợi cho người dân chứ không thể để như hiện nay được.
Nhưng để xây dựng công trình là chủ đầu tư đã phải bồi thường, di dân, tái định cư?
Công trình 100 năm, 50 năm, là trong suốt thời gian đó, nhà đầu tư thu về lợi nhuận. Trong khi ảnh hưởng đến người dân là suốt cuộc đời an cư lạc nghiệp của họ. Nên phải có quy định buộc ông chủ công trình đó phải có trách nhiệm với người dân trong suốt quá trình vận hành thủy điện.
Cơ chế đền bù thiệt hại cho dân còn rỗng!
Liệu khi đặt ra các điều kiện như ông vừa nói, người ta có ngại và sẽ không đầu tư vào thủy điện nữa?
Người ta nói thế thôi chứ đầu tư vào thủy điện là đầu tư siêu lợi nhuận. Không lãi, không ai đầu tư đâu. Nếu tính toán cụ thể thì mỗi công trình đem lại lợi nhuận khủng khiếp. Có những công trình lớn có thể hoàn vốn trong 7 năm, các công trình nhỏ vài trăm tỷ đồng thì có thể 5 năm là đã hoàn vốn rồi. Chưa nói đến việc người ta còn lợi dụng khai thác tổng hợp thì lợi nhuận còn lớn nữa. Ai cũng muốn làm, không chỉ riêng ngành điện đâu.
Nhưng làm thế nào để kiểm soát được việc chia sẻ lợi ích ấy?
Phải có chính sách chặt chẽ để buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Không thể có chuyện chỉ đền bù một vài trăm triệu đồng, xong là thôi, chào luôn! Trong khi đó lợi nhuận của công trình thủy điện thì họ thu đều đều hàng trăm năm. Cái lợi đó là thu từ tài nguyên của đất nước, cũng là của nhân dân cơ mà.
Thế còn việc thủy điện xả lũ gây ngập và giữ nước gây khô hạn thì họ được lợi gì, trách nhiệm là của ai?
Hiện không có quy định nào buộc thủy điện phải có nhiệm vụ chống lũ và điều tiết nước. Địa hình của nước ta chỗ nào cũng là vùng lũ lụt, sau lũ lụt là khô hạn và thiếu nước. Hai nhiệm vụ đó phải là nhiệm vụ quan trọng. Nhưng ngành điện lại chỉ chú ý đến điện. Đó là sai sót lớn. Lỗ hổng này cần phải lấp.
Vậy với những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu do xả lũ thì người dân có được bồi thường?
Có, nhiều nơi họ cũng thực hiện điều này khá tốt. Thế nhưng, họ có làm hay không thì cũng chẳng ai làm được gì. Chẳng ai giám sát, chẳng ai ép buộc cả. Nói chung cơ chế liên quan đến đền bù thiệt hại cho dân cũng còn rỗng nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Có những công trình lớn đang xây dựng đã bị vỡ. Cái đó hoàn toàn có thể đưa nhiều người ra tòa được, nhưng có thấy ai bị quy kết tội gì đâu. Việc vận hành các công trình thủy điện cũng chẳng ai giám sát. Bản thân quy trình vận hành đó cũng không hợp lý. Từ khâu thiết kế, quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành, khâu nào cũng có khuyết tật vì không có người đủ trình độ năng lực đảm đương. Không công trình thủy điện vừa và nhỏ nào đầu tư cho công tác dự báo. Việc phát triển thủy điện ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều bất cập cần phải chấn chỉnh.

Tiết lộ gây choáng về xây dựng thủy điện ở VN

- "Sự cố vỡ đập Darkrong 2, động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 và mới đây nhất là đập thủy điện Đak Mek 3 bị vỡ cho thấy cái sự có vấn đề trong quy hoạch, xây dựng và vận hành thủy điện. Quy hoạch sai, gian lận trong xây dựng, kiểm tra giám sát bằng "phong bì" chính là nguyên nhân", PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam chia sẻ với phóng viên.

Thủy điện nhỏ đã vỡ nhiều lắm rồi!

Năm 1999, do lũ to quá mà suýt nữa thì vỡ đập Phú Ninh. Nếu vỡ thì toàn bộ Tam Kỳ (Quảng Nam) sẽ bị cuốn trôi. Chuyện ấy xưa chỉ có một hai cái, nhưng giờ chỗ nào cũng có, phổ biến lắm. Cộng thêm chuyện nhà đầu tư chỉ thuần túy nghĩ đến lợi ích khai thác thủy điện để tính lợi nhuận mà họ hay làm kiểu thủy điện đường dẫn. Nghĩa là chặn dòng sông này để dẫn nước vào dòng sông khác. Làm thế thì chỉ phục vụ được mục đích lợi nhuận. Còn cả đoạn sông hàng chục km bị chết luôn do không có nước.
Hàng loạt sự cố từ các đập thủy điện thời gian gần đây mà mới nhất là đập thủy điện Đak Mek 3 bị vỡ do chiếc xe tải đâm vào đập. Ông nghĩ sao về thực tế này?

Trong khoảng chục năm trở lại đây, ta phát triển thủy điện ở mức không kiểm soát được, gây ra sự thiếu bền vững. Giao cho UBND các tỉnh tự quy hoạch thủy điện nhỏ chính là mối họa. Các địa phương sẵn sàng trải chiếu hoa mời các nhà đầu tư vào vì mục đích phát triển kinh tế. Nhưng họ không có chuyên môn quy hoạch và không tính đến những tác động khác. Có thời kỳ có cả trăm thủy điện cùng xây dựng một lúc.

Phải chăng việc đó thể hiện sự thiếu quy hoạch, lộ trình?

Đúng vậy. Đáng ra phải có lộ trình, có quy hoạch. Nhưng người ta đã không chú ý đến điều này. Nếu xây dựng có lộ trình thì sẽ rút được kinh nghiệm cho những công trình sau. Về quản lý nhà nước, để cho tình trạng quy hoạch xây dựng ồ ạt, phát triển quá nóng như vậy, thể hiện sự quản lý yếu kém, rất yếu kém.

Nhưng rõ ràng, quản lý yếu kém chỉ là nguyên nhân của nguyên nhân?

Đúng, quản lý yếu kém mà người thực thi nghiêm chỉnh thì cũng chưa đến nỗi thảm họa. Câu chuyện ở đây là chất lượng xây dựng công trình có vấn đề. Muốn xây dựng được một công trình thủy điện thì phải có những nhà chuyên môn liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát đều phải giỏi.

Ý ông phải chăng là hàng trăm công trình cùng triển khai một lúc thì người ở đâu ra để làm cái việc đó?

Đúng thế. Nó dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng. Vì thế cho nên không phải giờ mới có Darkrong hay Đak Mek mà đập thủy điện nhỏ đã bị vỡ nhiều lắm rồi!

PGS.TS Lê Bắc Huỳnh.
PGS.TS Lê Bắc Huỳnh.

Khâu giám sát rất yếu

Ngoài yếu tố không có người đủ chuyên môn làm thì chắc hẳn cũng có những nguyên nhân khác?

Chất lượng công trình như vậy có lý do nữa là tính toán lũ thiết kế không phù hợp. Tính sai, không có số liệu đo đạc do nóng vội. Đáng ra phải điều tra khảo sát đánh giá dòng chảy con sông cỡ khoảng 10 - 15 năm rồi mới bắt tay vào xây dựng. Những công trình thủy điện trước đây của chúng ta đã làm như thế rồi.

Khoảng 10 - 15 năm để chuẩn bị cơ ạ?

Đúng vậy, kể cả khi có số liệu nghiên cứu từ trước đó rồi thì người ta vẫn phải tính thế. Ví dụ như thủy điện Thác Bà, Sơn La, Hòa Bình, Yaly, đều có một thời kỳ điều tra khảo sát đo đạc rất kỹ. Thế mà giờ nhiều công trình không có số liệu nghiên cứu, tính toán thì qua loa, không khoa học, không chuyên môn thì làm sao mà tốt được.

Ví dụ như tính toán yếu tố nào sai thì sẽ gây nguy hiểm?

Tính toán lũ sai thì an toàn công trình sẽ khó đảm bảo. Chuyện đang thi công mà vỡ đập thì cũng đã xảy ra nhiều rồi. Ví dụ như thủy điện Cửa Đại đang thi công mà vỡ đập, tốn không biết bao nhiêu tiền. Chủ yếu là do không tính toán đúng độ an toàn. Tính toán sai cũng có thể dẫn đến lũ vượt thiết kế làm công trình trở nên nguy hiểm. Nhiều đập vừa rồi trong tình trạng "vỡ đến nơi" , buộc phải có những xử lý.

Nhưng phải có người kiểm tra giám sát chứ, vì thủy điện nào thì cũng là công trình mang tính quốc gia, điện là loại hàng hóa đặc biệt?

Khâu kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý cũng rất kém. Gần như bỏ mặc cho chủ đầu tư thích làm gì thì làm. Không điều tra giám sát mới dẫn đến tình trạng như cái đập Đarkrong 2 bên trong bê tông toàn là củi mục. Thế thì nó không vỡ hôm nay thì ngày mai sẽ vỡ. Cũng may mà mới tích nước sơ sơ nó đã vỡ rồi. Mà chính việc giám sát cũng phải có chuyên môn. Làm sao có thể giám sát trong khi chúng ta xây dựng đồng loạt hàng trăm thủy điện. Mà thực tế đã diễn ra rồi, thực trạng giám sát bằng phong bì cũng không phải không có.

Nhưng chắc hẳn cũng phải có quy định nào đó về việc này chứ?

Có. Nhưng văn bản pháp luật chưa bao quát được hết thực tế, chưa có những quy định chặt chẽ. Rồi có những cái có rồi nhưng cũng không thực hiện.

Ông có thể cụ thể hơn?

Rất nhiều văn bản có rồi chứ. Ví dụ như tiêu chuẩn thiết kế là có rồi, nhưng họ tính toán sai mà không ai kiểm tra xem họ tính đúng hay không. Thế thì cũng đành chịu.

Thực ra là do siêu lợi nhuận thôi

Theo ông thì vì sao người ta lại xây nhiều thủy điện thế?

Thực ra là do siêu lợi nhuận thôi. Nhiều công trình chỉ đầu từ khoảng 200 - 500 tỷ đồng nhưng có thể khai thác 50 - 70 năm. Trong phương án xây dựng thì họ thường tính thời gian hoàn vốn khoảng 15 - 20 năm. Nhưng thực ra 4 - 5 năm đã hoàn vốn rồi.

Ông lý giải thế nào về việc siêu lợi nhuận?

Lãi là vì nhà nước bỏ quên hết những cái khác, không có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể. Ví dụ như thuế tài nguyên, thuế khai thác và sử dụng nước... đều rất ít, có chỉ là hình thức. Ta cũng kiến nghị điều chỉnh thuế tài nguyên, khai thác sử dụng tài nguyên thì phải trả tiền. Nhưng để quy định rõ ràng người ta phải đóng bao nhiêu thì còn lâu lắm.

Có lẽ chúng ta phải trông chờ vào sự thay đổi bổ sung các quy định mới?

Các văn bản pháp luật phải điều chỉnh nghiêm ngặt hơn nữa thì mới điều tiết được. Chứ không đặt vấn đề cấm được xây dựng thủy điện. Làm sao để vẫn giữ được môi trường, vẫn giữ được dòng sông mà vẫn có thủy điện.

Nhưng làm thế thì lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ ít đi?

Thì rõ ràng là thế, nhưng sao thế giới họ vẫn làm được thế mà mình lại không? Buộc phải tính các chi phí liên quan đến môi trường. Ví dụ như phải trồng bù rừng, đồng thời phải chăm sóc rừng. Trước giờ nhà nước vẫn "gánh" phần di dân tái định cư, giờ phải có quy định bắt doanh nghiệp thực hiện chứ. Đồng thời phải thường xuyên sử dụng một phần lợi nhuận từ công trình để chăm lo cho đời sống của người dân.

Xin cảm ơn ông!
Hồ chứa thủy điện thường đặt ở vị trí rất cao. Có hồ cao đến 800m so với khu dân cư. Miền Bắc thì còn đỡ vì khu dân cư tập trung ở xa hơn. Nhưng ở miền Trung, cư dân thường sống rất gần những đập thủy điện này. Nếu vỡ đập thì khủng khiếp lắm. Ví dụ có hàng loạt công trình ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam... có chiều cao 400m, 500m, 800m ở ngay những khu dân cư. Điều đó giống như treo quả bom nổ chậm ngay trên đầu nhân dân vậy. Cộng với tính toán không đúng, chất lượng công trình có vấn đề, không biết cách vận hành, thì cực nguy hiểm.

Kịch bản di dân Sông Tranh “bỏ qua” Viện Vật lý địa cầu

Ngày 16/1, UBND tỉnh Quảng Nam đã đưa ra phương án di dân nếu xảy ra vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My. Liên quan đến vấn đề này, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu.

Vụ nổ súng ở trạm CSGT: Xuất hiện nhân vật “quan trọng”?

(Kiến Thức) - Đây là “nhân vật” nhậu cùng phó trạm CSGT Suối Tre tại quán karaoke và sau đó, vị chỉ huy này mâu thuẫn với đồng nghiệp, rồi bị bắn chết.

Ngày 30/9, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã lấy lời khai đối với Trương Thành Trí (còn có tên là Trúc, 39 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để làm rõ vụ án liên quan nổ súng tại trạm CSGT Suối Tre (Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) làm thiếu tá, trạm phó Trần Ngọc Sơn tử vong và 2 cán bộ CSGT bị thương nặng.

Đám tang thiếu tá Sơn có rất đông CSGT đến viếng.
Đám tang thiếu tá Sơn có rất đông CSGT đến viếng.

 CQĐT bước đầu nghi vấn Trí là người nhậu chung với thiếu tá Trần Ngọc Sơn tại quán karaoke ở TX Long Khánh chiều 22/9. Tại đây, giữa Trí và đại úy Ngô Văn Vinh đã xảy ra mâu thuẫn và Vinh đã bỏ về trạm CSGT.

Đọc nhiều nhất