Chiếc xe của James Dean. |
John F Kennedy và Lincoln đều là hai vị tổng thống tài năng của nước Mỹ. |
Bức ảnh chụp gia đình ông Dick, Lisa xuất hiện ngay phía sau. |
Chiếc xe của James Dean. |
John F Kennedy và Lincoln đều là hai vị tổng thống tài năng của nước Mỹ. |
Bức ảnh chụp gia đình ông Dick, Lisa xuất hiện ngay phía sau. |
Hà Nội ngày giải phóng
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, tác giả của bức ảnh mà chúng ta đang nói đến thì rất nhiều người không biết rằng đêm trước ngày tiếp quản Thủ đô, tức đêm ngày 9/10, Hà Nội vẫn phải giữ “giới nghiêm”, không ai được ra khỏi nhà vì quân Pháp chưa rút hết.
Nói về thời điểm chụp bức ảnh, ông Hải chia sẻ: “Khi đó tôi đang là học sinh trường Chu Văn An và có một chiếc máy ảnh được bố mẹ tặng thưởng sau khi tốt nghiệp tú tài phần I và phần II. Đó là một chiếc máy ảnh hiệu Telka III, sử dụng cỡ phim 6X9, mỗi cuộn phim chỉ có 8 ảnh, có thể in trực tiếp không cần phóng ảnh trong khi những chiếc khác thường sử dụng phim cỡ nhỏ, phải dùng máy phóng mới in ra được. Tôi đã dùng chiếc máy ảnh này để chụp lại quang cảnh Hà Nội trong ngày đình chiến. Nhưng vì mỗi cuộn phim chỉ chụp được 8 bức ảnh là quá ít cho nên để có thể chụp “hết mình” trong một ngày quá đặc biệt như ngày 10/10, tôi đã mượn chiếc máy ảnh hiệu Semkim của một người bạn, nhờ sử dụng cỡ phim 2,4X3,6 nên mỗi cuộn phim có thể chụp được 36 kiểu”.
Hình ảnh chụp lại từ bức ảnh lịch sử “Quân ta tiếp quản cầu Long Biên”. |
Ông Hải kể lại, trong thời điểm lịch sử trọng đại đó, ông thực sự muốn chụp một tấm ảnh đặc biệt nhất khi người Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Nhưng vì đêm ngày 9/10, Hà Nội vẫn phải giữ “giới nghiêm”, không ai được ra đường cho nên ông lo rằng sáng sớm hôm sau, tức ngày 10/10, mình sẽ không kịp có mặt ở cầu Long Biên để chứng kiến giờ phút tiếp quản. Không muốn bỏ lỡ một dịp quan trọng như vậy, tối hôm đó, ông đã đến ngủ nhờ nhà một người bạn tên là Lương Phúc An ở phố Hàng Đậu. Sáng hôm sau, nghe ồn ào ngoài đường, tôi đang ở trên gác liền mở cửa sổ ra xem, thấy đoàn xe chở những người Pháp cuối cùng đang tiến về phía cầu Long Biên.
Khi bộ đội vào tiếp quản, nhiều xe chở những người cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi Hà Nội đã xuất hiện trên đường phố. Ngoài ra, còn có Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến (viết tắt là AC) gồm các đại biểu Ấn Độ và Ba Lan chịu trách nhiệm giám sát việc tiếp quản.
Ông Hải nhớ lại: “Theo quan sát của tôi, các nhân viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến đi giữa quân Pháp và quân ta để giám sát việc thực hiện đồng thời giữ một khoảng cách nhất định giữa hai bên. Quân Pháp rút đến đâu, nhân viên AC chỉ đến đấy và bộ đội ta tiến vào vị trí mà họ đã chỉ, tiếp quản từng thước đất trên đường phố. Ở địa bàn nào quân Pháp chưa rút khỏi, tất cả nhà dân vẫn phải đóng cửa. Bộ đội tiếp quản đến đâu, người dân liền mở cửa, treo cờ ngay đến đấy cho nên đường phố giống như thước phim quay chậm quá trình một bông hoa đang bừng nở đỏ rực trời Hà Nội”.
“Khoảnh khắc tuyệt đẹp đó, ai đã từng chứng kiến có lẽ cả một đời không bao giờ có thể lãng quên. Từ trên gác căn nhà 73 Hàng Đậu, tôi sung sướng chạy như bay xuống nhà, hòa vào dòng người đông vui đang đi theo đoàn quân chiến thắng” – ông Hải xúc động kể.
Bí mật “điều giản dị”
Trong khi những bức ảnh khác chụp lại cảnh quân ta đang tiếp quản Thủ đô thì bức ảnh của ông Hải đặc biệt ở chỗ ghi lại khoảnh khắc khi việc tiếp quản vừa hoàn thành mà điểm cuối cùng chính là cầu Long Biên. Tấm ảnh này đã được đăng trong một quyển sách tập hợp những bức ảnh được người dân chụp lại trong ngày tiếp quản Hà Nội.
Nhưng điều đặc biệt là vài ngày sau khi đăng bức ảnh này, báo Tuổi Trẻ số ra ngày 11/10/2004 có bài viết “Karmen và Hà Nội ngày 10/10”, trong đó nói rõ một độc giả đã gọi điện đến tòa soạn và nói rằng ông ta đã nhìn thấy mình trong tấm ảnh “Quân ta tiếp quản cầu Long Biên” của Nguyễn Phúc Giác Hải.
Vị độc giả này nói: “Tôi là người mặc áo trắng, quay đầu nhìn về phía trước. Còn người mặc quần soóc đứng trên thành cầu chính là Roman Karmen – tác giả nổi tiếng của bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi”. Khi đó, tôi đang đưa ông ấy đi quay phim cảnh Hà Nội ngày giải phóng”.
Khi được hỏi về bức ảnh gốc, ông Hải cho biết: “Cách đây 10 năm (2004), đài Truyền hình Việt Nam có đến xin bức ảnh gốc “Quân ta tiếp quản cầu Long Biên” và tặng lại cho tôi một đoạn phim dài 3 phút quay cảnh Hà Nội ngày giải phóng. Sau khi xem đoạn phim, tôi bất ngờ nhận ra trong đó có hình ảnh một người đang đứng vẫy cờ đỏ sao vàng và người đó lại chính là cha của tôi, một sự trùng hợp lạ lùng mà không ai có thể tưởng tượng nổi. Bởi luôn có những sự tình cờ như thế cho nên người ta nhận thấy cuộc sống thi vị hơn rất nhiều với những điều giản dị nhưng mãi mãi cần phải được nâng niu và trân trọng”.
Đế chế Mông Cổ đã cố gắng hai lần xâm lược Nhật Bản nhưng đều phải quay về do cả hai lần đều gặp phải bão. Đây là một trong những sự kiện lịch sử trùng hợp đến khó tin. |
Trong khói lửa chiến tranh của Tam quốc, có một người phụ nữ khiến cả ba cha con Tào Tháo si mê theo đuổi đó chính là Chân phi. Tương truyền rằng, khi biết tin Tào Phi đã nhanh chân một bước cướp mất Chân Phi, Tào Tháo đuổi theo đến Viên Thượng phủ đệ và thốt lên đầy tiếc nuối: “ Ta chính là vì nàng tài nữ này mới đánh trận này”. |