Khởi nghiệp từ cây bonsai cổ thụ, 9x Đắk Lắk doanh thu hàng tỷ/năm

Anh Trần Văn Thọ (SN 1992), trú tại xã Hoà Thuận, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chia sẻ về những ngày đầu tiên lấn sân sang thú chơi cây bonsai cổ thụ của mình.

Anh Thọ cho biết, trước khi làm cây cảnh, anh đang làm nhà thiết kế, tạo mẫu tóc và sở hữu một salon tóc với thu nhập ổn định. Hơn 16 năm làm tóc, khi có một chút vốn liếng, anh bắt đầu đi sưu tầm và mua cây về chơi.
“Ngày xưa, ba mình cũng là người chơi cây bonsai nhưng chỉ là những cây bé, theo kiểu đam mê thôi. Mình cũng yêu thích bonsai nên ban đầu chỉ chơi những cây bonsai nho nhỏ, có giá khoảng vài triệu đồng trồng ở trong chậu”, anh Thọ kể.
Khoi nghiep tu cay bonsai co thu, 9x Dak Lak doanh thu hang ty/nam
Với niềm đam mê cây cảnh, anh Thọ đã bắt đầu chơi những cây nhỏ, giá chỉ vài triệu đồng.
Sau khi chơi các loại cây bonsai nhỏ, anh Thọ được gặp những cây cổ thụ to lớn, thấy được vẻ đẹp của nó, anh bắt đầu có ý tưởng sử dụng những cây cổ thụ ngoài thiên nhiên để tạo thành cây bonsai lớn.
Thời điểm đó, ở khu vực của anh, chưa có ai chơi cây quá lớn như vậy vì giá trị cao. Khi trồng, vận chuyển đều rất khó khăn và mất nhiều thời gian chăm sóc, tạo tác mới thấy được giá trị của từng cây.
“Khi đưa một cây to như vậy ở ngoài tự nhiên về trồng trong chậu thì phải có kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm thì cây mới sống. Nếu cây chết sẽ mất cả tiền lẫn công sức. Những ngày đầu, khi tôi đưa về những cây đầu tiên và có hiện tượng bị chết, mất từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng thì gia đình phản đối, lời ra tiếng vào nhiều lắm”, anh Thọ kể.
Vừa mất tiền lại bị nhiều người ngăn cản nhưng anh Thọ không nản chí, càng khó lại càng thôi thúc anh chinh phục bằng được mọi khó khăn. Tự mình tìm những cây lớn về, tự tạo tác.
Khoi nghiep tu cay bonsai co thu, 9x Dak Lak doanh thu hang ty/nam-Hinh-2
Anh Thọ đã chọn cho mình hướng khởi nghiệp từ những cây bonsai cổ thụ.
Khoảng 2-3 năm sau, khi những cây anh mang về được nhiều người yêu thích, ngỏ ý muốn chia sẻ lại, mọi người mới nhìn thấy được tiềm năng và giá trị của những việc anh đang làm và ủng hộ, hỗ trợ hết mình.
Để có được những cây cổ thụ nhiều năm tuổi, anh phải rong ruổi khắp nơi tìm kiếm, nhờ mọi người thấy ở đâu có cây đẹp thì liên hệ với anh đến mua. Từ các tỉnh lân cận đến miền Trung, miền Nam, thậm chí anh sang cả Lào, Thái Lan, Campuchia để mua cây tự nhiên về trồng làm cảnh.
Trong số hàng trăm cây trong vườn, đủ các loại cây bonsai từ cây khế, cây me, vú sữa, tre mà anh Thọ đang sở hữu, cây có giá trị cao nhất phải kể đến cây khế chua được anh mua năm 2020 tại Phú Yên.
Anh Thọ cho biết, cây khế này là dòng khế gân, được anh mua lại ở Đồng Xuân (Phú Yên) cách đây khoảng 5 năm.
Khoi nghiep tu cay bonsai co thu, 9x Dak Lak doanh thu hang ty/nam-Hinh-3
Cây khế chua cổ thụ được anh Thọ hồi sinh sau trận lũ lớn.
“Năm 2009, Phú Yên có một trận lũ lớn và cây khế này bị bốc gốc, ngã xuống suối, gần chục năm liền bị đất đá lấp khoảng 60% cây, bên trên là tre nứa phủ kín mít. Nghe tin ở đó có cây khế cổ thụ thì tôi đến ngay, liên hệ với chủ cây để làm thủ tục mua bán và xin phép chính quyền khai thác”, anh Thọ nói.
Do địa hình khó khăn, anh Thọ phải nhờ 5 người cùng máy cẩu và ô tô làm liên tục 3 ngày 3 đêm mới có thể mang cây khế về. Sau gần 5 năm chăm sóc, cây khế như được hồi sinh, cành tán bắt đầu vào dáng rất đẹp và phóng khoáng, đã từng có người hỏi mua cây khế này với giá trên 2,5 tỷ đồng nhưng anh Thọ không bán.
“Độ quý hiếm là một, thời gian là hai, phải mất hàng trăm năm, cả ngàn cây mới có một cây đặc sắc như thế này, vậy nên tôi chưa có ý định bán”, anh Thọ nói.
Khoi nghiep tu cay bonsai co thu, 9x Dak Lak doanh thu hang ty/nam-Hinh-4
Gốc khế được trả trên 2,5 tỷ đồng nhưng anh Thọ không bán.
Chỉ vào gốc khế cao khoảng 3,5 mét, nổi u cục sần sùi từ gốc lên đến ngọn, anh Thọ cho biết, đây được coi là gốc khế chua đẹp nhất Thái Lan, anh mua với giá hơn 700 triệu đồng.
Khi biết đến cây khế này, để tiếp cận với chủ cây đã khó, việc vận chuyển một cây cổ thụ nặng đến hơn 3,5 tấn từ Thái Lan về Việt Nam không phải chuyện dễ, vừa tốn công sức, tiền của lại mất rất nhiều thời gian.
“Để mua được cây, bắt buộc mình phải tạo dựng mối quan hệ, đến nhà người dân để vận động họ bán. Khi họ đồng ý bán rồi, mình phải xin phép chính quyền địa phương để mua cây và di chuyển cây về biên giới Thái Lan, sang Lào rồi mới về đến Việt Nam”, anh Thọ phân tích.
Với một cây “khổng lồ”, mỗi lần di chuyển phải cần xe cẩu để mang lên mang xuống, thêm xe ô tô tải, xe nâng. Từ Thái Lan về Việt Nam, anh Thọ mất khoảng 10 lần mang cây lên và xuống, đổi xe như vậy, vừa tốn kém vừa vất vả.
Khoi nghiep tu cay bonsai co thu, 9x Dak Lak doanh thu hang ty/nam-Hinh-5
Anh Thọ hiện sở hữu hàng chục cây bonsai có giá từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng.
Khó khăn là vậy, nhưng nhiều chuyến đi xa, anh Thọ còn chấp nhận mất tiền cọc vì cây ngoài thực tế không được như mong muốn. Đơn cử như chuyến đi Campuchia vừa qua. Khi anh thấy mọi người nói ở bên đó có một cây me cổ thụ rất đẹp, họ gửi ảnh cây, anh liền đồng ý mua với giá 260 triệu đồng và đặt tiền cọc trước. Sau khi di chuyển qua và đưa anh em vào khai thác thì mới thấy thân cây bị mối ăn và bị hư, rỗng bên trong, giá trị của cây không còn nguyên vẹn nên anh chấp nhận mất cọc, không mua nữa.
Theo anh Thọ, điều cần nhất khi làm cây cảnh, nhất là cây cảnh cổ thụ chính là phải có đam mê. Bởi vì đưa một cây về nhà chăm sóc, phải mất ít nhất 5 đến 10 năm mới tạo tác ra được những tay cành, bộ tán khiến cây ngày càng đẹp hơn và khi đó, cây mới có giá trị tinh thần cũng như kinh tế cao.
Đến nay, trong khu vườn 2.000m2 của gia đình, anh Thọ có khoảng 100 gốc bonsai. Trong đó, có khoảng 60 gốc bonsai cổ thụ, 25 gốc có giá trị từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Vừa sưu tầm cây, vừa chia sẻ lại cho những người có cùng đam mê, anh Thọ đã mang về doanh thu từ 3-4 tỷ đồng/năm, chưa trừ chi phí từ công việc này.

Ngắm bonsai mini đắt đỏ dành cho nhà giàu

Trên thị trường cây cảnh xuất hiện loại bonsai mini giá đắt đỏ, lên đến vài ngàn USD (hàng trăm triệu đồng), nhưng vẫn hút khách nhà giàu.

Ngắm bonsai mini đắt đỏ dành cho nhà giàu
Dân chơi cây cảnh không tiếc tiền mua bonsai mini dù chỉ cao vài chục cm nhưng giá lên đến cả ngàn đô.
Dân chơi cây cảnh không tiếc tiền mua bonsai mini dù chỉ cao vài chục cm nhưng giá lên đến cả ngàn đô. 

Chiêm ngưỡng 7 cây bonsai “thọ” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Những cây bonsai nghìn năm tuổi này trông không hề cằn cỗi mà vẫn tràn sức sống do được chăm sóc chu đáo và đúng kỹ thuật.

Chiêm ngưỡng 7 cây bonsai “thọ” nhất thế giới
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi
 Cây đa bonsai tại bảo tàng Crespi Bonsai Museum (Italy) hiện được xem là cây bonsai “thọ” nhất thế giới với tuổi thọ ước tính trên 1.000 tuổi.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-2
 Được biết, ông Luigi Crespi - nhà sáng lập bảo tàng Crespi Bonsai Museum đã phải mất tới 10 năm để có thể sở hữu được cây đa bonsai cổ thụ này.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-3
 “Già” không kém là cây tùng bonsai tại Nhật Bản.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-4
Cây tùng bonsai này có tuổi đời trên 1.000 và đang được đặt tại vườn bonsai Mansei-en (Nhật Bản). 
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-5
 Hai chậu cây bonsai tại bảo tàng Shunkaen Bonsai Musuem có tuổi thọ ước tính trên 800 năm.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-6
 Được biết, bảo tàng Shunkaen Bonsai Musuem được thành lập năm 2002 bởi ông Kunio Kobayashi - một trong những nghệ nhân bonsai nổi tiếng nhất trên thế giới.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-7
 Với tuổi đời 600 năm, bonsai thông đỏ ở Atami, Nhật Bản không chỉ là một trong những cây bonsai thọ nhất thế giới mà còn được cho là cây bonsai lớn nhất với chiều cao 4,9m và 9,1m chiều rộng.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-8
 Sandai Shogun no Matsu là một loại thông 5 lá có tuổi đời trên 500 năm và được xem như là một trong những báu vật quốc gia của xứ sở hoa anh đào.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-9
 Cây thông bonsai có tên Yamaki Pine có niên đại 392 năm được đặt tại vườn thực vật quốc gia Mỹ.
Chiem nguong 7 cay bonsai “tho” nhat the gioi-Hinh-10
 Những chậu bách bonsai Cambridge, Massachusetts, Mỹ có tuổi đời từ 150 – 275 năm và là được xem là những cây bonsai lâu đời nhất đang tồn tại ở quốc gia này. Nguồn ảnh: Oldest.

Trồng củ khoai bonsai xu thế chơi cây mới của giới trẻ Việt

(Kiến Thức) - Sau khi trào lưu trồng hành tây kết thúc, giới trẻ Việt lại tiếp tục sắm vai "nông dân" đi trồng những củ khoai bonsai và thành quả khiến người khác không thể ngờ tới.

Trồng củ khoai bonsai xu thế chơi cây mới của giới trẻ Việt
Trong cu khoai bonsai xu the choi cay moi cua gioi tre Viet
 Trước đây, dân tình rầm rộ truyền tay nhau bí quyết trồng hành tây trong cốc nước để trang trí, làm đẹp cho nơi ở, chỗ làm việc của mình. Chỉ bằng củ hành tây dễ tìm mua ngoài chợ và một cốc nước, những "tín đồ" mê mày mò khám phá đã tìm ra cách "tân trang" không gian xung quanh cực kỳ đơn giản.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.