Khó tin lực lượng xe tăng Nhật Bản trong CTTG 2

Khó tin lực lượng xe tăng Nhật Bản trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Thật bất ngờ khi lực lượng quân sự hùng mạnh Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 lại chỉ có vẻn vẹn hơn 4.000 xe tăng.

Theo một thống kê, kể từ đầu những năm 1930 tới năm 1945, người Nhật đã chế tạo khoảng 4.200 xe tăng các loại (hạng nhẹ, hạng trung) trang bị cho các đơn vị Lục quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trên nhiều chiến trường. Dù con số này khá lớn nhưng nếu so với lực lượng xe tăng Liên Xô, Đức, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 thì thực quá nhỏ.
Theo một thống kê, kể từ đầu những năm 1930 tới năm 1945, người Nhật đã chế tạo khoảng 4.200 xe tăng các loại (hạng nhẹ, hạng trung) trang bị cho các đơn vị Lục quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trên nhiều chiến trường. Dù con số này khá lớn nhưng nếu so với lực lượng xe tăng Liên Xô, Đức, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 thì thực quá nhỏ.
Sở dĩ người Nhật không đầu tư quá nhiều vào xây dựng lực lượng xe tăng một phần là do học thuyết quân sự của họ. Khi đó, Quân đội Nhật Bản cho rằng, xe tăng là công cụ hỗ trợ trực tiếp bộ binh và hiếm khi hoạt động độc lập. Tuy nhiên, sau thất bại trước Liên Xô tại Nomonhan năm 1939, người Nhật bắt đầu suy nghĩ lại về học thuyết xe tăng, dù vẫn nhấn mạnh là xe tăng chỉ là công cụ hỗ trợ bộ binh. Dẫu vậy, sự khởi đầu của cuộc chiến Thái Bình Dương khiến Nhật Bản phải giảm bớt nguồn lực sản xuất xe tăng, tập trung chế tạo tàu chiến, máy bay.
Sở dĩ người Nhật không đầu tư quá nhiều vào xây dựng lực lượng xe tăng một phần là do học thuyết quân sự của họ. Khi đó, Quân đội Nhật Bản cho rằng, xe tăng là công cụ hỗ trợ trực tiếp bộ binh và hiếm khi hoạt động độc lập. Tuy nhiên, sau thất bại trước Liên Xô tại Nomonhan năm 1939, người Nhật bắt đầu suy nghĩ lại về học thuyết xe tăng, dù vẫn nhấn mạnh là xe tăng chỉ là công cụ hỗ trợ bộ binh. Dẫu vậy, sự khởi đầu của cuộc chiến Thái Bình Dương khiến Nhật Bản phải giảm bớt nguồn lực sản xuất xe tăng, tập trung chế tạo tàu chiến, máy bay.
Ngoài ra, địa hình mà quân đội Nhật Bản chiến đấu như Đông Nam Á, các đảo ở Thái Bình Dương chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, không phù hợp với chiến tranh xe tăng. Do đó, người Nhật đã không tập trung quá nhiều vào sản xuất xe tăng hay là nghiên cứu. Các xe tăng được chế tạo từ những năm 1930 đóng vai trò chủ lực cho tới khi kết thúc chiến tranh.
Ngoài ra, địa hình mà quân đội Nhật Bản chiến đấu như Đông Nam Á, các đảo ở Thái Bình Dương chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, không phù hợp với chiến tranh xe tăng. Do đó, người Nhật đã không tập trung quá nhiều vào sản xuất xe tăng hay là nghiên cứu. Các xe tăng được chế tạo từ những năm 1930 đóng vai trò chủ lực cho tới khi kết thúc chiến tranh.
Chương trình phát triển xe tăng của Nhật Bản được bắt đầu từ tháng 6/1925, thiết kế đầu tiên được định danh là Type 87 Chi-I hoàn thành vào tháng 5/1926 và đặt hàng sản xuất tại Osaka. Dẫu vậy, thiết kế đầu tiên gặp khá nhiều lỗi kĩ thuật dẫn tới việc nó chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được sản xuất loạt.
Chương trình phát triển xe tăng của Nhật Bản được bắt đầu từ tháng 6/1925, thiết kế đầu tiên được định danh là Type 87 Chi-I hoàn thành vào tháng 5/1926 và đặt hàng sản xuất tại Osaka. Dẫu vậy, thiết kế đầu tiên gặp khá nhiều lỗi kĩ thuật dẫn tới việc nó chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được sản xuất loạt.
Sau thiết kế thất bại Type 87, người Nhật đã phát triển thiết kế xe tăng Type 89 Chi-Ro khắc phục những thiếu sót. Thiết kế mới nặng 12,8 tấn, sử dụng những tấm thép cứng nhưng nhẹ hơn so với giáp sắt của Type 87, dày khoảng 6-17mm. Xe được trang bị pháo 57mm Type 90 với 100 viên đạn, 2 súng máy 6,5mm Type 91 (2.745 viên đạn), lắp động cơ diesel 120 mã lực cho tốc độ 26km/h. Type 89 chính thức được sản xuất từ năm 1931, được xem là mẫu tăng đầu tiên của Nhật sản xuất hàng loạt. Chúng được ghi nhận là tham chiến lần đầu ở Trung Quốc.
Sau thiết kế thất bại Type 87, người Nhật đã phát triển thiết kế xe tăng Type 89 Chi-Ro khắc phục những thiếu sót. Thiết kế mới nặng 12,8 tấn, sử dụng những tấm thép cứng nhưng nhẹ hơn so với giáp sắt của Type 87, dày khoảng 6-17mm. Xe được trang bị pháo 57mm Type 90 với 100 viên đạn, 2 súng máy 6,5mm Type 91 (2.745 viên đạn), lắp động cơ diesel 120 mã lực cho tốc độ 26km/h. Type 89 chính thức được sản xuất từ năm 1931, được xem là mẫu tăng đầu tiên của Nhật sản xuất hàng loạt. Chúng được ghi nhận là tham chiến lần đầu ở Trung Quốc.
Đầu những năm 1930 có lẽ là giai đoạn Nhật Bản phát triển mạnh mẽ xe tăng nhất. Không lâu sau sự ra đời của Type 89, người Nhật phát triển một mẫu xe tăng hạng nhẹ Type 95 Ha-Go để thay Type 89 được coi là quá chậm trong chiến tranh cơ giới. Thiết kế này được xem là mẫu tăng sản xuất nhiều nhất của Nhật Bản với tổng cộng hơn 2.000 chiếc, bắt đầu từ năm 1935-1943. Xe chỉ nặng 7,4 tấn, trang bị pháo 37mm và 2 súng máy 7,7mm, tốc độ 45km/h.
Đầu những năm 1930 có lẽ là giai đoạn Nhật Bản phát triển mạnh mẽ xe tăng nhất. Không lâu sau sự ra đời của Type 89, người Nhật phát triển một mẫu xe tăng hạng nhẹ Type 95 Ha-Go để thay Type 89 được coi là quá chậm trong chiến tranh cơ giới. Thiết kế này được xem là mẫu tăng sản xuất nhiều nhất của Nhật Bản với tổng cộng hơn 2.000 chiếc, bắt đầu từ năm 1935-1943. Xe chỉ nặng 7,4 tấn, trang bị pháo 37mm và 2 súng máy 7,7mm, tốc độ 45km/h.
Nếu Type 95 được coi là mẫu tăng được sản xuất nhiều nhất của Nhật Bản thì Type 97 Chi-Ha là xe tăng hạng trung được sản xuất nhiều nhất. Nó được thiết kế từ năm 1936, sản xuất từ 1938-1943 với 1.162 chiếc. Xe có trọng lượng 15 tấn, bọc giáp dày 8-28mm, trang bị pháo 57mm (các xe sản xuất từ 1942 trở đi lại dùng pháo sơ tốc cao 45mm) và 2 súng máy 7,7mm, tốc độ chạy 38 km/h.
Nếu Type 95 được coi là mẫu tăng được sản xuất nhiều nhất của Nhật Bản thì Type 97 Chi-Ha là xe tăng hạng trung được sản xuất nhiều nhất. Nó được thiết kế từ năm 1936, sản xuất từ 1938-1943 với 1.162 chiếc. Xe có trọng lượng 15 tấn, bọc giáp dày 8-28mm, trang bị pháo 57mm (các xe sản xuất từ 1942 trở đi lại dùng pháo sơ tốc cao 45mm) và 2 súng máy 7,7mm, tốc độ chạy 38 km/h.
Với mục tiêu thay thế Type 95 Ha-Go, năm 1938 người Nhật bắt đầu phát triển xe tăng hạng nhẹ Type 98 Ke-Ni. Xe được hoàn thành vào năm 1942, đáng tiếc thời kỳ này người Nhật phải tập trung chế tạo máy bay, tàu chiến phục vụ chiến tranh Thái Bình Dương khiến cho không có nguồn lực chế tạo xe tăng, chỉ có 104 chiếc Type 98 được sản xuất. Xe tăng này bọc giáp dày 6-16mm, trang bị pháo 37mm cùng một súng máy 7,7mm, tốc độ đạt tới 50km/h.
Với mục tiêu thay thế Type 95 Ha-Go, năm 1938 người Nhật bắt đầu phát triển xe tăng hạng nhẹ Type 98 Ke-Ni. Xe được hoàn thành vào năm 1942, đáng tiếc thời kỳ này người Nhật phải tập trung chế tạo máy bay, tàu chiến phục vụ chiến tranh Thái Bình Dương khiến cho không có nguồn lực chế tạo xe tăng, chỉ có 104 chiếc Type 98 được sản xuất. Xe tăng này bọc giáp dày 6-16mm, trang bị pháo 37mm cùng một súng máy 7,7mm, tốc độ đạt tới 50km/h.
Sau năm 1941 (có lẽ từ khi chính thức gây chiến với Mỹ), Nhật Bản khi đó nhanh chóng nhận ra rằng xe tăng hạng trung Type 97 Chi-Ha không phải là đối thủ với tăng M4 Sherman của Mỹ. Vì vậy, các kĩ sư nước này nhanh chóng phát triển biến thể nâng cấp mới mang tên Type 1 Chi-He. Thiết kế này nặng 17 tấn, bọc giáp dày từ 8-50mm, trang bị pháo 47mm cùng 2 súng máy 7,7mm, tốc độ 44 km/h. Đáng lẽ việc sản xuất phải thực hiện từ năm 1941, nhưng do thiếu thép (vì phải tập trung chế tạo tàu chiến) nên việc chế tạo phải dời tới năm 1943, tổng cộng chỉ có 170 chiếc Type 1 ra đời. Quá ít để tạo ra bất kỳ điều gì ảnh hưởng tới cục diện chiến trường.
Sau năm 1941 (có lẽ từ khi chính thức gây chiến với Mỹ), Nhật Bản khi đó nhanh chóng nhận ra rằng xe tăng hạng trung Type 97 Chi-Ha không phải là đối thủ với tăng M4 Sherman của Mỹ. Vì vậy, các kĩ sư nước này nhanh chóng phát triển biến thể nâng cấp mới mang tên Type 1 Chi-He. Thiết kế này nặng 17 tấn, bọc giáp dày từ 8-50mm, trang bị pháo 47mm cùng 2 súng máy 7,7mm, tốc độ 44 km/h. Đáng lẽ việc sản xuất phải thực hiện từ năm 1941, nhưng do thiếu thép (vì phải tập trung chế tạo tàu chiến) nên việc chế tạo phải dời tới năm 1943, tổng cộng chỉ có 170 chiếc Type 1 ra đời. Quá ít để tạo ra bất kỳ điều gì ảnh hưởng tới cục diện chiến trường.
Dù đã có cải tiến song Type 97 Chi-He được đánh giá là vẫn thua kém về hỏa lực so với M4. Vì vậy, năm 1944, người Nhật bắt tay khẩn trương chế tạo mẫu tăng hạng trung Type 3 Chi-Nu để đối đầu với M4 Sherman. Cơ bản thì Type 3 vẫn dùng khung gầm cơ sở xe tăng Type 97 nhưng được cải tiến về mặt hỏa lực tốt hơn, trang bị pháo 75mm Type 3 - đây được xem là mẫu pháo tăng lớn nhất của Nhật Bản trong CTTG 2. Mẫu pháo này có khả năng xuyên giáp dày 90mm ở cự ly 100mm, 65mm ở cách 1.000m. Tổng cộng có 144 chiếc được chế tạo trong năm 1944-1945, dẫu vậy chúng không có cơ hội tham chiến.
Dù đã có cải tiến song Type 97 Chi-He được đánh giá là vẫn thua kém về hỏa lực so với M4. Vì vậy, năm 1944, người Nhật bắt tay khẩn trương chế tạo mẫu tăng hạng trung Type 3 Chi-Nu để đối đầu với M4 Sherman. Cơ bản thì Type 3 vẫn dùng khung gầm cơ sở xe tăng Type 97 nhưng được cải tiến về mặt hỏa lực tốt hơn, trang bị pháo 75mm Type 3 - đây được xem là mẫu pháo tăng lớn nhất của Nhật Bản trong CTTG 2. Mẫu pháo này có khả năng xuyên giáp dày 90mm ở cự ly 100mm, 65mm ở cách 1.000m. Tổng cộng có 144 chiếc được chế tạo trong năm 1944-1945, dẫu vậy chúng không có cơ hội tham chiến.
Ngoài các mẫu tăng trên, người Nhật từng cố gắng sản xuất một số mẫu tăng hạng trung, hạng nặng khác nhưng đều không thành công. Trong ảnh là thiết kế tăng hạng trung Type 4 Chi-To có tính năng đặc biệt ấn tượng khi nặng 30 tấn, bọc giáp dày 12-75mm, trang bị pháo 75mm Type 5, tốc độ 45km/h. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực (nguyên liệu) khiến cho việc sản xuất loạt Type 4 không được thực hiện, chỉ có 2 chiếc được chế tạo.
Ngoài các mẫu tăng trên, người Nhật từng cố gắng sản xuất một số mẫu tăng hạng trung, hạng nặng khác nhưng đều không thành công. Trong ảnh là thiết kế tăng hạng trung Type 4 Chi-To có tính năng đặc biệt ấn tượng khi nặng 30 tấn, bọc giáp dày 12-75mm, trang bị pháo 75mm Type 5, tốc độ 45km/h. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực (nguyên liệu) khiến cho việc sản xuất loạt Type 4 không được thực hiện, chỉ có 2 chiếc được chế tạo.
Type 5 Chi-Ri là mẫu tăng hạng trung cuối cùng được phát triển bởi Đế quốc Nhật Bản trong CTTG 2. Thông số kĩ thuật của nó thì thực sự quá ấn tượng, nặng 37 tấn, bọc giáp dày 25-75mm, trang bị pháo chính 75mm nhưng có kế hoạch là sẽ lắp pháo 88mm, vũ khí phụ có pháo chống tăng 37mm cùng 2 súng máy 7,7mm, tốc độ chạy 45 km/h. Đáng tiếc, Type 5 không thể sản xuất vì thiếu nguồn lực cũng như các nhà máy bị bom Mỹ tấn công, chỉ có một mẫu thử nghiệm được chế tạo nhưng không hoàn thiện.
Type 5 Chi-Ri là mẫu tăng hạng trung cuối cùng được phát triển bởi Đế quốc Nhật Bản trong CTTG 2. Thông số kĩ thuật của nó thì thực sự quá ấn tượng, nặng 37 tấn, bọc giáp dày 25-75mm, trang bị pháo chính 75mm nhưng có kế hoạch là sẽ lắp pháo 88mm, vũ khí phụ có pháo chống tăng 37mm cùng 2 súng máy 7,7mm, tốc độ chạy 45 km/h. Đáng tiếc, Type 5 không thể sản xuất vì thiếu nguồn lực cũng như các nhà máy bị bom Mỹ tấn công, chỉ có một mẫu thử nghiệm được chế tạo nhưng không hoàn thiện.
Cũng như tham vọng của Đức hay Liên Xô, người Nhật cũng cố gắng chế tạo xe tăng hạng siêu nặng , được định danh là O-1. Nó sẽ nặng 120 tấn, dài đến 10m, bọc giáp dày 200mm, trang bị 3 tháp pháo lắp các pháo 105mm, 37mm và súng máy 7,7mm, được vận hành bởi 10 binh sĩ. Dẫu vậy, ý tưởng này đã không bao giờ thành hiện thực, thậm chí không có bất kỳ bức ảnh bản vẽ kĩ thuật nào.
Cũng như tham vọng của Đức hay Liên Xô, người Nhật cũng cố gắng chế tạo xe tăng hạng siêu nặng , được định danh là O-1. Nó sẽ nặng 120 tấn, dài đến 10m, bọc giáp dày 200mm, trang bị 3 tháp pháo lắp các pháo 105mm, 37mm và súng máy 7,7mm, được vận hành bởi 10 binh sĩ. Dẫu vậy, ý tưởng này đã không bao giờ thành hiện thực, thậm chí không có bất kỳ bức ảnh bản vẽ kĩ thuật nào.
Bên cạnh xe tăng hạng nhẹ - hạng trung cho lục quân, người Nhật còn phát triển thêm các xe tăng lội nước cho lính thủy đánh bộ. Cơ bản thì chúng được chế tạo dựa trên xe tăng lục quân, chỉ có 2 thiết kế được sản xuất loạt với số lượng chưa tới 200 chiếc. Trong ảnh là mẫu tăng lội nước sản xuất loạt đầu tiên của Nhật Bản, Type 2 Ka-Mi nặng 12,3 tấn, bọc giáp dày 6-13mm, trang bị pháo 37mm.
Bên cạnh xe tăng hạng nhẹ - hạng trung cho lục quân, người Nhật còn phát triển thêm các xe tăng lội nước cho lính thủy đánh bộ. Cơ bản thì chúng được chế tạo dựa trên xe tăng lục quân, chỉ có 2 thiết kế được sản xuất loạt với số lượng chưa tới 200 chiếc. Trong ảnh là mẫu tăng lội nước sản xuất loạt đầu tiên của Nhật Bản, Type 2 Ka-Mi nặng 12,3 tấn, bọc giáp dày 6-13mm, trang bị pháo 37mm.

GALLERY MỚI NHẤT