Không bán cổ phần Tập đoàn Cao su VN cho NĐT ngoại

Bộ trưởng NNPTNT chịu trách nhiệm lựa chọn NĐT trong nước sau đấu giá cổ phần tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, không bán cho NĐT nước ngoài.

Không bán cổ phần Tập đoàn Cao su VN cho NĐT ngoại
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự kiến sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng và tiến hành IPO với giá khởi điểm 13.000 đồng/cp.
 Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự kiến sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng và tiến hành IPO với giá khởi điểm 13.000 đồng/cp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam với hình thức cổ phần hóa kết hợp bán phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam - Công ty cổ phần là 40.000 tỷ đồng. Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần là 4 tỷ cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Trong đó, có 3 tỷ cổ phần nhà nước, chiếm 75% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 48.921.710 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, chiếm 1,22% vốn điều lệ; 830.769 cổ phần bán cho tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, chiếm 0,02% vốn điều lệ.
Giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là 13.000 đồng/cổ phần. Cơ quan đại diện chủ sở hữu toàn bộ phần vốn nhà nước tại Tập đoàn là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thủ tướng chỉ thị không bán cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho NĐT chiến lược nước ngoài.
 Thủ tướng chỉ thị không bán cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho NĐT chiến lược nước ngoài.
Về trách nhiệm, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phê duyệt tiêu chí, quyết định và chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong nước sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, không bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Trong đó, bảo đảm điều kiện không chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 5 năm và quy định rõ quyền ưu tiên của nhà nước được mua cổ phần nếu nhà đầu tư chiến lược bán cổ phần sau 5 năm cổ phần hóa.
Về tài sản, đất đai, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần thực hiện xử lý đất đai, thuê đất của Nhà nước, trả tiền thuê đất hàng năm, thực hiện việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai và pháp luật có liên quan; giải quyết các tồn tại về nhà, đất (nếu có) trước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 43.614 người; tổng số lao động chuyển sang Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần là 42.751 người; tổng số lao động dôi dư là 863 người.

Khởi tố cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam

(Kiến Thức) - Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam và 4 bị can khác vừa bị khởi tố để điều tra tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Khởi tố cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam
Ngày 12/12, Bộ Công an phát đi thông báo về việc Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng 4 bị can khác.
Theo đó, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Phú Riềng và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 68/C46-P11 ngày 06/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Vì sao cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố?

(Kiến Thức) - Thanh tra chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và nhiều đơn vị thành viên.

Vì sao cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam bị khởi tố?
Cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam - Lê Quang Thung cùng 4 bị can khác vừa bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự.
Năm 2014, TTCP đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại VRG và nhiều đơn vị thành viên. Ảnh minh họa.
 Năm 2014, TTCP đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại VRG và nhiều đơn vị thành viên. Ảnh minh họa.

Loạt dự án nào khiến cựu Chủ tịch HĐTV VRG dính vòng lao lý?

(Kiến Thức) - Những dự án, sai phạm khiến Cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su VN dính vòng lao lý đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong Kết luận thanh tra số 2341/KL-TTCP.

Loạt dự án nào khiến cựu Chủ tịch HĐTV VRG dính vòng lao lý?
Cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam - Lê Quang Thung; nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai - Nguyễn Thành Châu; nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đồng Nai – Nguyễn Văn Minh; nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng – Nguyễn Hồng Phú và Kế toán trưởng Công ty Cao su Phú Riềng - Hoàng Văn Sơn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Những dự án, sai phạm khiến Cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung dính vòng lao lý đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong Kết luận thanh tra số 2341/KL-TTCP từ năm 2014 về việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn công nghiệp cao su VN (thời kỳ thanh tra 2006 - 2011). Theo đó:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.