Không mua thêm Gepard 3.9, đã đến lúc Việt Nam tiếp cận tàu chiến phương Tây?

Không mua thêm Gepard 3.9, đã đến lúc Việt Nam tiếp cận tàu chiến phương Tây?

(Kiến Thức) - Nếu điều kiện cho phép, việc tiếp cận các loại tàu chiến được sản xuất từ các nước phương Tây cũng mở ra rất nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam nâng sức mạnh hải quân theo hướng hoàn toàn mới.

Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 4 tàu  chiến hạm Gepard 3.9 từ Nga. Khi kết thúc việc mua mới 4 tàu chiến này, cả Nga lẫn Việt Nam đều hy vọng về những cặp tàu Gepard tiếp theo trong tương lai. Nguồn ảnh: Forces.
Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 4 tàu chiến hạm Gepard 3.9 từ Nga. Khi kết thúc việc mua mới 4 tàu chiến này, cả Nga lẫn Việt Nam đều hy vọng về những cặp tàu Gepard tiếp theo trong tương lai. Nguồn ảnh: Forces.
Tuy nhiên mới đây, một thông tin khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ đó là Việt Nam dường như đã khước từ quyền mua thêm tàu chiến Gepard 3.9 từ phía Nga. Nguồn ảnh: Inovation.
Tuy nhiên mới đây, một thông tin khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ đó là Việt Nam dường như đã khước từ quyền mua thêm tàu chiến Gepard 3.9 từ phía Nga. Nguồn ảnh: Inovation.
Đây có thể là một thông tin có vẻ khá không vui với phía Nga khi mất đi một "khách sộp" nhưng hoàn toàn không phải là điều đáng tiếc đối với phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Naval.
Đây có thể là một thông tin có vẻ khá không vui với phía Nga khi mất đi một "khách sộp" nhưng hoàn toàn không phải là điều đáng tiếc đối với phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Naval.
Xét trên thực tế, nếu so sánh với các nước phát triển ở phương Tây, Nga chưa bao giờ là một quốc gia có khả năng đóng tàu chiến vượt trội. Ngay cả từ thời Liên Xô, đội tàu mặt nước của Nga cũng chưa bao giờ có số lượng và chất lượng đủ để khiến phương Tây quá lo ngại. Nguồn ảnh: Forces.
Xét trên thực tế, nếu so sánh với các nước phát triển ở phương Tây, Nga chưa bao giờ là một quốc gia có khả năng đóng tàu chiến vượt trội. Ngay cả từ thời Liên Xô, đội tàu mặt nước của Nga cũng chưa bao giờ có số lượng và chất lượng đủ để khiến phương Tây quá lo ngại. Nguồn ảnh: Forces.
Trước khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây bắt đầu nóng trở lại từ năm 2014, Nga thậm chí còn chi bội tiền để nhờ Pháp đóng tàu hộ. Tuy nhiên vì căng thẳng leo thang, các tàu đổ bộ trực thăng Pháp đóng cho Nga đã vĩnh viễn không được "về nước". Nguồn ảnh: QPVN.
Trước khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây bắt đầu nóng trở lại từ năm 2014, Nga thậm chí còn chi bội tiền để nhờ Pháp đóng tàu hộ. Tuy nhiên vì căng thẳng leo thang, các tàu đổ bộ trực thăng Pháp đóng cho Nga đã vĩnh viễn không được "về nước". Nguồn ảnh: QPVN.
Một trong những công nghệ đóng tàu hiện đại bậc nhất hiện nay là công nghệ đóng tàu theo dạng mô-đun - nghĩa là đóng từng phần riêng biệt rồi lắp ghép lại với nhau thành một con tàu hoàn chỉnh - vẫn là thứ gì đó khá xa vời và chưa được hoàn thiện với Nga. Nguồn ảnh: Danviet.
Một trong những công nghệ đóng tàu hiện đại bậc nhất hiện nay là công nghệ đóng tàu theo dạng mô-đun - nghĩa là đóng từng phần riêng biệt rồi lắp ghép lại với nhau thành một con tàu hoàn chỉnh - vẫn là thứ gì đó khá xa vời và chưa được hoàn thiện với Nga. Nguồn ảnh: Danviet.
Việc Việt Nam dừng đàm phán mua thêm tàu chiến Gepard 3.9 từ Nga có thể mở ra cho chúng ta cơ hội được tiếp cận với các loại tàu chiến do Pháp hoặc Anh, Hà Lan... thiết kế. Nguồn ảnh: Forces.
Việc Việt Nam dừng đàm phán mua thêm tàu chiến Gepard 3.9 từ Nga có thể mở ra cho chúng ta cơ hội được tiếp cận với các loại tàu chiến do Pháp hoặc Anh, Hà Lan... thiết kế. Nguồn ảnh: Forces.
Mặc dù Việt Nam chưa từng có tiền lệ mua tàu chiến từ những quốc gia này, tuy nhiên với việc thời đại đang có nhiều sự thay đổi, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai khi có thể tiếp cận được với các tàu chiến của phương Tây. Nguồn ảnh: BMDP.
Mặc dù Việt Nam chưa từng có tiền lệ mua tàu chiến từ những quốc gia này, tuy nhiên với việc thời đại đang có nhiều sự thay đổi, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai khi có thể tiếp cận được với các tàu chiến của phương Tây. Nguồn ảnh: BMDP.
Không chỉ tăng cường sức mạnh cho đội tàu chiến của Việt Nam, việc tiếp cận được với công nghệ đóng tàu trên các tàu chiến phương Tây hoàn toàn có thể mở ra một "chân trời mới" cho không những ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam mà còn cả cho lĩnh vực đóng tàu dân sự. Nguồn ảnh: Vietnamplus.
Không chỉ tăng cường sức mạnh cho đội tàu chiến của Việt Nam, việc tiếp cận được với công nghệ đóng tàu trên các tàu chiến phương Tây hoàn toàn có thể mở ra một "chân trời mới" cho không những ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam mà còn cả cho lĩnh vực đóng tàu dân sự. Nguồn ảnh: Vietnamplus.
Mời độc giả xem Video: Hộ vệ hạm Gepard 3.9 của Việt Nam mang tên Trần Hưng Đạo thăm Nhật Bản.

GALLERY MỚI NHẤT