Không muốn đứng ngoài cuộc, Nhật cử đại diện tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều

Lo ngại mất đi tiếng nói trong vấn đề Triều Tiên cũng như bảo vệ lợi ích của mình, Tokyo đã cử đại diện ngoại giao cấp cao đến Singapore tham gia thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào tháng tới.

Không muốn đứng ngoài cuộc, Nhật cử đại diện tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều
Hãng thông tấn Kyodo dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 19/5 cho biết nước này sẽ cử một nhà ngoại giao cấp cao tới Singapore để thu thập thông tin khi Mỹ và Triều Tiên tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử vào tháng tới.
Ông Kenji Kanasugi (giữa), Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương dẫn đầu nhóm liên lạc được cử tới Singapore vào thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kenji Kanasugi (giữa), Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương dẫn đầu nhóm liên lạc được cử tới Singapore vào thời điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh: AFP/TTXVN 
Theo nguồn tin trên, ông Kenji Kanasugi, Vụ trưởng Vụ các vấn đề châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, sẽ dẫn đầu một nhóm liên lạc được cử tới Singapore vào thời điểm diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12/6 tới. Nhóm này sẽ tìm cách tiếp xúc với các quan chức Triều Tiên cũng như quan chức Mỹ tại Đảo quốc Sư Tử.
Ông Kanasugi là quan chức phụ trách đàm phán của phía Nhật Bản với Triều Tiên. Dự kiến ông Kanasugi sẽ có mặt ở Singapore từ ngày 11-13/6 và sẽ liên hệ chặt chẽ với các quan chức Mỹ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều và sau đó sẽ được phía Mỹ thông báo nhanh tình hình.
Hiện Tokyo đang muốn dựa vào những diễn biến tích cực thời gian gần đây trên Bán đảo Triều Tiên để tạo đà giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc từ những năm 1978-1980. Vấn đề này đã cản trở hai nước thúc đẩy thiết lập quan hệ ngoại giao.

Các chuyên gia thế giới nói gì về cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Nhiều nhà chính trị cùng các chuyên gia phân tích đã đưa ra các quan điểm cá nhân xung quanh cuộc gặp Mỹ-Triều Tiên dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.

Các chuyên gia thế giới nói gì về cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều
Trong những ngày gần đây truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ về cuộc gặp mặt được coi là bước ngoặt trong lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Vào tối ngày 8/3 (giờ địa phương), bên ngoài Nhà Trắng, Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong đã có thông báo ngắn về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mời Mỹ cùng tham gia cuộc gặp mặt trực tiếp. Theo lời ông Chung, cùng lời mời trên, trong thời gian tới, Bình Nhưỡng cũng đồng ý dừng các vụ thử bắn tên lửa và sẵn lòng cùng ngồi vào bàn đàm phán để hướng tới việc ngừng chương trình hạt nhân.

Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến

Ngay trước cuộc Hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến, ngày 1/5 nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã quyết định thả tự do cho 3 công dân Mỹ gốc Hàn Quốc đang bị giam giữ tại trung tâm cải tạo lao động nước này.

Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến
Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
 Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Trump bác khả năng gặp ông Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đã được ấn định, song đó không phải là Khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tổng thống Trump bác khả năng gặp ông Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm
Tổng thống Trump đã bác bỏ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại DMZ chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng nước này rời Bình Nhưỡng sau một chuyến thăm bí mật nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp. Tổng thống Trump cho biết thêm thời gian và địa điểm tổ chức sự kiện nói trên sẽ được công bố “trong vòng 3 ngày tới”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.