Không quân Hoàng gia Anh có chiến thắng đầu tiên sau hơn 70 năm

Không quân Hoàng gia Anh có chiến thắng đầu tiên sau hơn 70 năm

Lực lượng Không quân Anh đã bắn hạ một chiếc UAV trên không phận Syria; đây là thành tích đầu tiên của Không quân Anh kể từ sau Thế chiến 2.

 Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã giành được chiến thắng đầu tiên trong không chiến kể từ kết thúc thế chiến 2, khi một chiếc chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của RAF, được Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV), trên không phận Syria.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã giành được chiến thắng đầu tiên trong không chiến kể từ kết thúc thế chiến 2, khi một chiếc chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của RAF, được Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV), trên không phận Syria.
Một “máy bay không người lái nhỏ thù địch”, được Bộ Quốc phòng Anh báo cáo là đã bị bắn hạ vào ngày 14/12 vừa qua; mặc dù nguồn gốc của nó không được xác định sở hữu thuộc Quân đội Syria, Iran hay của quốc gia đồng minh hoặc của các tổ chức phi nhà nước.
Một “máy bay không người lái nhỏ thù địch”, được Bộ Quốc phòng Anh báo cáo là đã bị bắn hạ vào ngày 14/12 vừa qua; mặc dù nguồn gốc của nó không được xác định sở hữu thuộc Quân đội Syria, Iran hay của quốc gia đồng minh hoặc của các tổ chức phi nhà nước.
Iran là quốc gia đã sử dụng rộng rãi nhất các loại máy bay không người lái tại khu vực Trung Đông, họ cũng là quốc gia có công nghệ hàng đầu (chỉ sau Israel) về chế tạo máy bay không người lái tại khu vực. Tuy nhiên một số UAV của Iran đã bị Không quân Mỹ bắn hạ.
Iran là quốc gia đã sử dụng rộng rãi nhất các loại máy bay không người lái tại khu vực Trung Đông, họ cũng là quốc gia có công nghệ hàng đầu (chỉ sau Israel) về chế tạo máy bay không người lái tại khu vực. Tuy nhiên một số UAV của Iran đã bị Không quân Mỹ bắn hạ.
Lực lượng Không quân Anh kể từ sau thế chiến 2 đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh là chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953); chiến tranh Faulklands (1982); chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 và 2 (1991 và 2003); và đó đều là các chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Anh.
Lực lượng Không quân Anh kể từ sau thế chiến 2 đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh là chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953); chiến tranh Faulklands (1982); chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 và 2 (1991 và 2003); và đó đều là các chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Anh.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991, máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Hoàng gia giao tranh với máy bay Iraq ít nhất một lần, nhưng chiếc tiêm kích bom Tornado “cánh cụp, cánh xòe” đã bị bắn hạ bởi một MiG-29 của Iraq; tuy nhiên RAF đã kiên quyết phủ nhận.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991, máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Hoàng gia giao tranh với máy bay Iraq ít nhất một lần, nhưng chiếc tiêm kích bom Tornado “cánh cụp, cánh xòe” đã bị bắn hạ bởi một MiG-29 của Iraq; tuy nhiên RAF đã kiên quyết phủ nhận.
Trận không chiến giữa chiếc MiG-29A Fulcrum của Không quân Iraq và chiếc tiêm kích bom Tornado. Trong trận không chiến này, chiếc tiêm kích bom Tornado của không quân Hoàng gia Anh, đã bị bắn hạ bởi tên lửa R-60MK từ chiếc MiG-29.
Trận không chiến giữa chiếc MiG-29A Fulcrum của Không quân Iraq và chiếc tiêm kích bom Tornado. Trong trận không chiến này, chiếc tiêm kích bom Tornado của không quân Hoàng gia Anh, đã bị bắn hạ bởi tên lửa R-60MK từ chiếc MiG-29.
Tornado là máy bay thế hệ thứ tư và được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém nhất so với Liên Xô và Mỹ. Trong trận chiến trên, MiG-29 đã sử dụng tên lửa R-60, cho thấy đây là một cuộc giao tranh tầm gần và điểm yếu chí tử của Tornado đó chính là khả năng cơ động hạn chế.
Tornado là máy bay thế hệ thứ tư và được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư kém nhất so với Liên Xô và Mỹ. Trong trận chiến trên, MiG-29 đã sử dụng tên lửa R-60, cho thấy đây là một cuộc giao tranh tầm gần và điểm yếu chí tử của Tornado đó chính là khả năng cơ động hạn chế.
Tệ hại hơn, máy bay chiến đấu của RAF mặc dù không bắn hạ được chiến đấu cơ của đối phương, nhưng luôn bị “quân ta bắn nhầm”; trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 năm 2003, một chiếc Tornado GR4 của RAF đã bị tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bắn rơi ở gần biên giới Iraq – Kuwait.
Tệ hại hơn, máy bay chiến đấu của RAF mặc dù không bắn hạ được chiến đấu cơ của đối phương, nhưng luôn bị “quân ta bắn nhầm”; trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 năm 2003, một chiếc Tornado GR4 của RAF đã bị tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bắn rơi ở gần biên giới Iraq – Kuwait.
Chiếc Tornado GR4 trên đang trên đường trở về căn cứ, sau khi tham gia không kích lực lượng Vệ binh Cộng hòa ở ngoại ô Baghdad. Đại tá không quân Al Lockwood, phát ngôn viên quân đội Anh tại vùng Vịnh khi đó nói: “Đây không phải là sự khởi đầu mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên chiến tranh chứ không phải tập trận”.
Chiếc Tornado GR4 trên đang trên đường trở về căn cứ, sau khi tham gia không kích lực lượng Vệ binh Cộng hòa ở ngoại ô Baghdad. Đại tá không quân Al Lockwood, phát ngôn viên quân đội Anh tại vùng Vịnh khi đó nói: “Đây không phải là sự khởi đầu mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên chiến tranh chứ không phải tập trận”.
Giới phân tích quân sự cho rằng, sự việc bắn nhầm này là do lỗi của hệ thống phòng không Patriot, vì Tornado GR4 đã được trang bị hệ thống nhận biết địch - ta (IFF); có thể chiếc Tornado đã tắt hệ thống IFF khi quay về, hoặc bị trục trặc kỹ thuật nên Patriot không nhận ra; và vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, là một cú sốc mạnh với Anh khi đó.
Giới phân tích quân sự cho rằng, sự việc bắn nhầm này là do lỗi của hệ thống phòng không Patriot, vì Tornado GR4 đã được trang bị hệ thống nhận biết địch - ta (IFF); có thể chiếc Tornado đã tắt hệ thống IFF khi quay về, hoặc bị trục trặc kỹ thuật nên Patriot không nhận ra; và vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, là một cú sốc mạnh với Anh khi đó.
Tổng kết lại trong hơn 70 năm qua, Không quân Hoàng gia Anh đã không có bất kỳ một “chiến thắng” nào trước đối phương; do vậy việc bắn rơi một máy bay không người lái “vô danh – vô chủ”, cũng là thành tích đáng để tự hào, với một lực lượng không quân thường xuyên tham chiến như RAF.
Tổng kết lại trong hơn 70 năm qua, Không quân Hoàng gia Anh đã không có bất kỳ một “chiến thắng” nào trước đối phương; do vậy việc bắn rơi một máy bay không người lái “vô danh – vô chủ”, cũng là thành tích đáng để tự hào, với một lực lượng không quân thường xuyên tham chiến như RAF.
Hiện nay RAF hiện đang sử dụng phần lớn các máy bay chiến đấu do Anh sản xuất, nhưng điều này sẽ thay đổi, vì hầu hết các kế hoạch mua sắm máy bay trong tương lai đều dành cho các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh.
Hiện nay RAF hiện đang sử dụng phần lớn các máy bay chiến đấu do Anh sản xuất, nhưng điều này sẽ thay đổi, vì hầu hết các kế hoạch mua sắm máy bay trong tương lai đều dành cho các nhóm tấn công tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh.
Mặc dù Quốc hội Anh đã bỏ phiếu phản đối việc tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào Syria vào năm 2013, nhưng Quân đội Anh ban đầu đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chiến đấu của các đồng minh phương Tây và sau đó tham gia trực tiếp hơn vào chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu từ năm sau.
Mặc dù Quốc hội Anh đã bỏ phiếu phản đối việc tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào Syria vào năm 2013, nhưng Quân đội Anh ban đầu đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chiến đấu của các đồng minh phương Tây và sau đó tham gia trực tiếp hơn vào chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu từ năm sau.
Các lực lượng Anh sau đó đã tính đến việc chiếm đóng chung miền bắc Syria với sự hỗ trợ của Pháp, nhằm duy trì quyền kiểm soát của phương Tây đối với khu vực này, nếu Mỹ rút bớt lực lượng của mình.
Các lực lượng Anh sau đó đã tính đến việc chiếm đóng chung miền bắc Syria với sự hỗ trợ của Pháp, nhằm duy trì quyền kiểm soát của phương Tây đối với khu vực này, nếu Mỹ rút bớt lực lượng của mình.
Sự hiện diện của máy bay NATO trong không phận Syria và các lực lượng trên đất Syria, bị coi là bất hợp pháp vì nó không có sự cho phép của cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chính phủ Syria.
Sự hiện diện của máy bay NATO trong không phận Syria và các lực lượng trên đất Syria, bị coi là bất hợp pháp vì nó không có sự cho phép của cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chính phủ Syria.
Tháng 4/2018, Không quân Anh cũng đã tham gia vào các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu, vào các cơ sở được nghi là trung tâm nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học của Syria; tuy nhiên Không quân Syria đã không tổ chức đánh chặn bằng lực lượng không quân của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tháng 4/2018, Không quân Anh cũng đã tham gia vào các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu, vào các cơ sở được nghi là trung tâm nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học của Syria; tuy nhiên Không quân Syria đã không tổ chức đánh chặn bằng lực lượng không quân của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT