Không được ưu ái như Việt Nam, Ai Cập "cắn răng" mua vũ khí Nga

Không được ưu ái như Việt Nam, Ai Cập "cắn răng" mua vũ khí Nga

(Kiến Thức) - Khác với Việt Nam, ngay khi Ai Cập vừa bị Mỹ đã đánh điện "doạ" cấm vận nếu quốc gia này nhất quyết chọn mua vũ khí từ Nga.

Trong năm 2020 và 2021 tới đây, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao những  tiêm kích Su-35 phiên bản Su-35E đầu tiên cho phía Ai Cập. Trước động thái này, Mỹ đã có phản ứng "doạ dẫm" Ai Câp nếu nước này nhất quyết chọn mua vũ khí từ Moscow. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong năm 2020 và 2021 tới đây, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao những tiêm kích Su-35 phiên bản Su-35E đầu tiên cho phía Ai Cập. Trước động thái này, Mỹ đã có phản ứng "doạ dẫm" Ai Câp nếu nước này nhất quyết chọn mua vũ khí từ Moscow. Nguồn ảnh: Rumil.
Cụ thể, Ai Cập đã đặt mua khoảng 24 chiếc chiến đấu cơ Su-35E từ phía Nga. Trong khi đó vừa mới cuối tuần vừa rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo của Mỹ đã gửi điện cho Cairo, yêu cầu nước này huỷ hợp đồng mua vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Cụ thể, Ai Cập đã đặt mua khoảng 24 chiếc chiến đấu cơ Su-35E từ phía Nga. Trong khi đó vừa mới cuối tuần vừa rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo của Mỹ đã gửi điện cho Cairo, yêu cầu nước này huỷ hợp đồng mua vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Bức điện nhấn mạnh, việc Ai Cập sở hữu vũ khí Nga trong biên chế của mình sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng minh giữa nước này và Washington. Nguồn ảnh: Rumil.
Bức điện nhấn mạnh, việc Ai Cập sở hữu vũ khí Nga trong biên chế của mình sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng minh giữa nước này và Washington. Nguồn ảnh: Rumil.
Mỹ hiện tại đang là một đồng minh rất thân cận với Ai Cập, hàng năm Mỹ viện trợ trang bị vũ khí và thiết bị quốc phòng cho Cairo với giá trị lên tới 1,3 tỷ USD. Việc Ai Cập bất chấp lời "đe doạ" của Mỹ để mua các chiến đấu cơ từ Nga nhiều khả năng sẽ khiến nước này mất đi khoản viện trợ tỷ USD nói trên. Nguồn ảnh: Rumil.
Mỹ hiện tại đang là một đồng minh rất thân cận với Ai Cập, hàng năm Mỹ viện trợ trang bị vũ khí và thiết bị quốc phòng cho Cairo với giá trị lên tới 1,3 tỷ USD. Việc Ai Cập bất chấp lời "đe doạ" của Mỹ để mua các chiến đấu cơ từ Nga nhiều khả năng sẽ khiến nước này mất đi khoản viện trợ tỷ USD nói trên. Nguồn ảnh: Rumil.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hiện cũng đang bày tỏ sự lo ngại về việc Nga tăng tầm ảnh hưởng tới quốc gia quanh khu vực Địa Trung Hải trong khi Washington gần như không có động thái cứng rắn nào để đáp lại. Nguồn ảnh: Rumil.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hiện cũng đang bày tỏ sự lo ngại về việc Nga tăng tầm ảnh hưởng tới quốc gia quanh khu vực Địa Trung Hải trong khi Washington gần như không có động thái cứng rắn nào để đáp lại. Nguồn ảnh: Rumil.
Ai Cập đã có mối quan hệ khá sâu sắc với chính quyền Moscow kể từ những năm 50 của thế kỷ trước. Mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở mức viện trợ kinh tế, quân sự mà còn là hỗ trợ chống khủng bố. Nguồn ảnh: Rumil.
Ai Cập đã có mối quan hệ khá sâu sắc với chính quyền Moscow kể từ những năm 50 của thế kỷ trước. Mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở mức viện trợ kinh tế, quân sự mà còn là hỗ trợ chống khủng bố. Nguồn ảnh: Rumil.
Với việc Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đều có vẻ ngả theo Nga trong thời gian vừa qua, cả thế giới đang "nín thở" chờ những đòn trừng phạt về kinh tế mà Mỹ sẽ tung ra với những quốc gia này vì đã vi phạm "Luật Ngoại Đạo". Nguồn ảnh: Rumil.
Với việc Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đều có vẻ ngả theo Nga trong thời gian vừa qua, cả thế giới đang "nín thở" chờ những đòn trừng phạt về kinh tế mà Mỹ sẽ tung ra với những quốc gia này vì đã vi phạm "Luật Ngoại Đạo". Nguồn ảnh: Rumil.
"Luật Ngoại Đạo" hay CAATSA được Tổng thống Donald Trump ký hồi năm 2017. Theo đó, Mỹ sẽ trừng phạt kinh tế bất cứ quốc gia nào mua vũ khí từ Nga. Nạn nhân đầu tiên của đạo luật này là Trung Quốc với việc đặt mua các tổ hợp S-400 từ Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
"Luật Ngoại Đạo" hay CAATSA được Tổng thống Donald Trump ký hồi năm 2017. Theo đó, Mỹ sẽ trừng phạt kinh tế bất cứ quốc gia nào mua vũ khí từ Nga. Nạn nhân đầu tiên của đạo luật này là Trung Quốc với việc đặt mua các tổ hợp S-400 từ Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên trong đạo luật này, Mỹ cũng chỉ rõ một vài quốc gia không bị giới hạn - có thể thoải mái mua và sử dụng cả vũ khí Nga và vũ khí Mỹ trong biên chế của mình - trong đó bao gồm Ấn Độ và Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên trong đạo luật này, Mỹ cũng chỉ rõ một vài quốc gia không bị giới hạn - có thể thoải mái mua và sử dụng cả vũ khí Nga và vũ khí Mỹ trong biên chế của mình - trong đó bao gồm Ấn Độ và Việt Nam. Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 - một trong những nguồn cơn của việc Mỹ cấm vận kinh tế Trung Quốc.

GALLERY MỚI NHẤT