Khổng Minh đã giáng kỳ tài nào xuống làm dân thường?

Với năng lực hơn người, sánh ngang Bàng Thống, hà cớ gì nhân vật này lại bị Gia Cát Lượng giáng làm dân thường?

Trong "Tam quốc chí. Thục chí. Gia Cát Lượng truyện", Bùi Tùng Chi có trích dẫn lại ghi chép trong "Tương Dương ký" Lưu Bị hỏi Tư Mã Đức Tháo về thế sự.
Đức Tháo nói rằng "Nho sinh tục sĩ, há có thể thức thời Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt. Thế gian này có Ngoạ Long, Phượng Sồ." Bị hỏi là ai, Đức Tháo trả lời: "Đó là Gia Cát Khổng Minh, Bàng Sĩ Nguyên".
Khong Minh da giang ky tai nao xuong lam dan thuong?
Ảnh minh họa 
Khi Lưu Bị xin Tư Mã Huy tiến cử nhân tài, Tư Mã Huy, cũng tức là Thuỷ Kính tiên sinh đã tiến cử hai nhân tài cho Lưu Bị, lần lượt là Gia Cát Lượng và Bàng Thống.
Từ cơ sở đó, trong những tác phẩm văn học như "Tam quốc diễn nghĩa", có một dạo đã hình thành nên cách nói "Ngoạ Long - Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ".
Nhưng dù có ra sao, điều này cũng chứng minh rằng Bàng Thống là mưu sĩ sánh ngang với Gia Cát Lượng.
Điều đáng được chú ý là, trong số các mưu sĩ của Thục Hán, vẫn còn một kỳ tài sánh ngang được với Bàng Thống, người này chính là Liêu Lập.
Thế nhưng cuối cùng Liêu Lập đã bị Gia Cát Lượng giáng làm dân thường, hơn nữa sau khi Gia Cát Lượng chết, ông còn gào khóc, tại sao lại như vậy?
Khong Minh da giang ky tai nao xuong lam dan thuong?-Hinh-2
 Liêu Lập được Lưu Bị, Gia Cát Lượng đánh giá cao.
Tài năng của Liêu Lập
Trước tiên, căn cứ theo ghi chép trong "Tam quốc chí", Gia Cát Lượng từng nói rằng: "Bàng Thống và Liêu Lập là lương tài đất Sở, làm người giúp chúa hưng nghiệp."
Cũng tức là trong cảm thận của Gia Cát Lượng, Liêu Lập là kỳ tài được xếp ngang hàng với Bàng Thống.
Liêu Lập là người huyện Lâm Nguyên, quận Vũ Lăng. Sau trận Xích Bích, Lưu Bị giành được phần lớn đất đai vùng Kinh Châu, nghe nói Liêu Lập là kỳ tài vùng này, bèn bổ nhiệm Liêu Lập về làm quan Tùng sự của châu. Chẳng bao lâu sau, Liêu Lập chưa tới 30 tuổi đã được Lưu Bị đề bạt làm Thái thú quận Trường Sa.
Vào thời điểm đó, Lưu Bị chỉ nắm được trong tay một số quận của Kinh Châu, mà Liêu Lập có thể trở thành Thái thú của một quận lớn trong số đó, đủ để nói lên địa vị của Liêu Lập trong thế lực của Lưu Bị.
Trái ngược với ông, Triệu Vân đi theo Lưu Bị vào sinh ra tử nhiều năm cũng chỉ là Thái thú quận Quế Dương. Do đó, điều ấy cũng trực tiếp nói lên rằng tài năng của Liêu Lập đã có được sự công nhận từ Lưu Bị.
Sau khi Lưu Bị đem quân tiến vào Ích Châu, Tôn Quyền phái sứ giả tới Kinh Châu, nhân tiện hỏi tới tình hình nhân tài ở Kinh Châu. Trước vấn đề này, Gia Cát Lượng cho rằng Liêu Lập và Bàng Thống đều là nhân tài xuất sắc của đất Sở.
Do đó, có một điều hết sức rõ ràng đó là, trong cảm nhận của Gia Cát Lượng, Liêu Lập là nhân tài sánh ngang với Bàng Thống. Thế nhưng, cũng chính Gia Cát Lượng đã tự tay chấm dứt hoạn lộ của Liêu Lập, có thể nói thành cũng bởi Gia Cát Lượng, bại cũng bởi Gia Cát Lượng.
Tại sao Lưu Bị lại phế Liêu Lập?
Năm Kiến An thứ 20 (năm 215), sau khi chia ranh giới mới tại sông Tương Thủy, quận Trường Sa do Liêu Lập cai quản bị Đông Ngô chiếm cứ, Liêu Lập về tới Ích Châu, Lưu Bị cho ông đảm nhiệm chức Thái thú Ba quận. Năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, bổ nhiệm Liêu Lập làm Thị trung.
Khong Minh da giang ky tai nao xuong lam dan thuong?-Hinh-3
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim. 
Trong lịch sử nhà Hán, một khi bá quan văn võ được ban chức Thị Trung, có nghĩa là người này có thể vào cung tham gia chính sự. Nói theo cách khách, Liêu Lập nhận được chức Thị trung có nghĩa là ông đã nhận được sự tín nhiệm của Lưu Bị thêm một bước nữa.
Năm Chương Vũ thứ 3 (năm 223), Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện nối ngôi Hoàng đế, Liêu Lập được điều làm Hiệu uý Trường Thuỷ. Điều đáng chú ý ở đây là, với Hậu chủ Lưu Thiện, chỉ cho Liêu Lập làm chức Hiệu uý Trường Thuỷ không mấy quan trọng, điều này khiến chức quan của Liêu Lập kém xa Gia Cát Lượng, Lý Nghiêm.
Vậy là, Liêu Lập không những bực bội trong lòng, kêu ca oán thán, thậm chí còn chỉ trích thẳng những người như Lưu Bị, Quan Vũ.
Ví dụ Liêu Lập cho rằng Lưu Bị không nên phát động trận Hán Trung, mà nên giành giật Kinh Châu với Đông Ngô. Thêm nữa, Liêu Lập còn bình luận Quan Vũ hữu dũng vô mưu. Liêu Lập thậm chí còn cho rằng quan viên Thục Hán bổ nhiệm đều là hạng người tầm thường, cũng tức là ám chỉ một người có tài đức như mình bị vùi dập.
Những lời lẽ này của Liêu Lập có thể nói đã đắc tội toàn thể Thục Hán, ví dụ như việc chỉ trích Lưu Bị và Quan Vũ, điều này khiến Hậu chủ Lưu Thiện cùng với con cháu và thuộc hạ của những người như Quan Vũ, Trương Phi hết sức phẫn nộ.
Còn việc Liêu Lập cho rằng những người được Thục Hán bổ nhiệm đều là kẻ tài hèn sức mọn, vậy thì văn thần võ tướng trong triều đình hiển nhiên đều bị Liêu Lập làm cho nhục nhã.
Dưới tình cảnh ấy, Gia Cát Lượng đã viết một bản tấu chương vạch tội Liêu Lập, rồi dâng lên Hậu chủ Lưu Thiện. Được sự đồng ý của Hậu chủ Lưu Thiện, ban chiếu giáng Liêu Lập làm dân thường, đày tới quận Vấn Sơn.
Khong Minh da giang ky tai nao xuong lam dan thuong?-Hinh-4
 Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện và Gia Cát Lượng trên phim.
Điều này cũng có nghĩa là Liêu Lập không chỉ bị giáng làm dân thường, còn bị lưu đày tới vùng Ích Châu xa xôi, điều này có nghĩa hoạn lộ của kỳ tài Liêu Lập tại Thục Hán về cơ bản đã bị chặt đứt.
Cuối cùng, sau khi chiếu chỉ được ban xuống, Liêu Lập chỉ có thể dẫn theo người nhà tới quận Vấn Sơn, sống tự cung tự cấp tại đó. Tuy rằng không phải lo nghĩ về tính mạng, nhưng ông cũng đã mất đi vũ đài để thể hiện tài năng của bản thân.
Khóc Gia Cát Lượng
Năm Kiến Hưng thứ 20 (năm 234), Liêu Lập nghe nói Gia Cát Lượng qua đời đã gào khóc rất lâu. Nguyên nhân suy cho cùng là bởi Liêu Lập cho rằng sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Thục Hán sẽ chẳng còn ai có thể dùng mình lại lần nữa.
Hay nói cách khác, nếu Gia Cát Lượng chưa chết, Liêu Lập còn có hy vọng được khôi phục chức quan. Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng qua đời vì đau ốm, có thể nói rằng Liêu Lập đã nản lòng thoái chí. Về sau, đại tướng Khương Duy của Thục Hán từng dẫn quân ngang qua quận Vấn Sơn, có ghé thăm Liêu Lập.
Thế nhưng ở Thục Hán, Khương Duy lại chẳng có được địa vị cao như Gia Cát Lượng, hiển nhiên không dám đề bạt chủ trương dùng lại Liêu Lập. Vậy là, cuối cùng Liêu Lập phải chết già tại quận Vấn Sơn, vùng đất ông bị lưu đày.
Sau khi ông qua đời, vợ và con cái của ông được quay về kinh đô Thành Đô của Thục Hán.
Nói tóm lại, Liêu Lập quả thật là một nhân tài hiếm có, không những có được sự khen ngợi từ Gia Cát Lượng, càng có được sự trọng dụng của Lưu Bị.
Thế nhưng, đây không phải cái cớ để Liêu Lập có thể cậy tài khinh người, thậm chí nói không suy nghĩ. Đối lập với người ngang hàng mình là Bàng Thống, Liêu Lập vốn có thể trở nên nổi bật giữa các mưu sĩ của Thục Hán, nhưng lại bởi bị giáng làm dân thường giữa chừng, bởi thế mới dần giống một kẻ tầm thường.

Đệ nhất danh tướng của Tào Tháo khiến Tôn Quyền suýt chết

Trong số “ngũ tử lương tướng” của Tào Ngụy, có một danh tướng được mệnh danh “bách chiến, bách thắng”, từng suýt chút nữa đã có thể lấy mạng Tôn Quyền.

De nhat danh tuong cua Tao Thao khien Ton Quyen suyt chet
Trương Liêu là một trong những dũng tướng thành công nhất thời Tam quốc. 

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có phần cảm tính, chưa thật đúng với con người Tào Tháo. Loạt bài này sẽ tập trung khai thác câu chuyện bí ẩn xung quanh cuộc đời Tào Tháo và những khía cạnh Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập.

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung chỉ tập trung khắc họa, đề cao hình tượng anh hùng của các danh tướng nhà Thục Hán mà bỏ qua những chiến công của đại tướng Tào Ngụy Trương Liêu.
Sử sách Trung Quốc chép lại, xét trên phương diện mưu lược, thống lĩnh đại quân trên chiến trường thì khó có danh tướng dưới trướng Tào Tháo nào vượt qua được Trương Liêu.
Cuốn Tam quốc chí của Trần Thọ xếp Trương Liêu vào danh sách “ngũ tử lương tướng” của Tào Ngụy, cùng với Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng.
Danh tướng “bách chiến, bách thắng”
Trương Liêu (169-222), tự Văn Viễn, là người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn (nay là Sóc Châu, Sơn Tây, Trung Quốc).
Sự nghiệp của Trương Liêu thời trẻ khá lận đận. Ông giữ chức quan nhỏ trong thời gian ngắn, sau đó được Thứ sử Tinh Châu là Đình Nguyên mời về phụng sự.
Năm 189, Trương Liêu nhận lệnh vào kinh gặp Hà Tiến, tướng lĩnh nhà Đông hán. Hà Tiến cử Trương Liêu đi Hà Bắc chiêu mộ quân sĩ. Khi trở về Lạc Dương với 1.000 quân thì Hà Tiến đã bị hoạn quan Trương Nhượng sát hại.
Thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu đem quân vào hoàng cung báo thù, giết được một số hoạn quan. Lợi dụng tình hình rối loạn, Đổng Trác áp đảo Viên Thiệu và trở thành người thao túng triều chính. Trương Liêu khi đó đi theo Đổng trác.
De nhat danh tuong cua Tao Thao khien Ton Quyen suyt chet-Hinh-2
Trương Liêu hầu như chưa từng thua trận trên chiến trường. 
Năm 192, Đổng Trác bị Lữ Bố giết. Trương Liêu lại theo Lữ Bố, làm chức kị đô uý. 6 năm sau, Tào Tháo giết chết Lữ Bố còn Trương Liêu cuối cùng cũng hàng Tào. Nhận ra Trương Liêu là người có tài nên Tào Tháo nhất quyết thu nhận, phong làm trung lang tướng.
Cuộc đời Trương Liêu gắn liền với những cuộc chiến dai dẳng. Trương Liêu cùng Tào Tháo nam chinh bắc chiến, tham gia thảo phạt Viên Thiệu, bình định Hà Bắc, chiếm Kinh Châu. Nhờ lập nhiều công trạng mà ông trở thành danh tướng nổi bật nhất của Tào Tháo.
Tào Tháo diệt Viên Thiệu, sau đó dẫn Trương Liêu theo tới Lê Dương chinh phạt liên quân Viên Đàm-Viên Thượng. Nhờ chiến thắng này mà Trương Liêu được Tào Tháo thăng làm Trung Kiên tướng quân.
Trương Liêu theo Tào Tháo trong mọi cuộc chiến, từ chiến dịch tấn công Âm An, đến đánh Nghiệp Thành, hạ Triệu Quốc, Thường Sơn.
Khi Trương Liêu trở về Nghiệp Thành, Tào Tháo đích thân nghênh đón và cho ngồi chung xe. Trương Liêu được phong làm Đãng Khấu tướng quân. Chiến công của Trương Liêu ngày càng “dày thêm” nhờ chiến thắng trước Lưu Bị ở Kinh Châu, bình định các huyện Giang Hạ. Ông được sắc phong Đô Đình Hầu.
Ngoài năng lực đã được chứng minh trên chiến trường, Trương Liêu còn được người đời sau đánh giá là chiến lược gia tài năng.
Năm 215, khi Tào Tháo muốn đích thân dẫn đại quân bắc phạt, Trương Liêu đã thẳng thắn can gián: “Hứa Xương là nơi đô hội trong thiên hạ. Thiên tử (Hán Hiến Đế) đã hùng cứ Hứa Xương. Nay thừa tướng nghìn dặm bắc phạt, nếu Lưu Biểu phái Lưu Bị đánh lén thì tình thế rất nguy hiểm”.
De nhat danh tuong cua Tao Thao khien Ton Quyen suyt chet-Hinh-3
Trương Liêu vừa là vị tướng tiên phong dũng mãnh, vừa là chiến lược gia đại tài. 
Không nằm ngoài dự đoán, Lưu Bị hiến kế để Lưu Biểu tấn công Hứa Đô nhưng Lưu Biểu không dám. Điều này đã thể hiện tầm nhìn xa của Trương Liêu.
Sử gia Trung Quốc về sau nhìn nhận, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung tập trung phác họa tướng lĩnh Thục Hán, đặc biệt là 3 huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi nên khiến cho các danh tướng Tào Ngụy hay Đông Ngô trở nên mờ nhạt.
Trên thực tế, trong hàng chục năm thống lĩnh đại quân chinh chiến, Trương Liêu gần như chưa từng bại trận, “công thủ song toàn”. Thành tích này dù là đại tướng nhà Thục Hán hay Đông Ngô cũng không làm được.
Người khiến Tôn quyền ôm hận
Trận đánh kinh điển, tô đậm thêm hình tượng Trương Liêu chính là cuộc đụng độ với Tôn Quyền trong trận Hợp Phì.
Năm 208, sau khi đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo phái Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến đóng quân ở Hợp Phì. 7 năm sau, Tôn Quyền thống lĩnh tới 100.000 quân tấn công Hợp Phì. Lực lượng Tào Ngụy cố thủ khi đó chỉ có 7.000 người.
Tào Tháo khi đó đang chiến đấu ở Hán Trung, không thể chi viện cho Hợp Phì. Trong tình thế nguy cấp như vậy, Trương Liêu vẫn bình tĩnh. “Nếu ngồi đợi viện binh của Tào công đến nơi, thì quân ta đã bị Đông Ngô tiêu diệt. Chỉ có cách duy nhất là chủ động tấn công trước. Làm vậy có thể tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân, mới thủ được thành".
Sử sách Trung Quốc chép lại, ngay trong đêm đó, Trương Liêu dẫn 800 quân tinh nhuệ đột kích doanh trại Tôn Quyền. “Trương Liêu mặc giáp, tiên phong dẫn quân giết hàng chục kẻ địch, trảm 2 tướng”.
Bị tập kích bất ngờ, quân Đông Ngô rối loạn, Tôn Quyền không kịp trở tay. Sau khi xốc lại lực lượng, thấy Tào Ngụy có ít người nên mới ra lệnh phản kích. Trương Liêu thậm chí còn phá vòng vây Đông Ngô, giải cứu quân sĩ của mình rồi vừa đánh vừa lui quân.
Quân Đông Ngô tuy đông nhưng trước sức chiến đấu của Trương Liêu thì “không ai dám” cản bước.
Sau trận tập kích bất ngờ này, Tôn Quyền đã mất đi sự tự tin vốn có còn quân sĩ ai nấy đều hoang mang. Tôn Quyền vây hãm Hợp Phì 10 ngày không có kết quả đành phải rút lui.
Chưa dừng lại ở đó, biết được tin Tôn Quyền cùng các tướng lui về đến Tiêu Dao Tân Bắc, lực lượng chủ lực Đông Ngô đã rút về từ trước, Trương Liêu lập tức dẫn kỵ binh nghênh chiến.
Hai tướng Cam Ninh cùng Lữ Mông vất vả chống đỡ với Trương Liêu. Trong tình thế Tôn Quyền đối mặt với giữa sự sống và cái chết, tướng Đông Ngô là Lăng Thống dẫn theo 300 quân phá vòng vây Tào Ngụy.
Toàn bộ những người này đều chết trận, bản thân Lăng Thống bị thương nặng. Ông chỉ rút lui khi biết Tôn Quyền đã an toàn. Một thời gian ngắn sau đó, Lăng Thống qua đời bị bệnh tật ở tuổi 28.
De nhat danh tuong cua Tao Thao khien Ton Quyen suyt chet-Hinh-4
Tượng Trương Liêu vẫn còn tồn tại đến ngày nay. 

Đệ nhất danh tướng của Tào Tháo khiến Tôn Quyền suýt chết

Trong số “ngũ tử lương tướng” của Tào Ngụy, có một danh tướng được mệnh danh “bách chiến, bách thắng”, từng suýt chút nữa đã có thể lấy mạng Tôn Quyền.

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung chỉ tập trung khắc họa, đề cao hình tượng anh hùng của các danh tướng nhà Thục Hán mà bỏ qua những chiến công của đại tướng Tào Ngụy Trương Liêu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới