Nuôi con “ngày ngủ đêm thức” tỏa mùi hương bán 12 triệu/cặp giống

Bước đầu mô hình nuôi chồn hương sinh sản thành công đã mang lại cho anh Hoàng Quốc Thành ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đút túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi động vật hoang dã "ngủ ngày cày đêm"

Năm 2021, trở về quê hương sau thời gian đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, đang loay hoay chưa biết khởi nghiệp bằng nghề gì. Khi xem thông tin qua tivi, mạng Internet về hiệu quả mô hình nuôi chồn hương sinh sản cho lợi nhuận cao, anh Thành có ý định đầu tư nuôi loài động vật đặc sản này.

Năm 2023, anh Hoàng Quốc Thành đã mạnh dạn đầu tư gần 500 triệu đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Trong đó, 100 triệu đồng được anh xây dựng hệ thống chuồng trại khoảng 100 m2, 400 triệu đồng mua 40 con chồn hương bố mẹ (5 con đực và 35 con cái).

Anh Hoàng Quốc Thành, cho biết: "Chồn hương là động vật hoang dã quý hiếm, tôi đã xin phép Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh để thực hiện mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Khi thả giống được người bạn hướng dẫn, tôi đã dần làm chủ được quy trình kỹ thuật nuôi, bắt đầu cho chồn hương sinh sản".

Thức ăn chồn hương yếu là chuối chín kết hợp với cháo trắng và đầu gà công nghiệp. Đặc biệt, chồn hương rất thích ăn cá đồng pha lẫn với cá biển. Nhờ có nguồn thức ăn tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng đã giúp chồn phát triển, sinh sản tốt.

Nuoi con “ngay ngu dem thuc” toa mui huong ban 12 trieu/cap giong

Anh Hoàng Quốc Thành, ở thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) bước đầu thành công với mô hình nuôi chồn hương sinh sản-mô hình nuôi con đặc sản. Theo anh Thành, kỹ thuật nuôi chồn hương không khó, thêm vào đó, việc nắm bắt kinh nghiệm nuôi chồn hương cũng khá nhanh. Ảnh: PV

Nuoi con “ngay ngu dem thuc” toa mui huong ban 12 trieu/cap giong-Hinh-2

Hệ thống chuồng nuôi chồn hương của anh Anh Hoàng Quốc Thành, ở thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) được làm kiên cố, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Ảnh: PV

Đặc tính của chồn hương là thức vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, do vậy mỗi ngày anh Thành chỉ cho chồn hương ăn một lần vào 5 giờ chiều.

Chi phí thức ăn từ 2.000- 3.000 đồng/ngày. Sau khi phối giống thành công khoảng 2 tháng chồn bắt đầu sinh sản. Mỗi năm chồn hương đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 4-5 con.

Theo anh Thành, để nuôi chồn thành công trước hết phải chọn giống nuôi thuần tại các trang trại gần địa bàn mình để chồn hương nhanh thích nghi.

Chồn hương là loại động vật có sức đề kháng tốt, nên rất ít khi mắc bệnh, chủ yếu là phòng bệnh cầu trùng, tụ huyết trùng. Khi thấy chồn hương có triệu chứng bệnh, lập tức tách chuồng và dùng thuốc thú y thông thường điều trị là khỏi.

"Đút túi" hàng trăm triệu mỗi năm

Hiện tại, đối với chồn hương nuôi thương phẩm, trọng lượng đạt từ 3-5kg/con, anh Thành bán với giá 4 -5 triệu đồng/con; con chồn giống, sau khi sinh từ 2 - 2,5 tháng sẽ xuất bán với giá 12 triệu/cặp.

Nuoi con “ngay ngu dem thuc” toa mui huong ban 12 trieu/cap giong-Hinh-3

Theo anh Hoàng Quốc Thành, ở thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), thức ăn của chồn hương dễ tìm, giá thành rẻ. Khi nuôi con động vẩt hoang dã này, người nuôi cần đăng ký các thủ tục với cơ quan chức năng địa phương. Ảnh: PV

Để nuôi chồn hương mang lại hiệu quả, anh Thành chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồng trại hàng ngày và kỹ thuật làm chuồng.

Hệ thống chuồng được anh Thành xây dựng cao ráo, bao quanh bằng lưới sắt cách mặt đất 0,5 m rộng 0,8m và cao 0,6m, trong mỗi chuồng chia làm 2 tầng, tầng trên để chồn ngủ còn tầng dưới làm nơi cho chồn ăn và leo trèo.

Theo anh Thành, chồn hương có nguồn gốc động vật hoang dã, động vật rừng, tuy được thuần hóa, nuôi dưỡng nhưng vẫn giữ bản tính hoang dã, nếu nuôi chung, chúng sẽ cắn nhau.

Khi nuôi con động vật hoang dã này phải chia ra mỗi con một ô chuồng, chia nhiều khu nuôi dành cho chồn sinh sản, chồn hậu bị và chồn con.

"Hiện nay, duy trì đàn khoảng 100 con. Năm 2023, bắt đầu xuất bán những lứa chồn đầu tiên với 20 con chồn thương phẩm và 10 con giống, thu về khoảng 150 triệu đồng. Đầu năm 2024, đã bán 30 con chồn thương phẩm và 20 con chồn giống thu về gần 300 triệu đồng.

Nuoi con “ngay ngu dem thuc” toa mui huong ban 12 trieu/cap giong-Hinh-4

Nuôi chồn hương sinh sản không tốn về diện tích và không gây ảnh hưởng môi trường. Ảnh: PV

Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại nuôi chồn hương, có ý tưởng sẽ kêu gọi một số người thân, bạn bè để tham gia nuôi chồn hương, hướng đến thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, tạo dựng thương hiệu cũng như liên kết, hỗ trợ trong tiêu thụ chồn giống và chồn thịt", anh Thành cho hay.

Nuoi con “ngay ngu dem thuc” toa mui huong ban 12 trieu/cap giong-Hinh-5

Thịt chồn hương chế biến được nhiều món ăn đặc sản ngon. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: "Mô hình nuôi chồn hương sinh sản của anh Hoàng Quốc Thành là mô hình mới, bước đầu cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, xã sẽ rà soát, nắm bắt nhu cầu của người dân, động viên người dân mạnh dạn phát triển các mô hình phát triển kinh tế mới có tính khả thi".

"Tuyên truyền, vận động phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế đang làm ăn có hiệu quả trên địa bàn như mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Đồng thời, khuyến khích người dân tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế", ông Bùi Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) nói.

Sáng chế máy ủ thức ăn chăn nuôi thay thế cám công nghiệp

Máy ủ thức ăn chăn nuôi giúp tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn cho sức khoẻ vật nuôi, vừa giúp tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí trong chăn nuôi, phù hợp xu hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ.

Sang che may u thuc an chan nuoi thay the cam cong nghiep

Công nhân đang cho nguyên liệu vào máy ủ thức ăn AFF-200, tại Trung tâm Hỗ trợ và dạy nghệ nông dân Thái Nguyên

Chia sẻ với Tri thức và Cuộc sống, ông Vũ Đình Thịnh, giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Nhân Hòa (Hà Nội), chủ trì nghiên cứu sáng tạo thiết bị ủ thức ăn chăn nuôi cho hay, qua quá trình khảo sát thực tế nhận thấy, một trong những khó khăn của việc ứng dụng chăn nuôi hữu cơ hiện nay là ủ thức ăn, do việc này phải thực hiện bằng phương pháp thủ công, ít được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Giá lợn hơi tiếp tục lao dốc, giải pháp gỡ khó

Thời gian qua, giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã xuống khoảng 50.000 đồng, thậm chí có những ngày giảm xuống còn 48.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi phải chịu lỗ.

Xu hướng giá thịt lợn hơi giảm kéo dài từ trước Tết Nguyên đán tới nay chưa có dấu hiệu phục hồi

Trong tuần qua giá thịt lợn hơi tuần qua vẫn chỉ dao động quanh mức 50.000 đồng/kg. Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, giá thịt lợn hơi chỉ dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Cao hơn một giá ở mức 49.000 đồng/kg gồm các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại gồm: Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, Tuyên Quang trong tuần qua vẫn thu mua thịt lợn hơi với giá 50.000 đồng/kg, mức cao nhất khu vực.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.