Không quân Nga xuất kích 100 lần mỗi ngày, 40 Ka-42 bị bắn hạ

Không quân Nga xuất kích 100 lần mỗi ngày, 40 Ka-42 bị bắn hạ

Phía Nga xác nhận quân đội Ukraine đã bắn hạ chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator ở hướng Zaporizhia; trong khi đó, chiến đấu cơ Nga xuất kích hơn 100 lần mỗi ngày.

Kênh Telegram liên kết với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga xác nhận rằng, một chiếc trực thăng Ka-52 Alligator của Không quân Nga đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ bằng tên lửa vác vai (MANPAD).
Kênh Telegram liên kết với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga xác nhận rằng, một chiếc trực thăng Ka-52 Alligator của Không quân Nga đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ bằng tên lửa vác vai (MANPAD).
Trên kênh Telegram này viết: “Mới đây, chúng tôi cũng đã cung cấp cho phi hành đoàn của chiếc Ka-52 Nav này thiết bị, máy ảnh và đồng hồ. ...Thật không may, một quả tên lửa từ phía sau đã giết chết tất cả. Tôi sẽ không nói cho bạn biết chi tiết, nhưng phi công đã không có cơ hội sống sót".
Trên kênh Telegram này viết: “Mới đây, chúng tôi cũng đã cung cấp cho phi hành đoàn của chiếc Ka-52 Nav này thiết bị, máy ảnh và đồng hồ. ...Thật không may, một quả tên lửa từ phía sau đã giết chết tất cả. Tôi sẽ không nói cho bạn biết chi tiết, nhưng phi công đã không có cơ hội sống sót".
Trước đó, Lữ đoàn 47 của Quân đội Ukraine chiến đấu ở hướng Zaporizhia tuyên bố rằng, họ đã bắn hạ một chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator gần làng Rabotino bằng một tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Trước đó, Lữ đoàn 47 của Quân đội Ukraine chiến đấu ở hướng Zaporizhia tuyên bố rằng, họ đã bắn hạ một chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator gần làng Rabotino bằng một tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Ka-52 Alligator là loại trực thăng vũ trang được Không quân Nga sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này, và hoạt động của nó vượt xa các loại trực thăng Mi-28 Havoc, Mi-35 Super Hind và Mi-24 Hind.
Ka-52 Alligator là loại trực thăng vũ trang được Không quân Nga sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này, và hoạt động của nó vượt xa các loại trực thăng Mi-28 Havoc, Mi-35 Super Hind và Mi-24 Hind.
Với việc trang bị tên lửa chống tăng tầm xa (với tầm bắn lên tới 15 km), trực thăng Ka-52 Alligator có thể phát động các cuộc tấn công ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không vác vai của quân đội Ukraine (thậm chí một số hệ thống phòng không tầm ngắn), gây tổn thất đáng kể cho quân đội Ukraine.
Với việc trang bị tên lửa chống tăng tầm xa (với tầm bắn lên tới 15 km), trực thăng Ka-52 Alligator có thể phát động các cuộc tấn công ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không vác vai của quân đội Ukraine (thậm chí một số hệ thống phòng không tầm ngắn), gây tổn thất đáng kể cho quân đội Ukraine.
Theo thông báo của quân đội Ukraine, trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cuộc phản công của họ và buộc quân đội Ukraine phải tăng cường mạng lưới phòng không chiến trường. Đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc phản công (vào đầu tháng 6).
Theo thông báo của quân đội Ukraine, trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cuộc phản công của họ và buộc quân đội Ukraine phải tăng cường mạng lưới phòng không chiến trường. Đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc phản công (vào đầu tháng 6).
Mặc dù Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 40 chiếc Ka-52 Alligator, nhưng theo các thông tin công khai, chiếc trực thăng vũ trang hạng nặng hai cánh quạt đồng trục này, đã thể hiện tốt về khả năng tấn công, phòng thủ và cơ động.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 40 chiếc Ka-52 Alligator, nhưng theo các thông tin công khai, chiếc trực thăng vũ trang hạng nặng hai cánh quạt đồng trục này, đã thể hiện tốt về khả năng tấn công, phòng thủ và cơ động.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, trực thăng Ka-52 Alligator đã nhiều lần né tránh thành công những quả tên lửa phòng không vác vai do quân đội Ukraine phóng đi. Thậm chí có trường hợp, một chiếc Ka-52 Alligator bị bắn “cụt đuôi”, nhưng vẫn hạ cánh an toàn.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, trực thăng Ka-52 Alligator đã nhiều lần né tránh thành công những quả tên lửa phòng không vác vai do quân đội Ukraine phóng đi. Thậm chí có trường hợp, một chiếc Ka-52 Alligator bị bắn “cụt đuôi”, nhưng vẫn hạ cánh an toàn.
Ngoài việc được trang bị lớp giáp dày, Ka-52 Alligator cũng có nhiều hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động khác nhau, như hệ thống cảnh báo tên lửa đối phương tấn công, hệ thống chống tên lửa bằng laser và đạn bẫy mồi nhiệt.
Ngoài việc được trang bị lớp giáp dày, Ka-52 Alligator cũng có nhiều hệ thống bảo vệ chủ động và thụ động khác nhau, như hệ thống cảnh báo tên lửa đối phương tấn công, hệ thống chống tên lửa bằng laser và đạn bẫy mồi nhiệt.
Sức mạnh không quân là một trong những lợi thế chính của quân đội Nga trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, trong bản cập nhật tình báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, các nguồn lực mà Không quân Nga đầu tư vào cuộc chiến, đã không đạt được kết quả như mong đợi.
Sức mạnh không quân là một trong những lợi thế chính của quân đội Nga trong cuộc chiến này. Tuy nhiên, trong bản cập nhật tình báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, các nguồn lực mà Không quân Nga đầu tư vào cuộc chiến, đã không đạt được kết quả như mong đợi.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, kể từ đầu mùa hè, các chiến đấu cơ Nga đã xuất kích hơn 100 lần mỗi ngày, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chiến đấu mặt đất. Tuy nhiên máy bay chiến đấu của Nga, chỉ có thể bay trên các khu vực do Nga kiểm soát, chứ không dám bay vào bầu trời khu vực do Ukraine kiểm soát.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, kể từ đầu mùa hè, các chiến đấu cơ Nga đã xuất kích hơn 100 lần mỗi ngày, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chiến đấu mặt đất. Tuy nhiên máy bay chiến đấu của Nga, chỉ có thể bay trên các khu vực do Nga kiểm soát, chứ không dám bay vào bầu trời khu vực do Ukraine kiểm soát.
Không quân Nga đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng bom dẫn đường với bộ cánh giúp mở rộng phạm vi tấn công. Máy bay chiến đấu của Nga có thể thả bom lượn xuống mục tiêu từ khoảng cách từ 20-80 km; giống như những quả bom JDAM-ER của Mỹ.
Không quân Nga đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng bom dẫn đường với bộ cánh giúp mở rộng phạm vi tấn công. Máy bay chiến đấu của Nga có thể thả bom lượn xuống mục tiêu từ khoảng cách từ 20-80 km; giống như những quả bom JDAM-ER của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Anh thừa nhận rằng, Không quân Nga ồ ạt sử dụng bom lượn có điều khiển, giúp máy bay Nga có thể tấn công các mục tiêu của Ukraine từ khoảng cách xa; do đó không có nguy cơ bị các hệ thống phòng không Ukraina đánh chặn.
Bộ Quốc phòng Anh thừa nhận rằng, Không quân Nga ồ ạt sử dụng bom lượn có điều khiển, giúp máy bay Nga có thể tấn công các mục tiêu của Ukraine từ khoảng cách xa; do đó không có nguy cơ bị các hệ thống phòng không Ukraina đánh chặn.
Nhưng theo Bộ Quốc phòng Anh, những loại bom lượn có điều khiển này của Nga "chưa hoàn toàn chứng minh được độ chính xác của chúng". Tuy nhiên người Anh buộc phải thừa nhận hiệu quả của Không quân Nga, trong việc giúp đẩy lùi cuộc phản công mùa hè của quân đội Ukraine.
Nhưng theo Bộ Quốc phòng Anh, những loại bom lượn có điều khiển này của Nga "chưa hoàn toàn chứng minh được độ chính xác của chúng". Tuy nhiên người Anh buộc phải thừa nhận hiệu quả của Không quân Nga, trong việc giúp đẩy lùi cuộc phản công mùa hè của quân đội Ukraine.
Bộ Quốc phòng Anh dẫn lời tình báo của họ đánh giá, chính các cuộc tấn công bằng trực thăng vũ trang của Không quân Nga đã gây ra tổn thất đáng kể cho các phương tiện bọc thép trong những ngày phản công đầu tiên của Quân đội Ukraine.
Bộ Quốc phòng Anh dẫn lời tình báo của họ đánh giá, chính các cuộc tấn công bằng trực thăng vũ trang của Không quân Nga đã gây ra tổn thất đáng kể cho các phương tiện bọc thép trong những ngày phản công đầu tiên của Quân đội Ukraine.
Nhưng theo tình báo Anh đánh giá, máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga gần đây đã giảm số lần xuất kích. Hiện tại, Không quân Nga chỉ thực hiện vài chục chuyến xuất kích mỗi ngày; mặc dù vào tháng 3, con số này lên tới 300 chuyến mỗi ngày.
Nhưng theo tình báo Anh đánh giá, máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang của Nga gần đây đã giảm số lần xuất kích. Hiện tại, Không quân Nga chỉ thực hiện vài chục chuyến xuất kích mỗi ngày; mặc dù vào tháng 3, con số này lên tới 300 chuyến mỗi ngày.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết, việc giảm số chuyến bay, có thể là do mối đe dọa liên tục từ lực lượng phòng không Ukraine, khiến Không quân Nga hạn chế về số lần xuất kích và do thời tiết xấu đi.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết, việc giảm số chuyến bay, có thể là do mối đe dọa liên tục từ lực lượng phòng không Ukraine, khiến Không quân Nga hạn chế về số lần xuất kích và do thời tiết xấu đi.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Anh, tính từ đầu cuộc chiến, Không quân Nga đã thiệt hại hơn 60 máy bay chiến đấu, bao gồm chủ yếu là máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và cường kích Su-25 vì hỏa lực phòng không của Ukraine. Còn theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, họ đã bắn hạ 315 máy bay chiến đấu và 311 trực thăng của quân đội Nga.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Anh, tính từ đầu cuộc chiến, Không quân Nga đã thiệt hại hơn 60 máy bay chiến đấu, bao gồm chủ yếu là máy bay ném bom chiến thuật Su-24 và cường kích Su-25 vì hỏa lực phòng không của Ukraine. Còn theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, họ đã bắn hạ 315 máy bay chiến đấu và 311 trực thăng của quân đội Nga.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ukraine sản xuất tên lửa thách thức hệ thống phòng thủ của Nga:

GALLERY MỚI NHẤT