Không phải Hòa Thân, đây mới là "tham quan đệ nhất" thời nhà Thanh

Báo chí Trung Quốc nhận định, không phải Hòa Thân, đây mới là đệ nhất tham quan Thanh triều.

Nhắc đến Hòa Thân hẳn nhiều người đều đã biết, đó chính là tham quan số một thời nhà Thanh. Có câu "gần vua như gần hổ", nếu đem câu nói này áp dụng với Hòa Thân thì không thể sai.

Khi Hòa Thân được Hoàng đế coi trọng, yêu quý, ông ta có được vinh hoa phú quý, quyền lực trong tay, nhưng đến khi "con hổ" Hoàng đế đói rồi thì kết cục sau này của Hòa Thân còn chẳng được ghi chép lại.

Song, có lẽ các bạn đọc hẳn chưa biết, vào thời nhà Thanh, vẫn còn có một tên đại tham quan, số tiền tham ô được cũng chẳng hề thua kém Hòa Thân, nhưng ông ta lại thông minh hơn Hòa Thân rất nhiều.

Ông ta không chỉ đem tiền của của mình gửi ra nước ngoài mà thậm chí, chỉ tính riêng phần tiền lãi thôi cũng đã đủ để sống sung sướng cả đời.

Nhân vật này chính là Khánh Thân vương Dịch Khuông. Dịch Khuông tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Dịch Khuông, chỉ cần nghe tên thôi hẳn mọi người sẽ đoán ra được, người này chính là dòng dõi hoàng thân quốc thích.

Ông ta sinh ngày 29 tháng 2 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 18, trong gia tộc Ái Tân Giác La, là con trai trưởng của Bất nhập Bát phân Phụ quốc công Miên Tính và đích thê Dát Lạp Dát Tư thị, con gái của A Lạp Thiện Thân vương Mã Ba Cáp Na.

Khong phai Hoa Than, day moi la

Nhân vật Dịch Khuông dưới thời Thanh.

Ông nội của ông là Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, con trai thứ 17 của Hoàng đế Càn Long. Không chỉ là chắt trai của Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, Dịch Khuông còn là tông thất trọng thần cuối thời nhà Thanh.

Năm Quang Tự thứ 20, Dịch Khuông được Từ Hi Thái hậu phong làm Khánh Thân vương. Sau đó, đến năm Quang Tự thứ 24, được phong làm Thiết mạo tử vương, và còn là vị Thiết mạo tử vương cuối cùng của nhà Thanh.

Lý do khiến Dịch Khuông trở thành đại thần vào cuối thời nhà Thanh lại chẳng phải vì ông ta có tài năng hay đức độ đặc biệt gì mà chỉ vì ông ta biết "nghe lời". Dịch Khuông luôn hết mực vâng theo mệnh lệnh của Từ Hi Thái hậu, hơn thế, ông ta không chỉ tham lam mà còn "biết bán", bản "Hiệp ước Tân Sửu" nổi tiếng giai đoạn lịch sử cận đại chính là do Dịch Khuông cùng Lý Hồng Chương toàn quyền phụ trách ký kết.

Sau khi ký kết bản "Hiệp ước Tân Sửu", Dịch Khuông vì giúp Từ Hi gánh tiếng xấu nên được Từ Hi vô cùng yêu quý. Đây cũng là lý do ông ta được sắc phong lên làm Quân cơ Đại thần.

Nắm trong tay quyền lực to lớn, theo lý mà nói, ông ta nên làm chút chuyện gì đó có ý nghĩa, nhưng Dịch Khuông lại chỉ làm ra chuyện tham ô, ra sức vơ vét của cải của triều đình, không những không giúp sức cho nhà Thanh mà ngược lại còn lợi dụng quyền lực trong tay để đục khoét tiền của, làm lợi cho bản thân.

Khong phai Hoa Than, day moi la

Dịch Khuông và các quan viên Thanh triều.

Mặc dù đều là tham, nhưng Dịch Khuông lại thông minh hơn Hòa Thân. Ông ta không chỉ không giữ tiền trong nhà mà còn đem số tiền đó gửi vào các ngân hàng ở nước ngoài ví dụ như Ngân hàng Citybank của Mỹ, Ngân hàng HSBC của Anh…

Theo trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc), chỉ riêng tại ngân hàng SHBC, viên quan này đã có một khoản gửi lên đến 2 triệu lượng bạc trắng, còn tại ngân hàng Thụy Sĩ là 7 triệu bảng Anh. Không những thế, dinh tự của ông ta chính là nhà cũ của Hòa Thân xưa kia.

Với số tài sản được chuyển ra nước ngoài này, chỉ tính riêng tiền lãi cũng đã đủ cho nhiều người tiêu xài cả đời. Lý do khiến nhà Thanh sụp đổ, chắc chắn chẳng thể thiếu trách nhiệm của những kẻ như thế này.  

Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa

Những lý do đặc biệt này đã khiến Thanh triều trở thành vương triều hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không xuất hiện tình trạng ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan loạn chính.

Thai giam, ngoai thich chuyen quyen pho bien trong lich su Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thanh triều được xem là một vương triều tồn tại không ít ngoại lệ.

Thanh triều xử lý phi tần thế nào sau khi bỏ hủ tục tuẫn táng

Mặc dù không bị bức tử để chôn theo tiên đế, thế nhưng số phận của các phi tần Thanh triều liệu có may mắn hơn sau khi chế độ tuẫn táng bị xóa bỏ?

Hủ tục tuẫn táng được biết tới là một hủ tục xuất hiện rất sớm trong tiến trình của lịch sử văn minh nhân loại.

Theo Qulishi, hủ tục chôn người sống theo người đã chết này đặc biệt thịnh hành vào thời kỳ xã hội nô lệ. Tới thời kỳ phong kiến, không ít các vị quân chủ còn dùng nô tỳ hay thậm chí cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình sau khi qua đời.

Các cung nữ của triều Thanh không sống sót sau khi bị đuổi khỏi cung

Hàng năm Tử Cấm Thành đều tuyển vào hàng trăm cung nữ. Trong số họ ít ai có được cuộc sống may mắn và hiếm người sống sót sau khi bị đuổi khỏi cung.

Đa số các cung nữ sau khi vào cung đều mong muốn mình được hoàng thượng để mắt tới, có cơ hội trở thành Phi Tần trong cung. Như vậy, cuộc sống của họ mới có cơ may thay đổi. Tuy nhiên, may mắn ấy không đến với tất cả. Hiếm hoi lắm mới có một cung nữ được nhà vua sủng ái. Còn lại đa phần cung nữ đều phải chăm chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác.

Cac cung nu cua trieu Thanh khong song sot sau khi bi duoi khoi cung

Đọc nhiều nhất