Tuy nhiên, việc người dân tự ý đặt thiết bị cấm đỗ trên đường, tạo chướng ngại vật trên đường phố là vi phạm pháp luật. Hành vi này là một trong các trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 điều 8 Luật Giao thông đường bộ.
Người dân dùng cọc tiêu giao thông, ghế gỗ để làm chướng ngại vật, ngăn cản phương tiện dừng đỗ. |
Tại Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH Luật Giao thông đường bộ, khoản 2 điều 8 nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, gồm: “Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.”
Không chỉ đặt ghế gỗ hay ghế nhựa, có nhà còn đặt đá hộc ra đường. |
Đối với phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người dân là tài sản công cộng, do Nhà nước quản lý. Đã là tài sản công cộng thì mọi người đều bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng. Vì vậy, chủ nhà không có quyền ưu tiên khai thác hay ngăn cản người khác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình.
Tuy nhiên, lái xe cũng nên lựa chọn vị trí đỗ để không gây ách tắc giao thông, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp cần thiết, hãy để lại số điện thoại liên lạc nhằm hạn chế tối đa những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bị CSGT nhắc nhở, nữ tài xế đỗ xe chắn ngang đường thách thức:
(Nguồn: VTV24)