Không phải Mosin, đây mới là khẩu súng trường "lì lợm" nhất CTTG 2

Không phải Mosin, đây mới là khẩu súng trường "lì lợm" nhất CTTG 2

(Kiến Thức) - Khẩu súng trường của Anh tốt đến nỗi, quân đội nước này sử dụng nó liên tục từ Chiến tranh Thế giới 1 tới hết Chiến tranh Thế giới thứ 2, thậm chì hiện tại nó vẫn còn đang được sử dụng đâu đó ở Trung Đông.

Trong số những khẩu súng trường xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, có lẽ khẩu Lee Enfield của Anh là khẩu súng được xếp vào hạng "lão làng" bậc nhất và là khẩu  súng trường tốt nhất khi nó đã cùng quân đội nước này đánh khắp mọi mặt trận ở châu Âu kể từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong số những khẩu súng trường xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, có lẽ khẩu Lee Enfield của Anh là khẩu súng được xếp vào hạng "lão làng" bậc nhất và là khẩu súng trường tốt nhất khi nó đã cùng quân đội nước này đánh khắp mọi mặt trận ở châu Âu kể từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng loại vũ khí này đã phục vụ quân đội Hoàng gia Anh trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Không những vậy, đây còn là loại vũ khí được sử dụng rất rộng rãi trên các thuộc địa của Anh ở châu Á, Thái Bình Dương,... Nguồn ảnh: Tube.
Tổng cộng loại vũ khí này đã phục vụ quân đội Hoàng gia Anh trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Không những vậy, đây còn là loại vũ khí được sử dụng rất rộng rãi trên các thuộc địa của Anh ở châu Á, Thái Bình Dương,... Nguồn ảnh: Tube.
Cái tên Lee Enfield được ghép từ tên của "Cha đẻ" khẩu súng này ông James Paris Lee trong khi đó, chữ "Enfield" được lấy từ tên nhà máy sản xuất vũ khí Enfield - nơi đã cho ra lò khẩu súng trườn Lee Enfield đầu tiên. Mặc dù vậy, cái tên này chỉ phổ biến ở Anh. Nguồn ảnh: Tube.
Cái tên Lee Enfield được ghép từ tên của "Cha đẻ" khẩu súng này ông James Paris Lee trong khi đó, chữ "Enfield" được lấy từ tên nhà máy sản xuất vũ khí Enfield - nơi đã cho ra lò khẩu súng trườn Lee Enfield đầu tiên. Mặc dù vậy, cái tên này chỉ phổ biến ở Anh. Nguồn ảnh: Tube.
Ở Canada hay ở Australia, nơi mà quân đội Anh cũng viện trợ khẩu Lee Enfield này thì người ta lại gọi nó là khẩu 303 vì nó sử dụng cỡ đạn .303 inch (xấp xỉ 7,7mm). Trong khi đó, ở Trung Quốc khẩu súng này được gọi là khẩu súng trường Anh hoặc là khẩu 7,7mm - theo cỡ đạn mà nó sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở Canada hay ở Australia, nơi mà quân đội Anh cũng viện trợ khẩu Lee Enfield này thì người ta lại gọi nó là khẩu 303 vì nó sử dụng cỡ đạn .303 inch (xấp xỉ 7,7mm). Trong khi đó, ở Trung Quốc khẩu súng này được gọi là khẩu súng trường Anh hoặc là khẩu 7,7mm - theo cỡ đạn mà nó sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng đã có tới hơn 17 triệu khẩu súng trường Lee Enfield từng được sản xuất trong khoảng thời gian suốt từ năm 1895 tới tận... ngày nay. Số lượng biến thể của khẩu súng này cũng lên tới con số vài chục, trong đó biến thể nặng nhất nặng 4,19 kg và nhẹ nhất là 3,96 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng đã có tới hơn 17 triệu khẩu súng trường Lee Enfield từng được sản xuất trong khoảng thời gian suốt từ năm 1895 tới tận... ngày nay. Số lượng biến thể của khẩu súng này cũng lên tới con số vài chục, trong đó biến thể nặng nhất nặng 4,19 kg và nhẹ nhất là 3,96 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thực chất, khẩu Lee Enfield không có nhiều thứ để cải tiến, các kỹ sư chỉ việc tháo bớt hay thêm một vài bộ phận vào khẩu súng này để cho ra đời một "biến thể" với những tính năng bổ trợ như có kính ngắm, có khả năng tháo hộp tiếp đạn,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Thực chất, khẩu Lee Enfield không có nhiều thứ để cải tiến, các kỹ sư chỉ việc tháo bớt hay thêm một vài bộ phận vào khẩu súng này để cho ra đời một "biến thể" với những tính năng bổ trợ như có kính ngắm, có khả năng tháo hộp tiếp đạn,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Tùy từng phiên bản mà khẩu súng trường này sẽ có chiều dài tổng thể tối đa lên tới 1260mm. Sử dụng cỡ đạn 7,7mm và cơ cấu bắn lên đạn từng viên, một xạ thủ lão luyện có thể bắn tối đa 30 phát mỗi phút từ khẩu súng này. Nguồn ảnh: History.
Tùy từng phiên bản mà khẩu súng trường này sẽ có chiều dài tổng thể tối đa lên tới 1260mm. Sử dụng cỡ đạn 7,7mm và cơ cấu bắn lên đạn từng viên, một xạ thủ lão luyện có thể bắn tối đa 30 phát mỗi phút từ khẩu súng này. Nguồn ảnh: History.
Sơ tốc đầu nòng của viên đạn .303 lên tới 744 mét/giây, cho phép khẩu súng này có tầm sát thương hiệu quả lên tới 500 mét. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phiên bản kết hợp với kính ngắm hoàn toàn có thể được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa với tầm xa đủ lớn để triệt hạ kẻ địch trên chiến trường. Nguồn ảnh: Mark.
Sơ tốc đầu nòng của viên đạn .303 lên tới 744 mét/giây, cho phép khẩu súng này có tầm sát thương hiệu quả lên tới 500 mét. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phiên bản kết hợp với kính ngắm hoàn toàn có thể được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa với tầm xa đủ lớn để triệt hạ kẻ địch trên chiến trường. Nguồn ảnh: Mark.
Điểm đặc biệt của khẩu Lee Enfield đó là nó có dự trữ đạn nhiều gấp đôi các khẩu súng trường cùng thời. Cụ thể, hộp tiếp đạn của Lee Enfield có khả năng giữ được tối đa 10 viên đạn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm đặc biệt của khẩu Lee Enfield đó là nó có dự trữ đạn nhiều gấp đôi các khẩu súng trường cùng thời. Cụ thể, hộp tiếp đạn của Lee Enfield có khả năng giữ được tối đa 10 viên đạn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các phiên bản cũ của Lee Enfield sử dụng cách thức nạp đạn theo kiểu thông thường của súng trường, xạ thủ sẽ ấn kẹp đạn 5 viên một từ phía trên khóa nòng, nhồi vào hộp dự trữ đủ 10 viên. Các phiên bản sau này có khả năng thay hộp dự trữ, giúp giảm thời gian nạp đạn xuống đáng kể. Nguồn ảnh: WW2.
Các phiên bản cũ của Lee Enfield sử dụng cách thức nạp đạn theo kiểu thông thường của súng trường, xạ thủ sẽ ấn kẹp đạn 5 viên một từ phía trên khóa nòng, nhồi vào hộp dự trữ đủ 10 viên. Các phiên bản sau này có khả năng thay hộp dự trữ, giúp giảm thời gian nạp đạn xuống đáng kể. Nguồn ảnh: WW2.
Với số lượng cực lớn từng được sản xuất, khẩu súng trường này của Anh đã có mặt khắp năm châu, tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột kể từ đầu thế kỷ 20 cho tới tận đầu thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với số lượng cực lớn từng được sản xuất, khẩu súng trường này của Anh đã có mặt khắp năm châu, tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột kể từ đầu thế kỷ 20 cho tới tận đầu thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến tranh Việt Nam cũng có sự ghi nhận khẩu Lee Enfield từng xuất hiện dưới danh nghĩa là khẩu súng được lực lượng Việt Minh sử dụng trong quá trình giải giáp Phát xít Nhật đóng tại nước ta từ năm 1945, tới những năm kháng chiến chống Pháp, Lee Enfield vẫn tiếp tục được sử dụng trước khi bị loại biên do cỡ đạn không phù hợp. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong chiến tranh Việt Nam cũng có sự ghi nhận khẩu Lee Enfield từng xuất hiện dưới danh nghĩa là khẩu súng được lực lượng Việt Minh sử dụng trong quá trình giải giáp Phát xít Nhật đóng tại nước ta từ năm 1945, tới những năm kháng chiến chống Pháp, Lee Enfield vẫn tiếp tục được sử dụng trước khi bị loại biên do cỡ đạn không phù hợp. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Súng trường Lee Enfield phiên bản nòng ngắn dùng hộp tiếp đạn gắn ngoài 10 viên.

GALLERY MỚI NHẤT