Khoảnh khắc Su-24 Nga khiến siêu hạm Aegis Mỹ mất vía

Khoảnh khắc Su-24 Nga khiến siêu hạm Aegis Mỹ mất vía

(Kiến Thức) - Chiếc chiến đấu cơ Su-24 Nga một lần nữa khiến tàu chiến Mỹ mất vía, căng thẳng tột độ khi bay sát sạt tàu khu trục USS Donald Cook. 

Hôm 11/4, các  chiến đấu cơ Su-24 Nga một lần nữa lại khiến Hải quân Mỹ phải e sợ khi thực hiện động tác bay sát sạt tàu khu trục Aegis USS Donald Cook. Theo các quan chức Washington, một trong hai chiếc Su-24 đã áp sát tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở khoảng cách “không an toàn và không chuyên nghiệp”, chỉ có 9 m. Chiếc còn lại bay ở khoảng cách 30 m phía trên tàu chiến Mỹ.
Hôm 11/4, các chiến đấu cơ Su-24 Nga một lần nữa lại khiến Hải quân Mỹ phải e sợ khi thực hiện động tác bay sát sạt tàu khu trục Aegis USS Donald Cook. Theo các quan chức Washington, một trong hai chiếc Su-24 đã áp sát tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở khoảng cách “không an toàn và không chuyên nghiệp”, chỉ có 9 m. Chiếc còn lại bay ở khoảng cách 30 m phía trên tàu chiến Mỹ.
Ngoài ra, một chiếc trực thăng săn ngầm Ka-27 của Hải quân Nga cũng bay quanh tàu khu trục USS Donald Cook 7 lần và chụp ảnh.
Ngoài ra, một chiếc trực thăng săn ngầm Ka-27 của Hải quân Nga cũng bay quanh tàu khu trục USS Donald Cook 7 lần và chụp ảnh.
Theo Lầu Năm Góc, tàu USS Donald Cook của Mỹ không có bất kỳ hành động đáp trả nào. Tuy bị áp sát nhưng con tàu không gặp nguy hiểm. “Donald Cook thừa khả năng tự bảo vệ trước 2 chiếc Su-24" - người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren nhấn mạnh trong cuộc họp báo hôm 13/4.
Theo Lầu Năm Góc, tàu USS Donald Cook của Mỹ không có bất kỳ hành động đáp trả nào. Tuy bị áp sát nhưng con tàu không gặp nguy hiểm. “Donald Cook thừa khả năng tự bảo vệ trước 2 chiếc Su-24" - người phát ngôn Lầu Năm Góc Steve Warren nhấn mạnh trong cuộc họp báo hôm 13/4.
Đây không phải là lần đầu tiên thủy thủ đoàn của chính chiếc khu trục hạm này thuộc Hải quân Mỹ phải chịu đựng những phút căng thẳng thần kinh do hành động khó hiểu của máy bay Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên thủy thủ đoàn của chính chiếc khu trục hạm này thuộc Hải quân Mỹ phải chịu đựng những phút căng thẳng thần kinh do hành động khó hiểu của máy bay Nga.
Trước đó trong tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từng tuyên bố về lối tiếp cận "nguy hiểm" của máy bay tiêm kích Nga Su-27 tới sát gần máy bay do thám của Mỹ phía trên Biển Đen. Ảnh: Biên đội Su-24 thực hiện chuyến bay “khó hiểu” cạnh tàu chiến Mỹ.
Trước đó trong tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từng tuyên bố về lối tiếp cận "nguy hiểm" của máy bay tiêm kích Nga Su-27 tới sát gần máy bay do thám của Mỹ phía trên Biển Đen. Ảnh: Biên đội Su-24 thực hiện chuyến bay “khó hiểu” cạnh tàu chiến Mỹ.
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ Su-24 được chụp rõ nét từ các thủy thủ tàu chiến Mỹ
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ Su-24 được chụp rõ nét từ các thủy thủ tàu chiến Mỹ
Trong quá khứ, các máy bay chiến đấu Su-24 bị coi là lỗi thời của Nga cũng từng thực hiện các đợt tập tấn công ngay trên đầu nhóm tàu sân bay hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Su-24 chao cánh ngay sát sạt tàu chiến tên lửa USS Donald Cook.
Trong quá khứ, các máy bay chiến đấu Su-24 bị coi là lỗi thời của Nga cũng từng thực hiện các đợt tập tấn công ngay trên đầu nhóm tàu sân bay hạt nhân của Mỹ. Ảnh: Su-24 chao cánh ngay sát sạt tàu chiến tên lửa USS Donald Cook.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Su-24 (NATO đặt tên là Fencer - kiếm sĩ) là máy bay cường kích phản lực siêu âm thế hệ thứ 3 của Liên Xô được phát triển giữa những năm 1970-1980. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất và vẫn còn phục vụ rộng rãi trong Không quân Nga tới tận ngày nay.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tăng tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Đặc trưng trong thiết kế máy bay thời kỳ này là Su-24 sử dụng kiểu cánh cụp cánh xòe. Theo đó, phần cánh của Su-24 có thể di chuyển 4 góc khác nhau gồm:16° để cất cánh và hạ cánh; 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau và 69° để tăng tốc cao nhất ở độ cao thấp.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 có 2 động cơ phản lực Saturn/Lyulka AL-21F-3A cho phép đạt tốc độ tối đa 1.550km/h, trần bay 11.000m, tầm bay 2.500km. Động cơ AL-21F-3A được đánh giá có hiệu suất hoàn hảo nhưng lại tiêu thụ nhiều nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng cao.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.
Su-24 trang bị một pháo GSh-6-23 6 nòng cỡ 23mm (cơ số 500 viên đạn) để không chiến tầm gần. Ngoài ra, 9 giá treo trên cánh và thân mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 hoặc R-73; tên lửa không đối đất có điều khiển loại Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, Kh-29, Kh-58; bom có điều khiển KAB-500KR, KAB-500L.

GALLERY MỚI NHẤT