Không phải Khổng Minh, Tào Tháo muốn chiêu mộ mưu sĩ nào của Lưu Bị?

Không phải Khổng Minh, Tào Tháo muốn chiêu mộ mưu sĩ nào của Lưu Bị?

Dưới trướng Lưu Bị có nhiều nhân tài xuất chúng. Đáng ngạc nhiên, Tào Tháo khao khát có được một mưu sĩ lỗi lạc của Lưu Bị, nhưng không phải là Gia Cát Lượng.

Lưu Bị và Tào Tháo là hai nhân vật lớn thời Tam quốc. Họ chiêu mộ được nhiều  mưu sĩ lỗi lạc và võ tướng dũng mãnh, thiện chiến. Dù vậy, Tào Tháo để ý đến một nhân tài của Lưu Bị và rất muốn có được người này về làm việc cho mình. Người đó không phải Gia Cát Lượng mà là Pháp Chính.
Lưu Bị và Tào Tháo là hai nhân vật lớn thời Tam quốc. Họ chiêu mộ được nhiều mưu sĩ lỗi lạc và võ tướng dũng mãnh, thiện chiến. Dù vậy, Tào Tháo để ý đến một nhân tài của Lưu Bị và rất muốn có được người này về làm việc cho mình. Người đó không phải Gia Cát Lượng mà là Pháp Chính.
Theo sử sách, Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị, tài năng ngang ngửa Gia Cát Lượng, Tuân Úc, Tuân Du.
Theo sử sách, Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị, tài năng ngang ngửa Gia Cát Lượng, Tuân Úc, Tuân Du.
Ban đầu Pháp Chính là thuộc hạ dưới trướng của Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị làm chủ nước Thục, Pháp Chính đầu quân về làm mưu sĩ. Kể từ khi về dưới trướng Lưu Bị, Pháp Chính đã đưa ra nhiều kế sách hay. Trong số này, nổi tiếng nhất là ông đưa ra liên hoàn kế vi diệu giúp quân chủ nhà Thục chiếm được Hán Trung từ tay Tào Tháo trong cuộc chiến diễn ra từ năm 217 - 219.
Ban đầu Pháp Chính là thuộc hạ dưới trướng của Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị làm chủ nước Thục, Pháp Chính đầu quân về làm mưu sĩ. Kể từ khi về dưới trướng Lưu Bị, Pháp Chính đã đưa ra nhiều kế sách hay. Trong số này, nổi tiếng nhất là ông đưa ra liên hoàn kế vi diệu giúp quân chủ nhà Thục chiếm được Hán Trung từ tay Tào Tháo trong cuộc chiến diễn ra từ năm 217 - 219.
Trong trận chiến này, Tào Tháo thua trận nên phải rút quân về Hứa Đô. Về sau, ông biết được Pháp Chính chính là người bày mưu tính kế giúp Lưu Bị giành được thắng lợi trên nên có ý muốn chiêu mộ nhân tài này. Tuy nhiên, Tào Tháo không thể có được bậc kỳ tài quân sự Pháp Chính.
Trong trận chiến này, Tào Tháo thua trận nên phải rút quân về Hứa Đô. Về sau, ông biết được Pháp Chính chính là người bày mưu tính kế giúp Lưu Bị giành được thắng lợi trên nên có ý muốn chiêu mộ nhân tài này. Tuy nhiên, Tào Tháo không thể có được bậc kỳ tài quân sự Pháp Chính.
Nguyên do là bởi Pháp Chính hết mực trung thành với Lưu Bị. Ông lập được nhiều công lao nên được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và giao cho những trọng trách quan trọng.
Nguyên do là bởi Pháp Chính hết mực trung thành với Lưu Bị. Ông lập được nhiều công lao nên được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng và giao cho những trọng trách quan trọng.
Trong số này có việc vào tháng 7 năm 219, Lưu Bị tiến vào Hán Trung và xưng làm Hán Trung Vương. Do lập được công lớn nên Pháp Chính được quân chủ phong làm Thượng thư lệnh.
Trong số này có việc vào tháng 7 năm 219, Lưu Bị tiến vào Hán Trung và xưng làm Hán Trung Vương. Do lập được công lớn nên Pháp Chính được quân chủ phong làm Thượng thư lệnh.
Tuy nhiên, đến năm 220, Pháp Chính đột ngột qua đời khiến Lưu Bị đau xót vì mất đi một bề tôi trung thành, giỏi giang. Đây là tổn thất to lớn về nhân tài của nhà Thục Hán.
Tuy nhiên, đến năm 220, Pháp Chính đột ngột qua đời khiến Lưu Bị đau xót vì mất đi một bề tôi trung thành, giỏi giang. Đây là tổn thất to lớn về nhân tài của nhà Thục Hán.
Một số sử gia cho rằng, nếu Pháp Chính còn sống thì với tài mưu lược của ông cộng với các nhân tài khác như Gia Cát Lượng sẽ giúp nhà Thục Hán đánh bại quân đội của Tào Tháo trong lần Bắc phạt thứ nhất.
Một số sử gia cho rằng, nếu Pháp Chính còn sống thì với tài mưu lược của ông cộng với các nhân tài khác như Gia Cát Lượng sẽ giúp nhà Thục Hán đánh bại quân đội của Tào Tháo trong lần Bắc phạt thứ nhất.
Thậm chí, nếu Pháp Chính không mất sớm thì nhà Thục Hán cũng không đại bại ở trận Di Lăng và một số chiến trường khác.
Thậm chí, nếu Pháp Chính không mất sớm thì nhà Thục Hán cũng không đại bại ở trận Di Lăng và một số chiến trường khác.
Trước cái chết của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng đau xót và cảm thán rằng, nếu như Pháp Chính còn sống thì nhất định có thể khuyên được Lưu Bị không đánh Ngô dẫn tới thất bại cay đắng. Nhà Thục mất đi mưu sĩ giỏi như Pháp Chính ngày càng gặp nhiều bất lợi và không thể hoàn thành tham vọng thống nhất thiên hạ.
Trước cái chết của Pháp Chính, Gia Cát Lượng cũng đau xót và cảm thán rằng, nếu như Pháp Chính còn sống thì nhất định có thể khuyên được Lưu Bị không đánh Ngô dẫn tới thất bại cay đắng. Nhà Thục mất đi mưu sĩ giỏi như Pháp Chính ngày càng gặp nhiều bất lợi và không thể hoàn thành tham vọng thống nhất thiên hạ.
Mời độc giả xem video: 20 Năm Tù Cho Kẻ ‘Làm Liều’ Bán Người Yêu Sang Trung Quốc | Phía Sau Bản Án. Nguồn: ANTV.

GALLERY MỚI NHẤT