Không cần Nga, Ấn Độ tự nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm

Không cần Nga, Ấn Độ tự nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm

(Kiến Thức) - Kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu PAK FA mà sau này là Sukhoi Su-57 cùng Nga đã giúp Ấn Độ tự tin "ra riêng" sau khi nhìn thấy tiềm năng của chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga này có vẻ không mấy sáng sủa như mong đợi.

Theo thông tin mới nhất được truyền thông Ấn Độ đăng tải, hiện nước này đang bắt tay vào nghiên cứu  chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, mang tên gọi Advanced Medium Combat Aircraft (AMCA). Nguồn ảnh: Zhataz.
Theo thông tin mới nhất được truyền thông Ấn Độ đăng tải, hiện nước này đang bắt tay vào nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, mang tên gọi Advanced Medium Combat Aircraft (AMCA). Nguồn ảnh: Zhataz.
Đây là một dự án riêng của Ấn Độ, được nước này khởi động từ trước khi Ấn Độ rút khỏi việc nghiên cứu và phát triển Su-57. Phía Ấn Độ dự kiến, tới năm 2032 tới đây, AMCA của Ấn Độ sẽ thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Nguồn ảnh: Sputnik.
Đây là một dự án riêng của Ấn Độ, được nước này khởi động từ trước khi Ấn Độ rút khỏi việc nghiên cứu và phát triển Su-57. Phía Ấn Độ dự kiến, tới năm 2032 tới đây, AMCA của Ấn Độ sẽ thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những thông tin ban đầu cho biết, AMCA sẽ sử dụng hai động cơ loại GE-414 do Nga sản xuất. Tuy nhiên ngay khi nước này có thể tự chế tạo động cơ nội địa với hiệu suất tương đương, GE-414 sẽ được thay thế bằng động cơ của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Conquer.
Những thông tin ban đầu cho biết, AMCA sẽ sử dụng hai động cơ loại GE-414 do Nga sản xuất. Tuy nhiên ngay khi nước này có thể tự chế tạo động cơ nội địa với hiệu suất tương đương, GE-414 sẽ được thay thế bằng động cơ của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Conquer.
Tất nhiên là AMCA cũng sẽ được trang bị khả năng tàng hình. Khả năng tàng hình của AMCA không những tới từ kiểu dáng hiện đại tránh hấp thụ radar mà còn tới từ vật liệu cấu tạo vỏ của nó. Mặc dù vậy, phía Ấn Độ không cho biết nhiều thông tin về khía cạnh này. Nguồn ảnh: Aviatonnews.
Tất nhiên là AMCA cũng sẽ được trang bị khả năng tàng hình. Khả năng tàng hình của AMCA không những tới từ kiểu dáng hiện đại tránh hấp thụ radar mà còn tới từ vật liệu cấu tạo vỏ của nó. Mặc dù vậy, phía Ấn Độ không cho biết nhiều thông tin về khía cạnh này. Nguồn ảnh: Aviatonnews.
Mặc dù vậy rất có thể, AMCA sẽ được cấu tạo bằng những loại vật liệu tàng hình tiên tiến nhất. Kinh nghiệm hàng chục năm theo đuổi dự án Su-57 của Ấn Độ hoàn toàn có thể giúp nước này nắm được công nghệ chế tạo vật liệu hấp thụ sóng radar thậm chí còn "xịn" hơn công nghệ được dùng trên Su-57. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy rất có thể, AMCA sẽ được cấu tạo bằng những loại vật liệu tàng hình tiên tiến nhất. Kinh nghiệm hàng chục năm theo đuổi dự án Su-57 của Ấn Độ hoàn toàn có thể giúp nước này nắm được công nghệ chế tạo vật liệu hấp thụ sóng radar thậm chí còn "xịn" hơn công nghệ được dùng trên Su-57. Nguồn ảnh: BI.
Sau khi Ấn Độ rút khỏi chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm loại Su-57 với Nga, AMCA sẽ là chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm duy nhất của nước này. Nguồn ảnh: Aircraft.
Sau khi Ấn Độ rút khỏi chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm loại Su-57 với Nga, AMCA sẽ là chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ năm duy nhất của nước này. Nguồn ảnh: Aircraft.
Như vậy, rất có thể Ấn Độ đã thấy được tiềm năng của AMCA nên đã rút khỏi chương trình Su-57 của Nga để đổ tiền đổ của vào AMCA. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Như vậy, rất có thể Ấn Độ đã thấy được tiềm năng của AMCA nên đã rút khỏi chương trình Su-57 của Nga để đổ tiền đổ của vào AMCA. Nguồn ảnh: Militarytoday.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hay FGFA hiện đang là một trong những sách lược có tầm quan trọng bậc nhất của chính phủ Ấn Độ về mặt an ninh và quốc phòng. Điều quan trọng nhất đó là Ấn Độ sẽ phải nắm được công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm để tự phát triển trong tương lai thay vì chỉ đi mua máy bay từ nước ngoài về. Nguồn ảnh: Aviation.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hay FGFA hiện đang là một trong những sách lược có tầm quan trọng bậc nhất của chính phủ Ấn Độ về mặt an ninh và quốc phòng. Điều quan trọng nhất đó là Ấn Độ sẽ phải nắm được công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm để tự phát triển trong tương lai thay vì chỉ đi mua máy bay từ nước ngoài về. Nguồn ảnh: Aviation.
Về phía Nga, sau khi Ấn Độ rút khỏi chương trình Su-57, Nga sẽ phải đối mặt với vấn đề tài chính rất lớn, khiến chương trình Su-57 của nước này gặp thêm nhiều khó khăn hơn nữa trong quá trình hoàn thiện và sản xuất hàng loạt sắp tới. Nguồn ảnh: Picture.
Về phía Nga, sau khi Ấn Độ rút khỏi chương trình Su-57, Nga sẽ phải đối mặt với vấn đề tài chính rất lớn, khiến chương trình Su-57 của nước này gặp thêm nhiều khó khăn hơn nữa trong quá trình hoàn thiện và sản xuất hàng loạt sắp tới. Nguồn ảnh: Picture.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Su-57 của Nga cất cánh.

GALLERY MỚI NHẤT