Khối ngoại mua bán ròng xen kẽ, cổ phiếu ngân hàng khởi sắc

VN-Index tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng vào đầu phiên nhưng chuyển sang giảm về cuối phiên giao dịch ngày 6/6. Nhóm Ngân hàng khởi sắc hơn, khối ngoại mua bán ròng xen kẽ, FPT dẫn đầu chiều bán.

Khoi ngoai mua ban rong xen ke, co phieu ngan hang khoi sac
Giá trị giao dịch giảm gần 10% so với phiên 5/6, đạt 25,189 tỷ đồng trên cả 3 sàn 

Thị trường tương tự các phiên trước đây khi tăng vào đầu phiên nhưng đà tăng bị thu hẹp hoặc chuyển sang giảm về cuối phiên. Chỉ số VN-Index sau khi chạm 1292 điểm đã đảo chiều giảm trở lại để đóng cửa tại 1283.56 điểm tương ứng giảm 0.06%, chỉ số HNX-Index giảm 0.13% trong khi Upcom-Index tăng 0.88%. Giá trị giao dịch giảm gần 10% so với phiên liền trước đạt 25,189 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm Ngân hàng khởi sắc hơn trong phiên hôm nay ghi nhận các đại diện STB (3.72%), SHB (2.6%), TCB (1.05%) và TPB (1.39%) với thanh khoản tốt. Ngược lại, VNM (-1.9%) quay đầu giảm trong khi MWG, POW có phiên giảm thứ 2 liên tiếp. FPT (-0.36%) giảm nhẹ dừng tại 139,600 đồng/cp.

HSG (1.51%), IJC (2.52%), VSC (1.6%), VOS (6.02%) là các mã mạnh hơn thị trường. Ngoài ra, một số mã Penny như HNG, APH, TVS tăng hết biên độ.

Khối ngoại mua bán ròng xen kẽ khi chyển sang bán ròng với giá trị 802 tỷ đồng trong đó FPT (224 tỷ) TCB (116 tỷ), MWG (92 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, MSN (65 tỷ), FUEVFVND (45 tỷ), PNJ (43 tỷ) dẫn đầu ở chiều mua ròng.

Khoi ngoai mua ban rong xen ke, co phieu ngan hang khoi sac-Hinh-2
 Diễn biến thị trường trong phiên 6/6

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong phiên giao dịch tới. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên chỉ số VN-Index vẫn rất khó khăn vượt vùng kháng cự 1,285 - 1,295 điểm, đặc biệt rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao.

Tuy nhiên, theo Chứng khoán Yuanta, rủi ro từ lạm phát và tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt cho nên điều này cũng sẽ mở ra cơ hội mua mới gia tăng trở lại và khả năng giảm sâu được đánh giá thấp trong giai đoạn này, nhưng chúng tôi cho rằng dòng tiền có thể sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi áp lực điều chỉnh vẫn có thể cao ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức 40-45% danh mục và đồng thời các nhà đầu tư có thể mở vị thế mua mới với tỷ trọng thấp để thăm dò cơ hội ngắn hạn.

HVN "ngược dòng" tăng 4,1% trong phiên VN-Index giảm mạnh 23 điểm

Giữa lúc thị trường lao dốc trong phiên 7/2 thì cổ phiếu HVN của hãng hàng không Vietnam Airlines vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng ấn tượng.

Phiên giao dịch 7/2 kết thúc với mức giảm của chỉ số VN-Index đến 2,2% (-23 điểm), nhiều cổ phiếu của các nhóm ngành chìm trong sắc đỏ.
HVN của Vietnam Airlines là một trong những cổ phiếu hiếm hoi neo ở sắc xanh với mức tăng mạnh đến 4,1% lên mức 12.650 đồng/cp. Đáng kể, khối ngoại mạnh tay gom ròng HVN với khối lượng lên hơn 100.000 đơn vị.
Ly do nao giup HVN 'nguoc dong' tang 4,1% trong phien VN-Index giam manh 23 diem?
 HVN tăng đến 4,1% trong phiên 7/2.
Thị giá HVN tăng mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp này có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc vì 3 năm lỗ liên tiếp và có vốn chủ âm.
Tính chung năm 2022, tổng doanh thu của HVN đạt gần 71.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cả năm 2021 và tương đương 70%. Tuy nhiên, giá nhiên liệu bay cùng tỷ giá tăng mạnh khiến HVN vẫn lỗ trước thuế 10.091 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 10.369 tỷ qua đó nâng mức lỗ luỹ kế tại thời điểm 31/12/2022 lên hơn 34.000 tỷ đồng, là năm lỗ thứ 3 liên tiếp của HVN.
Ly do nao giup HVN 'nguoc dong' tang 4,1% trong phien VN-Index giam manh 23 diem?-Hinh-2
 HVN cất cánh giữa lúc thị trường đỏ lửa.
Nếu bị hủy niêm yết, cổ phiếu HVN vẫn có thể giao dịch tại thị trường UPCoM. Theo quy định của HoSE, để niêm yết trở lại, doanh nghiệp cần giải quyết hết khoản lỗ lũy kế.
Năm 2019, ngay trước khi COVID-19 bùng phát, Vietnam Airlines có lãi hợp nhất 2.537 tỷ đồng. Lợi nhuận kỷ lục từ trước đến nay là 2.659 tỷ đồng, được ghi nhận vào năm 2017.
Như vậy, để xóa sạch số lỗ lũy kế 34.200 tỷ tại ngày cuối năm 2022, Vietnam Airlines sẽ cần khoảng 13 năm liên tiếp có lãi ngang với mức đỉnh trước dịch.
Cũng trong diễn biến khác, Vietnam Airlines vừa mời các đơn vị tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).
Theo tìm hiểu, Skypec (tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam) thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1993, chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng do Vietnam Airlines là chủ sở hữu.
Hiện công ty mẹ Vietnam Airlines đang nắm 100% vốn tại Skypec. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà đồng thời là Chủ tịch hội đồng thành viên của Skypec.
Giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu của Skypec tăng trưởng trên dưới 40% mỗi năm. Skypec ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất vào năm 2019 với hơn 29.200 tỷ đồng doanh thu (chiếm tới 30% doanh thu của Vietnam Airlines); 653 tỷ đồng lợi nhuận.
Về triển vọng trong năm tới, Chứng khoán SSI đánh giá triển vọng của ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng tương đối tích cực khi COVID-19 được hầu hết quốc gia coi là bệnh đặc hữu, Trung Quốc mở cửa trở lại, giá nhiên liệu giảm, công suất khai thác cải thiện.
SSI cho rằng cổ phiếu hàng không là nhóm thích hợp để theo dõi trong trung hạn, khi doanh thu và lợi nhuận cải thiện.

Chứng khoán tuần 6-10/3: VN-Index downtrend về mốc 920-950?

MBS dự báo chỉ số VN-Index có thể kiểm tra ngưỡng tâm lý 1.000 điểm khi thanh khoản tiếp tục xuống thấp hơn và người bán phải hạ giá để tìm kiếm lực cầu mua dài hạn.

Thị trường chứng khoán tuần 27/2-3/3 ghi nhận diễn biến giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%) và đóng cửa tại 1.024,77 điểm.
Chỉ số VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong bối cảnh cả hai bên mua và bán gây sức ép lên lên phía ngược lại. Cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh trong khi áp lực lớn đè nặng lên nhóm bán lẻ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.