Không phải nhà Đường, đây mới là triều đại phụ nữ có địa vị cao nhất

Nam tôn nữ ti là tư tưởng lưu truyền từ xưa của Trung Quốc, nghiêm trọng nhất là trong thời kỳ phong kiến.

Không phải nhà Đường, đây mới là triều đại phụ nữ có địa vị cao nhất

Thê vi phu cương, nhưng trên thực tế thì khác, ở thời cổ đại Trung Quốc, nữ nhân không bó chân, đây là tập tục sau triều Minh. Theo quá trình phát triển của xã hội phụ hệ, địa vị của nữ giới giảm xuống, nhất là sau khi có "tam cương ngũ thường" (lời dạy của Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo).

Song không phải địa vị của phụ nữ luôn thấp như vậy. Ít ai nhận ra trong các triều đại xưa ở Trung Quốc, vẫn có giai đoạn phụ nữ được đề cao, tôn trọng và được hưởng những quyền lợi chính đáng.

Thể hiện tiếng nói trong triều đình, có quyền lực can chính

Tần Thủy Hoàng không có Hoàng hậu, nhưng trong quá trình diệt Tần, chúng ta vẫn nhìn thấy rất nhiều bóng dáng nữ nhân, ví dụ như Ngu Cơ (vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ), Lã Hậu (Hoàng hậu của Hán Cao Tổ Lưu Bang) nắm giữ quyền lực lớn trong triều.

Trong thời kỳ Ngụy Tấn, "mỹ nam" thịnh hành, phụ nữ theo đuổi "mỹ nam", và nhận được sự công nhận nhất định của xã hội. Phụ nữ lúc nào cũng thích nam giới đẹp, nhưng chỉ sau khi có vị trí kinh tế và chính trị nhất định có thể "theo đuổi" người mình thích. Đây là một biểu hiện trong quyền chủ động của phụ nữ lúc bấy giờ.

Khong phai nha Duong, day moi la trieu dai phu nu co dia vi cao nhat
Nam tôn nữ ti là tư tưởng lưu truyền từ xưa của Trung Quốc, nghiêm trọng nhất là trong thời kỳ phong kiến. 

Không ít người nói phụ nữ nhà Đường có địa vị cao nhất, bởi lẽ có sự xuất hiện của các nhân vật nổi tiếng như Trưởng Tôn Hoàng hậu (Hoàng hậu của Đường Thái Tông), Võ Tắc Thiên (Hoàng hậu của Đường Cao Tông) và là nữ đế đầu tiên được công nhận trong lịch sử Trung Quốc, Vi Hoàng hậu (Hoàng hậu của Đường Trung Tông) cùng với An Lạc công chúa, Thái Bình công chúa, cho đến sau cuộc "An sử chi biến" lại có thêm Trương Lương Đệ (Hoàng hậu của Đường Túc Tông)... đều là những nhân vật quan trọng trong chính trường, thậm chí quyền lực nằm trong tay những người này lớn đến mức có thể uy hiếp hoàng quyền.

Trên thực tế, phụ nữ có địa vị cao nhất nên kể đến triều đại nhà Tống. Thương nghiệp nhà Tống phát triển mạnh mẽ, môi trường chính trị được thả lỏng, từ đó tạo nên một triều đại hưng thịnh rõ nét.

Trong hoàng lăng của Bắc Tống, Hoàng hậu không chôn cất với Hoàng đế, mà có lăng riêng. Điều này phản ánh sự cải thiện địa vị chính trị của hậu phi Bắc Tống. Huyện Củng ở Hà Nam (Trung Quốc) có 21 Hậu lăng, được xây dựng gần giống với Đế lăng, chỉ là quy mô nhỏ hơn mà thôi. Không chỉ có thế, bắt đầu từ thời Lưu Hoàng hậu của Tống Chân Tông, ích hiệu của Hoàng hậu vốn chỉ có hai chữ được tăng lên thành bốn chữ. Đây là bước đột phá lớn ở thời phong kiến.

Khong phai nha Duong, day moi la trieu dai phu nu co dia vi cao nhat-Hinh-2

Trong đời sống chính trị, chuyện Hoàng hậu và Thái hậu nhà Tống tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị là cực kỳ phổ biến. Lưu Hoàng hậu thời Tống Chân Tông lâm triều nghe chính suốt 55 năm. Sau đó là Tào thái hậu, Cao thái hậu đều làm như vậy.

Ngô Hoàng hậu thời Nam Tống trải qua bốn triều Hoàng đế, tại vị Hoàng hậu suốt 55 năm, là một trong những Hoàng hậu có thời gian tại vị dài nhất trong lịch sử. Tuy rằng bà không buông rèm nghe chính, nhưng không ít lần trợ giúp triều đình vượt qua hung hiểm. Sau lại có Lý hậu thời Quang Tông, Dương thái hậu thời Ninh Tông, Giả phi thời Lý Tông, Tạ thái hậu cuối thời Nam Tống, đều có hành động can chính.

"Thái hậu tham gia chuyện triều chính" đã trở thành mô hình độc đáo của nhà Tống. Sở dĩ nói nó "độc đáo" là vì Thái hậu nhà Tống tuy tham gia nghị chính nhưng rất ít khi vượt quá quyền hạn.

Cuối triều Tống luôn duy trì hệ thống tam giác quyền lực: Hoàng đế, Thái hậu, quyền thần. Thái hậu dựa vào thân phận nữ nhân của mình chứ không phải dựa vào thân phận gia tộc để thể hiện tiếng nói trên chính trường. Mặc dù đế hậu nhà Tống nhiều lần tham chính, nhưng chưa bao giờ có hiện tượng chuyên quyền thậm chí đoạt vị như Lữ hậu nhà Hán, Võ Tắc Thiên nhà Đường, Từ Hi nhà Thanh.

Có quyền tự do yêu đương và đứng lên thể hiện cái tôi

Không chỉ trong hoàng thất, vai trò của phụ nữ nổi bật cả trong dân gian đời thường. Lương Hồng Ngọc, vợ của tướng Nam Tống Hàn Thế Trung, là nữ anh hùng kháng Kim nổi tiếng. Phải nói, triều đại nhà Tống, đâu đâu cũng có ánh hào quang của những người phụ nữ mạnh mẽ.

Những trường hợp kể trên đều là giai cấp thượng lưu, vậy ở những giai cấp thấp hơn thì sao, liệu nữ giới nhà Tống có thể đứng lên thể hiện bản thân như vậy?

Khong phai nha Duong, day moi la trieu dai phu nu co dia vi cao nhat-Hinh-3

Chúng ta đều biết Tống triều có chợ đêm. Trong bức "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" của Trương Tuyển Đoan hầu như có tất cả các sắc thái xã hội của nhà Tống lúc bấy giờ. Dân chúng bận rộn ngược xuôi, trai tráng bốc hàng, cửa hàng tấp nập, xe ngựa ồn ào, sĩ nữ xinh đẹp, văn sĩ phong lưu, những tòa kiến trúc đan xen, đường phố náo nhiệt. Đây tuyệt đối không phải là cảnh phồn hoa mà Trường An hay Lạc Dương của nhà Đường có thể thấy được.

Chợ đêm cũng là một nơi lý tưởng để nam nữ hẹn hò, làm chuyện mình thích, chứng minh phụ nữ thời Tống có thể thoải mái ra đường, ngoại trừ không thể tham gia khoa cử.

Kể từ triều đại nhà Tống, địa vị chính trị của phụ nữ đã giảm mạnh, hoàn toàn phụ thuộc của nam quyền, bao gồm tư tưởng "tam trinh cửu liệt" (giữ gìn trinh tiết), tục bó chân và các yêu cầu khác bắt đầu xuất hiện. Biểu hiện rõ nhất ở thời Minh và thời Thanh.

Mặc dù phụ nữ Trung Quốc ngày xưa bị hạ thấp phẩm giá đến đáng thương, nhưng không phải mọi triều đại đều như vậy. Cũng giống như nhà Tống phồn hoa, địa vị của phụ nữ được đề cao, trở thành một nét tự hào trong chiều dài lịch sử.

Bất ngờ lý do phụ nữ nhà Đường thích vận xiêm y thấp cổ

Dưới thời phong kiến, phụ nữ nhà Đường mặc trang phục phóng khoáng hơn những triều đại khác. Họ thường mặc quần áo thấp cổ để khoe khéo các nét đẹp hình thể.

Bất ngờ lý do phụ nữ nhà Đường thích vận xiêm y thấp cổ
Bat ngo ly do phu nu nha Duong thich van xiem y thap co
 Phụ nữ ở nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc như nhà Hán, nhà Tùy... bị bó buộc trong các quy tắc của đạo Nho. Theo đó, họ phải ăn mặc kín đáo, giữ nét đoan trang. Tuy nhiên, phụ nữ nhà Đường có sự thay đổi lớn trong cách ăn mặc.

Vén màn cuộc sống hàng ngày của các phi tần thời nhà Thanh

Bên cạnh những gì được thể hiện trong các bộ phim, cuộc sống của phi tần nhà Thanh vẫn còn rất nhiều điều chưa được tiết lộ.

Vén màn cuộc sống hàng ngày của các phi tần thời nhà Thanh

Do ảnh hưởng của những bộ phim truyền hình cổ trang, lịch sử thời nhà Thanh, đặc biệt là cuộc sống và mối quan hệ của các phi tần trong cung luôn nhận được nhiều sự quan tâm.

Với việc các phi tần luôn xuất hiện xinh đẹp với trang phục, phụ kiện được thiết kế tinh xảo và nhiều người cho rằng các phi tần thời nhà Thanh luôn sống trong nhung lụa, hàng ngày đều thưởng thức mỹ vị, rảnh rỗi xem hoa thưởng nguyệt mà không biết rằng những điều đó không hoàn toàn là sự thật.

Bí mật khủng khiếp giấu trong móng tay của Từ Hi Thái hậu

Bên trong những chiếc hộ giáp bảo vệ móng tay của Từ Hi Thái hậu là thứ giúp bà diệt trừ những kẻ có ý đồ bất chính.

Bí mật khủng khiếp giấu trong móng tay của Từ Hi Thái hậu
Bi mat khung khiep giau trong mong tay cua Tu Hi Thai hau
Từ Hi Thái hậu (1835-1908) từ nhỏ đã vào cung làm phi cho vua Hàm Phong. Năm 1856, bà sinh cho Hàm Phong Đế một con trai là Đồng Trị, người sau này lên ngôi hoàng đế Trung Hoa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới