Không phải ám sát, đây mới là điều Võ Tắc Thiên lo nhất trong đời

Không phải ám sát, đây mới là điều Võ Tắc Thiên lo nhất trong đời

Lên ngôi hoàng đế khi 66 tuổi, Võ Tắc Thiên cai trị đất nước trong 15 năm. Trong thời gian trị vì đất nước, có một điều khiến bà ngày đêm lo lắng.

Võ Tắc Thiên hay còn gọi là Võ Mị Nương là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ban đầu, bà là một phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau lại trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
Võ Tắc Thiên hay còn gọi là Võ Mị Nương là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ban đầu, bà là một phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau lại trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
Về sau, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước này khi chính thức lên ngôi vua, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Võ Chu vào năm 690.
Về sau, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước này khi chính thức lên ngôi vua, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Võ Chu vào năm 690.
Vào thời điểm lên ngôi vua, Võ Tắc Thiên đã 66 tuổi. Dù vậy, bà hoàng này vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn nên trị vì đất nước trong 15 năm trước khi băng hà vào năm 705.
Vào thời điểm lên ngôi vua, Võ Tắc Thiên đã 66 tuổi. Dù vậy, bà hoàng này vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn nên trị vì đất nước trong 15 năm trước khi băng hà vào năm 705.
Trong 15 năm đứng đầu triều Võ Chu, Võ Tắc Thiên có nhiều vấn đề quốc gia đại sự phải hao tâm tổn trí như làm sao khiến nhà Chu hưng thịnh, kinh tế phát triển... Theo các sử gia, Võ Tắc Thiên đã có nhiều công lao trong việc trị quốc như: mở mang lãnh thổ, khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh tế - xã hội và duy trì tốt sự ổn định trong nước...
Trong 15 năm đứng đầu triều Võ Chu, Võ Tắc Thiên có nhiều vấn đề quốc gia đại sự phải hao tâm tổn trí như làm sao khiến nhà Chu hưng thịnh, kinh tế phát triển... Theo các sử gia, Võ Tắc Thiên đã có nhiều công lao trong việc trị quốc như: mở mang lãnh thổ, khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh tế - xã hội và duy trì tốt sự ổn định trong nước...
Thế nhưng, chuyện khiến Võ Tắc Thiên lo lắng nhất được cho là vấn đề lập tự (tức chọn người kế vị) sau khi bà qua đời. Bà có 2 người con họ Lý và 3 người cháu họ Võ để xem xét cho vị trí kế thừa ngai báu.
Thế nhưng, chuyện khiến Võ Tắc Thiên lo lắng nhất được cho là vấn đề lập tự (tức chọn người kế vị) sau khi bà qua đời. Bà có 2 người con họ Lý và 3 người cháu họ Võ để xem xét cho vị trí kế thừa ngai báu.
Nếu lập một trong 2 con trai làm người thừa kế thì đồng nghĩa sẽ trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý, chấm dứt triều đại Võ Chu. Trong trường hợp nhường ngôi cho nhà họ Võ thì triều đại Võ Chu sẽ được tiếp nối.
Nếu lập một trong 2 con trai làm người thừa kế thì đồng nghĩa sẽ trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý, chấm dứt triều đại Võ Chu. Trong trường hợp nhường ngôi cho nhà họ Võ thì triều đại Võ Chu sẽ được tiếp nối.
Sau một thời gian suy xét, tính toán cẩn thận, Võ Tắc Thiên quyết định trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý. Nhiều sử gia nhận định, đây là quyết định thông minh của bà bởi vì ngoài mặt các đại thần quy thuận nhà Võ Chu nhưng thực chất vẫn một lòng hướng tới nhà Đường của họ Lý.
Sau một thời gian suy xét, tính toán cẩn thận, Võ Tắc Thiên quyết định trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý. Nhiều sử gia nhận định, đây là quyết định thông minh của bà bởi vì ngoài mặt các đại thần quy thuận nhà Võ Chu nhưng thực chất vẫn một lòng hướng tới nhà Đường của họ Lý.
Nếu Võ Tắc Thiên nhường ngôi cho con cháu họ Võ sẽ có thể dẫn đến một cuộc nội chiến đẫm máu khiến nhà Võ Chu sớm sụp đổ. Kết cục tồi tệ nhất có thể là con cháu nhà họ Võ sẽ bị nhà Lý tận diệt nếu nhà Đường được lập lại. Do đó, Võ Tắc Thiên quyết định trả lại giang sơn cho nhà họ Lý để dân chúng tránh được những cuộc chiến đẫm máu, tận hưởng cuộc sống bình yên.
Nếu Võ Tắc Thiên nhường ngôi cho con cháu họ Võ sẽ có thể dẫn đến một cuộc nội chiến đẫm máu khiến nhà Võ Chu sớm sụp đổ. Kết cục tồi tệ nhất có thể là con cháu nhà họ Võ sẽ bị nhà Lý tận diệt nếu nhà Đường được lập lại. Do đó, Võ Tắc Thiên quyết định trả lại giang sơn cho nhà họ Lý để dân chúng tránh được những cuộc chiến đẫm máu, tận hưởng cuộc sống bình yên.
Một nguyên nhân khác được cho là đã khiến Võ Tắc Thiên ra quyết định trả lại giang sơn cho nhà họ Lý là vì trước lúc qua đời, bà có di nguyện được hợp táng với chồng là Đường Trung Tông thay vì được chôn trong lăng mộ riêng như những vị vua khác.
Một nguyên nhân khác được cho là đã khiến Võ Tắc Thiên ra quyết định trả lại giang sơn cho nhà họ Lý là vì trước lúc qua đời, bà có di nguyện được hợp táng với chồng là Đường Trung Tông thay vì được chôn trong lăng mộ riêng như những vị vua khác.
Theo các sử gia, Võ Tắc Thiên hiểu rằng dù bản thân lên ngôi hoàng đế nhưng vào thời phong kiến, văn võ bá quan và người dân không thực sự chấp nhận việc một người phụ nữ lên làm vua. Do đó, bà sẽ khó có thể "yên giấc" trong lăng mộ dành riêng cho nữ hoàng đế. Vậy nên, sau 15 năm cai trị triều Võ Chu, Võ Tắc Thiên đã trả lại ngôi báu cho họ Lý, trở lại thân phận hoàng hậu để có thể hợp táng cùng với Đường Trung Tông ở Càn Lăng.
Theo các sử gia, Võ Tắc Thiên hiểu rằng dù bản thân lên ngôi hoàng đế nhưng vào thời phong kiến, văn võ bá quan và người dân không thực sự chấp nhận việc một người phụ nữ lên làm vua. Do đó, bà sẽ khó có thể "yên giấc" trong lăng mộ dành riêng cho nữ hoàng đế. Vậy nên, sau 15 năm cai trị triều Võ Chu, Võ Tắc Thiên đã trả lại ngôi báu cho họ Lý, trở lại thân phận hoàng hậu để có thể hợp táng cùng với Đường Trung Tông ở Càn Lăng.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.

GALLERY MỚI NHẤT