'Không luật pháp nào buộc Big C ưu ái hàng Việt'

Là đối tác kinh doanh, lẽ ra Big C nên đưa ra lộ trình dừng hợp tác rõ ràng và cụ thể. Nhưng dưới góc độ doanh nghiệp, Big C có quyền đưa ra chiến lược hợp pháp để thu lợi nhuận.

'Không luật pháp nào buộc Big C ưu ái hàng Việt'

Những ngày qua, dư luận trong nước xôn xao với thông tin Big C tạm ngưng nhập sản phẩm may mặc Việt Nam nhằm tái cấu trúc ngành hàng này. Nhiều luồng ý kiến cho rằng chuỗi siêu thị này đang quá coi thường người Việt, gây khó cho doanh nghiệp Việt ngay trên sân nhà.

Thậm chí, không ít người tỏ rõ thái độ tẩy chay hệ thống bán lẻ này.

Theo ghi nhận của Zing.vn, sản phẩm hàng may mặc tại siêu thị Big C hiện nay không được đánh giá cao. “Giống hàng vỉa hè nhưng giá thì bằng hàng shop. Nói ủng hộ hàng Việt nhưng chất lượng thấp thì sao mà ủng hộ, tôi đâu có dại”, độc giả có nickname Dung chia sẻ.

'Khong luat phap nao buoc Big C uu ai hang Viet'
 

“Big C có quyền ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam”

Nhiều ý kiến cho rằng phản ứng tẩy chay Big C như hiện nay là kém văn minh và không phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường hiện tại.

“Trên góc độ pháp lý, một doanh nghiệp có quyền từ chối mua hàng từ một doanh nghiệp khác, thậm chí hủy ngang hợp đồng nếu đánh giá sản phẩm không phù hợp”, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nêu quan điểm.

Trong trường hợp này, Big C dùng lý do xem xét tái cấu trúc ngành hàng để tạm ngưng nhập sản phẩm may mặc trong 2 tuần. Đây được xem là hành vi hợp lý nếu giữa Big C và nhà cung cấp chưa có ràng buộc pháp lý về thời hạn hủy đơn hàng và các hình thức phạt vi phạm. Ngay cả việc có vi phạm những cam kết đã ký, thì các bên cũng xử lý tranh chấp trên cơ sở hợp đồng.

“Mỗi nhà bán lẻ có quyền chọn lựa cách thức kinh doanh. Chúng ta chỉ sợ những gì không đúng luật. Còn nếu luật pháp chưa đủ chặt chẽ, để các doanh nghiệp tận dụng kẽ hở thì các tổ chức liên quan cần nhận diện vấn đề và đề xuất cho Chính phủ. Lúc này, chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò của các hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp”, ông Hiển nhận định.

Trong khi đó, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP.HCM, cũng đánh giá “trong quy luật kinh doanh, doanh nghiệp có thể nhận hàng chỗ này và không nhận hàng chỗ kia”.

Đối với ông, dùng từ “không nhận hàng Việt Nam” là chưa chuẩn xác vì Big C chỉ từ chối một số nhà cung cấp.

“Không thể mù quáng ủng hộ để hàng Việt Nam xuống cấp”

Big C ngừng hợp tác có làm doanh nghiệp Việt chết?", chuyên gia Đinh Thế Hiển đặt vấn đề. Khi các hệ thống bán lẻ nội địa vẫn còn đang phát triển và không ngừng mở rộng quy mô, tại sao các đơn vị sản xuất, gia công lại phải dựa dẫm vào một chuỗi siêu thị nước ngoài?

“Không thể nói may mặc Việt Nam không có sức cạnh tranh. Hàng dệt may Việt Nam vẫn xuất khẩu tốt, là một trong những sản phẩm may mặc hàng đầu trên thị trường”, chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam “đang quá dễ dãi và có cách hành xử chưa hợp lý”.

Hiện nay, đối với nhiều đơn vị sản xuất, gia công hàng may mặc Việt Nam, doanh thu từ Big C chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn các hệ thống phân phối khác. Nhưng ngược lại, quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của 2 bên trong hợp đồng lại không được xem xét kỹ lưỡng trước khi ký kết.

Để xảy ra tình trạng đơn hàng đã có nhưng khi giao tới bị từ chối, nhà cung cấp cũng cần nhìn nhận lại vai trò của mình khi thương thảo và ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa.

Trước luồng ý kiến cho rằng phải ủng hộ hàng Việt Nam, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng “điều này tiềm năng nhưng chưa thể thành hiện thực vì Việt Nam chưa đủ mạnh".

"Nếu chúng ta chỉ thích nước ngoài cho chúng ta bán hàng tự do, thuế tốt, mà chúng ta lại muốn họ phải bán hàng Việt Nam tại nước ta thì không thể hiện tinh thần đó”, chuyên gia này chia sẻ.

“Đây là sự cạnh tranh hợp lý để ngành may mặc Việt Nam phát triển hơn. Mình sẽ chờ xem chất lượng hàng hóa sắp tới ở Big C như thế nào, nếu tốt mình vẫn mua. Với nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể mù quáng ủng hộ để hàng Việt Nam xuống cấp”, anh Huy (quận 10) nhận định.

Đồng quan điểm trên, ông Phạm Xuân Hồng cũng mong muốn dư luận có góc nhìn chuyên nghiệp và toàn diện hơn về vấn đề này nhằm xây dựng mối quan hệ các bên cùng có lợi và phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt nên đương đầu như thế nào?

Nhiều chuyên gia nhận định Big C không phải là chuỗi siêu thị duy nhất mong muốn sàng lọc và tái cấu trúc các ngành hàng. Do đó, nhà cung cấp cần chuẩn bị tinh thần và nâng cao hiệu quả sản xuất để đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.

Ông Phạm Xuân Hồng đưa ra 3 lời khuyên cho doanh nghiệp Việt. Theo đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ định hướng kinh doanh của đối tác. Đồng thời, trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp nên xem xét kỹ từng điều khoản, đặc biệt là quyền lợi và trách nhiệm mỗi bên.

Quan trọng nhất, doanh nghiệp phải nỗ lực đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí rõ ràng.

Còn theo ông Đinh Thế Hiển, doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội để tận dụng tiếng nói của những tổ chức này. Khi gặp sự cố tương tự, họ nên hợp sức với các hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp để giải quyết vấn đề. Chuyên gia này cho rằng chỉ nên kiến nghị lên chính quyền hoặc đưa ra dư luận khi sự việc vẫn không có tiến triển.

Về phía Big C, các chuyên gia đều không ủng hộ cách thông báo đột ngột của hệ thống này. Tính chất ngành may mặc khiến một doanh nghiệp mất khoảng 3-6 tháng để chuẩn bị xong một đơn hàng. Do đó, nếu phải chấm dứt hợp tác, chuỗi siêu thị này cần công khai lộ trình cụ thể trong ít nhất nửa năm để các doanh nghiệp kịp thời ứng phó.

Trước đó, ngày 2/7, Big C thông báo tạm ngừng nhập hàng may mặc vào hệ thống để xem xét tái cấu trúc ngành hàng, vướng phải dư luận trái chiều. Ngày 4/7, Big C mở lại đơn hàng cho 50 nhà cung cấp và hứa hẹn mở lại với 100 nhà cung cấp nữa trong vòng 2 tuần.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện Central Group Việt Nam cho biết việc tái cấu trúc chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng hàng hóa buôn bán tại Big C. Thay vì chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ như thời gian qua, Big C sẽ làm việc lại với các đơn vị sản xuất để cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?

(Kiến Thức) - Thông tin hệ thống Big C Việt Nam bất ngờ dừng nhập hàng may mặc VIệt khiến dư luận và đặc biệt là các doanh nghiệp vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, khi được hỏi về sự việc, đại diện Big C khẳng định thông tin này chưa hẳn đã đúng sự thật...

Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?
Chiều tối 3/7, Big C Việt Nam gửi thông báo chính thức về việc "bỗng dưng" ngừng nhập hàng may mặc Việt vào hệ thống siêu thị của mình. Theo thông báo này, Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Ngung nhap hang may mac Viet, doanh nghiep nhon nhao lo lang, Big C noi gi?
 
Big C Việt Nam khẳng định đang trong quá trình phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình, trong đó có ngành may mặc. Big C Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này, trong đó việc ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam, để bảo đảm mô hình kinh doanh mới có thể phát triển thành công.

Big C dừng nhập hàng may mặc Việt: Bộ Công thương, Hiệp hội Dệt may vào cuộc

Sáng nay, 4/7, Vụ Thị trường trong nước, Hiệp hội Dệt may và lãnh đạo siêu thị Big C cùng làm việc trực tiếp về vấn đề Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam.

Big C dừng nhập hàng may mặc Việt: Bộ Công thương, Hiệp hội Dệt may vào cuộc
Trả lời VTC News, ông Nguyễn Lộc An – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhấn mạnh, cuộc họp nhằm làm rõ các vấn đề xung quanh việc Tập đoàn Central Group đưa ra thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam.

Nam Hoài Linh - Bắc Vượng Râu: Chiêm ngưỡng nhà thờ Tổ hơn 10 tỷ của Công Vượng

(Kiến Thức) - Khu Nhà thờ Tổ của nghệ sĩ Vượng Râu (tên đầy đủ là Nguyễn Công Vượng) rộng 1000m2, được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, sến và cẩm lai. Công trình được so sánh chẳng hề thua kém Nhà thờ Tổ nghề mà NSƯT Hoài Linh kỳ công xây dựng ở TP.HCM.

Nam Hoài Linh - Bắc Vượng Râu: Chiêm ngưỡng nhà thờ Tổ hơn 10 tỷ của Công Vượng
Nam Hoai Linh - Bac Vuong Rau: Chiem nguong nha tho To hon 10 ty cua Cong Vuong
 Là một trong những diễn viên hài gắn bó với sân khấu hài miền Bắc từ khá lâu nên không có gì khó hiểu khi nghệ sĩ Vượng Râu sở hữu một khối tài sản đáng mơ ước. Ảnh: Dân Việt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.