Khối tài sản của đại gia giàu nhất ngành ngân hàng Việt

(Kiến Thức) - Cùng với người thân, ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ hơn 595 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với 17% vốn điều lệ ngân hàng Techcombank. Ước tính tài sản của gia đình ông Hùng Anh có thể chạm mốc 1 tỷ USD. 

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (TCB) vừa công bố thông tin về giao dịch của người liên quan tới ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT ngân hàng. Theo đó, con trai ông Hồ Hùng Anh là Hồ Anh Minh đăng ký mua vào hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB từ 14/12-31/12/2018 theo phương thức giao dịch thỏa thuận.
Nếu giao dịch thành công, Hồ Anh Minh sẽ nâng sở hữu của mình tại Techcombank lên hơn 137,9 triệu cổ phiếu TCB (tương đương tỷ lệ sở hữu gần 3,95%).
Với mức giá khoảng 28.300 đồng/cp như hiện tại, Hồ Anh Minh có thể phải bỏ ra khoảng 1,3 ngàn tỷ đồng để mua số cổ phiếu đã đăng ký.
Cũng trong khoảng thời gian trên, em ông Hồ Hùng Anh là bà Nguyễn Hương Liên đăng ký bán ra 45 triệu cổ phiếu. Bà Liên hiện sở hữu hơn 114,6 triệu cổ phiếu TCB.
Khoi tai san cua dai gia giau nhat nganh ngan hang Viet
 Ông Hồ Hùng Anh - Chỉ tịch Techcombank sở hữu khối tài sản gần 1 tỷ USD. Ảnh: Tiền phong.
Hiện tại, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đang sở hữu hơn 39 triệu cổ phiếu Techcombank. Vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ một hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương mỗi người khoảng 5%. Em gái của ông Hùng Anh sở hữu gần 115 triệu TCB; con trai sở hữu hơn 93 triệu.
Như vậy, ông Hồ Hùng Anh và những người liên quan đang nắm giữ hơn 595 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với 17% vốn điều lệ ngân hàng Techcombank.
Theo 1 tính toán trước đó của Reuters, gia đình ông Hồ Hùng Anh có thể sẽ sở hữu số cổ phần trị giá lên tới gần gần 1 tỷ USD (20.400 tỷ đồng).
So với 2 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes là ông Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát) và ông Trần Bá Dương (Thaco), khối tài sản của vị đại gia Hồ Hùng Anh không thua kém nhiều.
Trước khi lên sàn, tổng tài sản của gia đình đại gia Hồ Hùng Anh tại Techcombank ước tính khoảng 25.401,1 tỷ đồng. Với giá trị tài sản này, ông Hồ Hùng Anh là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán trong giới ngân hàng Việt Nam.
Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, có bằng Cử nhân ngành Điện tử từ Đại học Bách khoa Kiev.
Ông Hùng Anh trở thành Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan từ năm 1997-2004, rồi Tổng Giám đốc Công ty Masan - RUS Trading tại CHLB Nga. Từ năm 2004 là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan. Cũng trong năm 2004, ông Hồ Hùng Anh là thành viên HĐQT Techcombank và trở thành Phó Chủ tịch từ năm 2006 – 4/2008. Từ tháng 5/2008 tới nay, ông Hùng Anh là chủ tịch Techcombank.
Ông Hùng Anh giữ vị trí phó chủ tịch của CTCP Tập đoàn Masan cho đến tháng 4/2018 thì xin rút và chỉ tập trung vào Techcombank với vị trí Chủ tịch HĐQT.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 cho thấy, thu nhập lãi thuần tại Techcombank trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 8.167 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Thu nhập hoạt động lũy kế 9 tháng đầu năm của Techcombank đạt 13.294 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm từ 53% xuống 48%.

Hành trình trở thành tỷ phú USD của ông Hồ Hùng Anh

Sau khi chia tay Masan Group, ông Hồ Hùng Anh đang từng bước củng cố quyền lực tại Techcombank và là gia đình giàu nhất trong giới ngân hàng, chuẩn bị cho việc trở thành tỷ phú USD trong tương lai gần.

Giống như nhiều doanh nhân khác từ các nước Đông Âu trở về, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Tecombank đã cùng ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group xây dựng nên những doanh nghiệp có thương hiệu và vốn hoá lớn.

Bao nhiêu đại gia chọn ngân hàng thay vì doanh nghiệp "con cưng"?

Để đáp ứng quy định trong Luật các TCTD mới, nhiều đại gia đã quyết định “dứt áo ra đi” khỏi chính doanh nghiệp con cưng của mình để ở lại đảm nhiệm vai trò điều hành ngân hàng.

Đại gia vàng Đỗ Minh Phú, ông bầu Đỗ Quang Hiển, nữ tướng ngành sữa Thái Hương là 3 trong số nhiều doanh nhân đã lựa chọn ở lại ngân hàng thay vì tiếp tục lãnh đạo doanh nghiệp "con cưng" theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 15/1.

Cặp bài trùng đại gia hiếm có trong giới tỷ phú Việt

Cặp đại gia bài trùng này đã giàu lên nhanh chóng sau một thời gian trở về Việt Nam sau thời gian khởi nghiệp ở Đông Âu và đang dắt tay nhau trở thành những tỷ phú USD Việt.

Ông Nguyễn Đăng Quang (1963) khởi nghiệp kinh doanh vào thập niên 1990 sau một thời gian học ở Nga. Ông bán mỳ ăn liền cho cộng đồng người Việt tại Nga và sau đó xây dựng một nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm nước tương, nước nắm và tương ớt.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.