Không thể bỏ qua loại quả dại là 'báu vật trên núi'
(VietnamDaily) - Cây thảo quả toàn thân có mùi hăng, đặc biệt là quả có mùi rất nặng, không thể ăn sống, nhấm thử sẽ có vị đắng. Thế nhưng sau khi phơi khô, thảo quả sẽ trở thành một loại gia vị vô cùng đặc biệt.
Kiều Dụ (Theo Sina)
Loại quả giới thiệu với các bạn ngày hôm nay là một loại quả dại không ăn được nhưng được xem là "báu vật trên núi". Trước đây loại quả này chỉ mọc trên rừng, khó kiếm và là một loại nguyên liệu quý.
Hiện nay, loại quả này đã được trồng rộng rãi hơn, trở thành một loại quả hái ra tiền với những người dân miền núi, giá trị vô cùng cao. Nếu có thể nhìn thấy, đừng vội bỏ qua.
Loại quả này chính là thảo quả, đò ho hay sa nhân cóc, tên khoa học là Amomum tsao-ko, một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng.
Thảo quả mọc rất kỳ lạ, không cao trên thân cây, cành cây mà mọc cạnh mọc đất, gần rễ nhất.
Cây thảo quả toàn thân có mùi hăng, đặc biệt là quả có mùi rất nặng, không thể ăn sống, nhấm thử sẽ có vị đắng.
Thế nhưng sau khi phơi khô, thảo quả sẽ trở thành một loại gia vị vô cùng đặc biệt, khiến cho mọi món ăn đều tăng hương vị, thường dùng để hầm thịt, hầm xương.
Trong ảnh là hoa thảo quả.
Thảo quả cũng được coi là thảo dược do có chứa rất nhiều dưỡng chất như carbohydrate, protein, chất xơ, các vitamin, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm và tinh dầu.
Ngoài cách sử dụng như một gia vị, thảo quả từ lâu cũng được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Nó được xem là có tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
Thậm chí có thể dùng để trị sốt rét, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, tích thực, trị miệng hôi.
Tuy vậy, cần thật cẩn trọng với các chứng âm huyết hư vì tính ôn của thảo quả dễ làm tổn thương âm huyết.
Mời quý độc giả xem video: Bài thuốc dân gian từ thảo quả trị các bệnh tiêu hóa
(VietnamDaily) - Lang thang phố xá Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thưởng thức vô vàn món ăn nội tạng “khoái khẩu” của nhiều người như kê mề trứng non cháy tỏi, lòng rán, lòng trần...
Kê mề trứng non cháy tỏi: Món ăn nội tạng này hấp dẫn người ăn người ăn bởi những quả trứng non vàng ươm bổ dưỡng, hương vị bùi bùi hoà cùng với mùi tỏi cháy thơm nức mũi có khả năng "mê hoặc" bất cứ vị khách nào ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Không chỉ có trứng non, món ăn này còn được phục vụ với nội tạng gà thơm béo, hành tây cháy cạnh, cải xanh xào giòn... tất cả đều xì xèo trên chiếc chảo nóng hổi, bốc khói nghi ngút. Bánh mì hoặc cơm trắng là lựa chọn hoàn hảo để ăn kèm với món ăn.
Lòng chần không phải là món ăn xa lạ đối với những ai "nghiền" các món ăn từ nội tạng. Nhìn bát lòng chần thơm ngon, nóng hổi đầy mời gọi, có lẽ chẳng ai có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn ấy.
Đĩa lòng chần lúc nào cũng đầy đủ các phần như dạ dày, gan, hàm, cật, cuống họng và tràng heo.
Mỗi nguyên liệu có hương vị riêng nhưng để chung vào một chiếc bát to, sự hòa quyện hương vị này tạo nên sức hấp dẫn bất ngờ.
Bún lòng cá cay: Món bún này có phần nổi bật nhất là lòng cá cay đặc sắc. Chúng được chế biến giống như lòng cá ăn kèm với đặc sản chả cá Hà Nội, thông thường là lòng cá ba sa.
Trước khi ăn, lòng cá sẽ được làm sạch và tẩm ướp với gia vị và ớt. Miếng lòng cá giòn sần sật, cay cay nhẹ cùng phần sợi dai dai khiến thực khách càng ăn càng cảm thấy thích thú.
Ngoài lòng cá, bát bún còn có cá thu hoặc cá bông, tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Đây là hai loại cá biển ít xương, có vị ngọt, được chiên vàng và để nguyên miếng lớn, ăn rất đã miệng. Ăn bún lòng cá cay thường ăn kèm với cả rau sống và quẩy.
Lòng rán: Những miếng lòng heo vàng ươm được tẩm ướp chuẩn vị có thể chinh phục bất cứ vị khách nào.
Nước chấm ăn kèm có thể tùy chọn nước mắm thường hoặc mắm tôm, muối tiêu chanh tùy khẩu vị và sở thích mỗi người. Ngoài ra, ăn thêm chút bún nữa thì bạn đã thưởng thức trọn vẹn bữa ăn hoàn hảo này rồi.
Nếu bạn đã nhàm chán với những bát bún quen thuộc thường ngày, có thể đổi gió thưởng thức bún lòng thơm lừng, hấp dẫn với dồi, lòng non, tiết luộc, măng, nấm, rau sống... Ảnh: Internet.
(VietnamDaily) - Shanzhier hay còn được biết đến với tên gọi “ba tiếng hét”. Tuy có phần “ầm ĩ” song nó được xem là món ăn đại bổ, cực tốt cho chuyện chăn gối cánh mày râu.
Vùng Quảng Đông, người dân quan niệm thịt chuột thực sự bổ dưỡng. Thậm chí, nó từng được ví von “ăn một con chuột tốt hơn thưởng mười con gà”, việc xem chuột là món ăn đại bổ ở Trung Quốc không quá xa lạ.
Nhiều người hoang mang, lan truyền thông tin năm Ất Tỵ là năm Rắn, rắn sẽ nuốt gà nên không thể cúng gà trong đêm Giao thừa vì sẽ làm may mắn bị “nuốt mất”.
Lễ cúng Táo quân theo quan niệm dân gian là cần đủ cả vàng mã, quần áo mã, tiền mã; cá chép thay ngựa cho ông Táo về chầu Trời… nhưng theo chuyên gia, nhiều quan niệm chưa hẳn đúng.
Vé máy bay luôn trong tình trạng “nóng” trong dịp Tết nhiều năm qua. Năm nay, không chỉ nhiều chặng bay “cháy” vé mà giá vé còn tăng cao, nhiều gia đình phải từ bỏ kế hoạch về quê ăn Tết.